Cẩm Nang nuôi Trồng Và Kinh Doanh Phong Lan

Cẩm Nang nuôi Trồng Và Kinh Doanh Phong Lan

Tác giả:
Thể Loại: Nông - Lâm - Ngư
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

“Dữ thiên nhân cư, như nhập lan chi thất” là câu thơ nổi tiếng trong sách “Gia ngữ” nói lên sự cao quí của phong lan. Câu trên có thể dịch nôm na là :

“Vào nhà có lan có chi, Thơm tho như được cận kề hiền nhân”

Ông cha chúng ta ngày xưa đã cho cây lan là thanh cao quân từ trong bộ tứ bình “Mai, Lan, Cúc, Trúc”. Cây lan là cây có hoa tuyệt đẹp, là cây vương giả, là cây hoa Hoàng hậu của các loài hoa.

Theo các triều đại Nam sử, Vua Trần Anh Tông là một ông vua có vẻ đẹp thần tiên, sành điệu cầm ca nhạc thiều, cây kiểng, non bộ, mà trong vườn Thượng uyển, bên đôi Long đỗ (sau vườn Bách Thảo ngày nay), nhà vua đã dành một khu râm mát để lập vườn “Ngũ Bách Lan Viên” để trồng các loại phong lan, treo giàn, cột vào cây, trồng trong chậu do chính tay nhà vua và các nữ giám lan chăm sóc, nuôi trồng theo “bí quyết âm dương của Đỗ Phủ”.

Đất nước chúng ta được thiên nhiên ưu đãi về địa lý, khí hậu cũng như nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng, rất thích hợp với việc trồng phong lan. Rừng của chúng ta là một trung tâm có nhiều loài phong lan quí như Ngọc Điểm, Kim Điệp, Long Tu, Thủy Tiên, Hỏa Hoàng, Ý Thảo v.v… thật là xinh đẹp, màu sắc rực rỡ, đa dạng vô cùng, vô tận.

Có thể bạn thích sách  Quản lý sinh sản trong chăn nuôi bò sữa

Có thể nói ở khắp nước ta, từ thành thị đến nông thôn, bất cứ ở đâu, bất cứ người nào cũng có thể trồng phong lan được.

Tôi xin phép giới thiệu với các bạn một số loại phong lan có hoa đẹp, đã được lai tạo nuôi trồng ở Thành phố Hồ Chí Minh và chủ yếu là phương pháp trồng, gây giống, cách chăm sóc… để đáp ứng nhu cầu về tinh thần, thanh thân vui tươi thoải mái. Có hoa đẹp để trang trí, trưng bày, làm đẹp nhà cửa, phòng khách, phòng làm việc, đồng thời cũng có thể bán hoa, cắt cành, kinh doanh hoặc làm kinh tế phụ… mà nhiều người cũng đã đạt được một nguồn lợi không nhỏ.

Thị trường phong lan ngày nay đã trở thành một mặt hàng lớn trên quốc tế, thu được nhiều ngoại tệ. Ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Đức, Ý, Nhật, Bi, Na-uy, Phần lan, Singapore, Hồng kông v.v… đều nhập khẩu rất nhiều hoa phong lan. Thái-lan là nước xuất khẩu phong lan nhiều nhất ở Đông Nam Á. Việt Nam chúng ta cũng có nhiều triển vọng kinh doanh xuất khẩu hoa phong lan.

Theo cuốn Flore générale de l’Indochine” của Le Comte thì nước Việt Nam có trên 634 loài phong lan quí. Trong cuốn “Phong lan Việt Nam” của Trần Hợp thì có 750 chi và 25.000 loại lan rừng. Theo Phan Thúc Huân thì bầu trời Việt Nam là nhà kính thiên nhiên vĩ đại, phù hợp với việc nuôi trồng phong lan.

Có thể bạn thích sách  Hướng dẫn trồng cây lấy gỗ

Phong lan rất dễ trồng, nhưng phải biết một số kỹ thuật về sinh lý, sinh thái, về chăm sóc, biết chọn giống phù hợp với môi trường, biết cách thúc phân cho cây lan ra hoa theo ý muốn… Biết rõ về cây lan mới mạnh dạn đầu tư phát triển kinh doanh…

Quyển sách này là tác phẩm đúc kết kinh nghiệm nuôi trồng phong lan của nhiều nghệ nhân, của các bạn bè ở các Câu lạc bộ hoa lan cây cảnh. Mong các bạn sẽ được hài lòng, vừa gây trồng hoa phong lan để tiêu khiển, vừa để sản xuất kinh doanh cũng như trao đổi với bạn bè…

Sau cùng, chúng tôi xin chân thành cảm ơn các bậc thầy ở các Câu lạc bộ, các nghệ nhân, các bạn bè đã hết sức giúp đỡ và đồng thời tỏ lòng cám ơn đến Cục Xuất bản, Nhà Xuất bản đã cho phép in quyển “Kỹ thuật gây trồng và kinh doanh hoa phong lan” này.

Dưới đây là bài thơ 26 câu đề trên một bức họa “Lan Thạch”. Bức họa vẽ một vách núi cheo leo và một khóm lan tươi tốt. Núi có tên là “Trường Thanh”, lan gọi là “Túy Tửu”, năm nào cũng ra hoa đẹp và thơm ngát. Nhưng đã 16 năm rồi, hoa không nở nữa ! để lại nỗi buồn cho đá. Đá ốm, đá tương tư… Có một học sĩ thương xót cho đá, cảm hứng viết bài thơ :

ĐÁ MONG HOA
“Ngơ ngẩn hề bóng mây,
Chơi vơi hề cánh gió,
Để tủi đời hề than sầu gốc cỏ,
Lạnh bầu không hề én nâu vòm cây, Đá núi chơ vơ,
Trường Thanh hề ! Trường Thanh !
Tương tư hoa hề những tự bao giờ ?
Mơ lại ngày xưa,
Thuận nắng vừa mưa.
Đường rêu biếc dệt hề bức họa,
Vân đá xanh hề vờn nét lưa thưa
Phiêu diêu nhạc khởi hề không trung,
Lắng tai oanh hề nghe suối bình thơ.
Hương vương hề ngát ngát,
Ghẹo trêu hoa hề, con bướm lẳng lơ. Một trời xuân ý,
Dành riêng cho hề, chưa đã nhớ chưa ?
Giờ đây đâu tả ?
Mười sáu năm hề, hận đã nguôi !
Bỏ núi hề, sao đành ?
Trút xác thôi hề, về đi thôi.
Về đi thôi hề hoa hỡi !
Đá nhắn tình si,
Xuân hẹn chín kỳ.
Đã nhận ra tiền kiếp,
Chốn trần ai hề lưu luyến mãi mà chi ?”.

Có thể bạn thích sách  Định hướng sản xuất

Người làm bài thơ này là Hư Chu, ghi lại trong Cúc Hương, Nguyễn Hiến Lê trích đăng trong “Hương sắc vườn văn” cho thấy đá còn mê lan, huống chi là con người.

Kính gởi đến các bạn đọc để thưởng thức một bài thơ hay!