Oreki Hotaro là một trong bốn thành viên của câu lạc bộ Cổ Điển.
Nhận lời nhờ vả của Chitanda, cô bạn cùng câu lạc bộ, cậu góp một chân giúp việc cho lễ hội “búp bê sống” tổ chức ở quê nhà của cô. Sẽ có những nàng búp bê mặc lễ phục và diễu hành quanh làng. Một sự cố đột ngột xảy ra mà nhờ có Chitanda nhanh trí, lễ hội trọng đại mới khỏi bị ảnh hưởng. Nhưng chính Chitanda lại tò mò về “sự cố”, khiến Hotaro lần nữa cất công đi tìm chân tướng sự việc…
Tập thứ tư của bộ truyện về câu lạc bộ Cổ Điển gồm bảy truyện ngắn, xoay quanh một năm sát cánh bên nhau của những người bạn!
***
Kem đá là một tiểu thuyết thuộc thể loại kỳ bí, học đường sáng tác bởi nhà văn Yonezawa Honobu xuất bản năm 2001. Đây là tập sách đầu tiên trong seri “Câu lạc bộ Cổ Điển” gồm tổng cộng 6 tập tính đến năm 2016.
***
Tôi biết rõ mình thích thứ gì, nhưng để nói tôi ao ước điều gì thì quả là một việc khó khăn. Con người đa phần đều có những hứng thú riêng, biết vậy nhưng khó mà nói rằng bản thân tôi cũng thế.
Nghĩ lại thì tôi vốn không có một lý lịch quá đặc biệt. Cha tôi hiếm khi ở nhà, nhưng ông chăm sóc cho gia đình rất tốt. Bà chị Tomoe yêu dấu của tôi thì là một phần tử nổi loạn nhìn đời bằng nửa con mắt, vào đại học chưa bao lâu đã nhanh chóng dồn tiền mà dong buồm trên một chuyến phiêu lưu chưa biết ngày về. Nhưng ngoài vụ đó ra thì chị ấy cũng chẳng phải dạng ba đầu sáu tay gì đâu. Và tôi, Oreki Hotaro, thì còn chưa bao giờ trải nghiệm một cuộc sống bão táp.
Tôi từng vướng vào một rắc rối, lớn đến mức khiến tôi có cảm giác như “Chắc chưa ai phải nếm trải chuyện như thế này đâu nhỉ?” Trong lúc ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra, tôi đã quen Fukube Satoshi, người bây giờ vẫn là bạn chí cốt của tôi. Hồi đó chị tôi có nói rằng “Chuyện thường ngày ở huyện ấy mà, chẳng có gì to tát cả”, nhưng điều ấy cũng lại làm tôi tức điên vì hóa ra những thứ mình gặp phải chỉ toàn là chuyện-thường-ngày-ở-huyện. Rồi cũng trong cái khoảng thời gian nhăn nhó than thở cái này khó cái kia phiền ấy, tôi đã thành học sinh cấp ba từ lúc nào không hay. Giờ nghĩ lại mới thấy toàn chuyện nhỏ nhặt thật.
Thành tích học tập ở trường của tôi không tệ. Tôi tuy không xuất chúng đến độ được xưng tụng là thần đồng, nhưng cũng không đến nỗi phải đau đầu vì học dốt. Và cũng như đa số những học sinh cấp hai mục đích thì mơ hồ thành tích thì tàm tạm ở thành phố Kamiyama, tôi đăng ký nguyện vọng thi vào trường cấp ba Kamiyama. Ôn thi chuyển cấp có vất vả, nhưng âu cũng là chuyện ai cũng phải trải qua thôi.
Nếu nói về một “trạm kế” hoàn hảo đối với học sinh cấp hai, thì ở vùng này không đâu hơn được trường cấp ba Kamiyama. Trường vừa có định hướng để học lên cao, mà tỉ lệ chọi lại không quá một ăn một. Nếu tính cả các trường tư thì đợt đó hầu như thí sinh nào cũng đỗ, tôi cũng vượt qua kỳ thi mà không gặp vấn đề gì.
Có lẽ… lúc ngồi ở lễ khai giảng tôi đã nghĩ…
Có thể trường cấp ba Kamiyama có rất nhiều thứ, và chắc chắn quãng thời gian ba năm học dưới mái trường này sẽ là những tháng ngày rực rỡ của tôi. Thế nhưng các bạn đồng trang lứa nơi đây chắc cũng sẽ trải qua “tháng ngày rực rỡ” hệt như vậy, và sẽ chẳng có điều gì “thật sự kỳ lạ” khiến con tim tôi đập rộn ràng. Sau những năm cấp hai đầy sóng gió, ngày tốt nghiệp tôi đã nhìn xuống ngôi trường Kaburaya rồi lẩm bẩm “Rốt cuộc chẳng có gì đáng nói cả.” Có lẽ ba năm sau khi rời trường Kamiyama, tôi cũng sẽ lặp lại những lời giống như vậy thôi.
Phải chăng là vì tôi luôn giữ một phương châm không thể nào thay đổi?
Dù cố ngẫm nghĩ cách mấy tôi cũng chẳng nhớ nổi từ khi nào và tại sao mình lại đi theo cái phương châm đó. Không được ai dạy, chẳng phải đọc ở đâu, nhưng lạ thay tôi lại vẫn một mực trung thành với nó như vậy.
Đó là…
Việc không cần làm thì khỏi làm.
Việc bắt buộc phải làm thì làm cho nhanh gọn.
Tôi thích cái phương châm ấy từ tận đáy lòng.
Thế nhưng cũng vì vậy mà tôi đang rơi vào một tình trạng không dễ chịu cho lắm. Lúc này giờ học đã kết thúc, trên bàn tôi là hai tờ giấy vở. Tờ thứ nhất có dòng chữ “Cảm nhận sau một tháng học tập và nguyện vọng tương lai”, tờ thứ hai còn để trắng. Ban tư vấn hướng nghiệp đã dành những sự quan tâm ấm áp cho lứa học sinh mới vào trường, và chắc họ tin rằng chúng tôi có thể lấp đầy ít nhất hai tờ giấy bằng những hoài bão của mình. Thật cảm kích xiết bao.
Vì đây là bài tập về nhà nên tôi đã làm xong ở nhà từ hôm qua. Tôi hoàn toàn không nhớ mình đã viết cái gì, nhưng chắc chắn là đã viết xong rồi. Vậy tại sao tôi lại phải ở lại lớp sau giờ học, để một lần nữa đối mặt với cái đề bài mà tôi đã quên béng câu trả lời này? Đây quả thực là một bí ẩn gây sốc, nhưng nếu phải tóm tắt lại bằng một câu thì chuyện là…
“Thưa thầy, em để quên bài ở nhà rồi.”
Mời bạn đón đọc Búp Bê Đi Đường Vòng của tác giả Honobu Yonezawa & Vũ Đức Thông (dịch).
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn