Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa

Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa

Tác giả:
Thể Loại: Tiểu Thuyết Trung Quốc
Nguồn: https://thuviensach.vn
PDFĐỌC ONLINE

Truyện Thất Hiệp Ngũ Nghĩa là một tiểu thuyết của Trung Quốc viết theo kiểu chương hồi. Hiện tại không rõ người đã viết tác phẩm này, vì thế tên tác giả thường để khuyết danh. Truyện kiếm hiệp thú vị này nhắc nhớ người đọc đến bộ phim đã để lại dấu ấn một bộ phim đã làm chao đảo không ít bạn đọc. Tiểu thuyết xoay quanh nhân vật chính là Bao Chửng cùng sáu người Công Tôn Sách, Triển Chiêu, Vương Triều, Mã Hán, Trương Long, Triệu Hổ. Còn ngũ nghĩa là nhóm Ngũ thử bao gồm Toàn Thiên Thử, Triệt Địa Thử, Xuyên Sơn Thử,Phiên Giang Thử và Cẩm Mao Thử là năm người anh em kết nghĩa. Tại tỉnh Giang Nam, phủ Lưu Châu, huyện Hiệp Phi, thôn Bao Gia có một vị Viên ngoại họ Bao tên Hoài, nhà rất giàu, tính hiền hậu, gá nghĩa với Viện quân Châu Thị. Ông bà sớm sinh được hai trai, bây giờ đã trưởng thành. Người con cả tên Bao Sơn, đã có vợ là Vương thị, người em là Bao Hải cũng đã có vợ là Lý Thị. Vợ chồng Bao Sơn mới được một con trai vừa đầy tháng vợ chồng Bao Hải thì chưa. Bao Sơn là người trung hậu thành thực, chính trực vô tư, lại kết đôi với Vương Thị là người đức hạnh đoan trang, còn Bao Hải thì bạc ác, gian hiểm, thêm vợ là Lý Thị tâm địa cũng không đoan chính, nhưng may Viên ngoại khéo thu xếp gia đình nên cả nhà đều chiều chuộng lẫn nhau, dưới trên hòa thuận mà vui với nghiệp ruộng nương. Châu viện quân (vợ Viên ngoạituổi đã năm mươi mà còn chửa. Viên ngoại nghĩ rằng: “Nhà đã có con có cháu đủ rồi, nếu sinh thêm càng bận, lại lo Viện quân tuổi cao sức yếu, không chịu được đau đớn khi sinh nở, và nhọc nhằn lúc cho bú mớm”. Vì vậy mà thường thường chẳng vui. Đọc truyện để biết trải nghiệm hành trình rảo bước trên giang hồ, mời bạn đón đọc và có thể theo dõi những tác phẩm đặc sắc khác như: Linh Vũ Cửu Thiên, Kiếm Đạo Độc Tôn,…*** Tại tỉnh Giang Nam, phủ Lưu Châu, huyện Hiệp Phi, thôn Bao Gia có một vị Viên ngoại họ Bao tên Hoài, nhà rất giàu, tính hiền hậu, gá nghĩa với Viện quân Châu Thị. Ông bà sớm sinh được hai trai, bây giờ đã trưởng thành. Người con cả tên Bao Sơn, đã có vợ là Vương thị, người em là Bao Hải cũng đã có vợ là Lý Thị. Vợ chồng Bao Sơn mới được một con trai vừa đầy tháng vợ chồng Bao Hải thì chưa. Bao Sơn là người trung hậu thành thực, chính trực vô tư, lại kết đôi với Vương Thị là người đức hạnh đoan trang, còn Bao Hải thì bạc ác, gian hiểm, thêm vợ là Lý Thị tâm địa cũng không đoan chính, nhưng may Viên ngoại khéo thu xếp gia đình nên cả nhà đều chiều chuộng lẫn nhau, dưới trên hòa thuận mà vui với nghiệp ruộng nương. Châu viện quân (vợ Viên ngoạituổi đã năm mươi mà còn chửa. Viên ngoại nghĩ rằng: “Nhà đã có con có cháu đủ rồi, nếu sinh thêm càng bận, lại lo Viện quân tuổi cao sức yếu, không chịu được đau đớn khi sinh nở, và nhọc nhằn lúc cho bú mớm”. Vì vậy mà thường thường chẳng vui. Ngày kia, Viên ngoại ngồi một mình trong thư phòng, đương phân vân nghĩ ngợi, thì thấy trong mình mệt mỏi lắm, rồi đôi mắt lần lần sụp mi… chợt mơ màng thấy trên không mây lành bao phủ, khí tốt nghi ngút, từ xa có một làn hồng quang xẹt tới, rồi sa xuống một vật kỳ quái: đầu mọc hai sừng, mặt xanh tóc đỏ, miệng rộng răng to, tay trái xách nghiên bạc, tay phải cầm bút son, nhảy nhót múa may, tới trước mặt. Viên ngoại thấy vậy sợ sệt vô cùng, la to lên một tiếng, tỉnh ra là giấc chiêm bao. Bụng còn hồi hộp, tâm lý đương ngẩn ngơ, thời con hầu xô cửa bước vào, thưa rằng: “Bẩm Viên ngoại, bà vừa sinh được công tử nên con vào cho hay tin mừng”. Viên ngoại nghe qua đã chẳng vui, lại thở dài, ngồi sững giây lâu rồi đằng hắng và than rằng: “Thôi rồi, nhà ta đã chẳng may mới sinh giống yêu tà, đó là oan gia đã đến!”. Nói rồi đứng dậy đi lững thững vào trong, hỏi thăm sơ sài ít câu rồi cũng quay lại thư trai, không hề nhắc nhở tới đứa bé mới đẻ. Vợ Bao Hải là Lý Thị, đỡ đần cho Viện quân sinh, xong rồi chạy hơ hải về nhà mình, thấy chồng ngồi đừ trong ấy thì lấy làm lạ hỏi rằng: “Má mới sinh được một em trai, mình có biết hay không?”. Bao Hải đáp: “Cũng chính vì sự đó mà tôi bực mình đây. Mới rồi, cha kêu lên thuật chuyện chiêm bao quái dị, rằng có một người mặt xanh tóc đỏ, tự trên trời nhảy xuống, vừa tỉnh giấc ra, thời má sinh đứa nhỏ ấy liền, nếu suy nghĩ kỹ thì thật là điềm không tốt đó”. Lý Thị nghe vậy bèn nói: “Phải! Vậy thì tính thế nào, chớ để nó ở trong nhà sau này báo hại chẳng ít, người xưa hay nói: Yêu tinh vào nhà, người chết của hết. Lời đó nghiệm có thật. Nay sao mình không bàn với cha đem quăng phứt nó ra nơi đồng trống rừng hoang cho khỏi tai vạ về sau. “. Bao Hải gật đầu bươn bả vào, ra mắt Viên ngoại, nói lại với ông. Viên ngoại cũng bằng lòng dặn rằng: “Việc này ta giao ày lo liệu thế nào. xong thời thôi”. Bao Hải trở lại nói phao rằng Công tử đã chết, mới dùng đệm hư giỏ rách, bảo vợ gói đứa bé lại ình mang lên núi Cẩm Bình. Lên tới nơi có một đám cỏ rậm, bèn để xuống định để mặc đứa bé đó, bỗng thấy hai điểm sáng trong chỗ rập rạp rọi ra, đó là cặp mắt của một con cọp rất lớn đương chằm chằm ngó tới. Bao Hải thấy vậy hồn vía lên mây, không xem trước nhắm sau, túm cả gói liệng phắt vào, rồi đâm đầu chạy miết về nhà, vừa run vừa nói: “Cọp cọp, cọp bắt ta rồi!”. Lý Thị vội vàng hỏi rằng: “Mình làm gì vậy, cọp ở đâu!” Bao Hải đem việc gặp cọp thuật lại, Lý Thị nói: “Nếu vậy bây giờ đứa bé ấy có lẽ cọp đã ăn mất rồi”. Bao Hải gật đầu đáp phải. Hai vợ chồng đương chuyện vãn trong nhà, ai dè Vương Thị (vợ Bao Sơnđi ngang qua nghe rõ đầu đuôi nghĩ thế là quá tàn nhẫn, trở về ngồi khóc thút thít mãi. Bao Sơn ở ngoài đi vào thấy vậy gạn hỏi nguyên do. Vương Thị nói lại, Bao Sơn không tin nói rằng: “Không lẽ có chuyện đó, vì ai, dẫu là người không có lương tâm, tưởng cũng không thể làm như vậy. Muốn tường gốc ngọn, chờ tôi lên núi Cẩm Bình đó kiếm thử coi”. Nói rồi, Bao Sơn đi liền. Tới nơi thấy vùng cỏ rậm bèn bước lần quanh, chỉ thấy một cái giỏ rách, chớ không có gì khác. Trong bụng hồ nghi là đứa bé đã bị cọp ăn, song Bao Sơn cũng gượng đi tới ít bước nữa, liền thấy có một đứa bé mặt đen như sơn, mình đỏ như son, nằm ngo ngoe trên đám cỏ. Bao Sơn mừng rỡ khôn xiết, cởi áo bọc đứa bé vào lòng, đi riết về nhà trao lại cho vợ. Vương Thị ẵm đứa bé vạch vú cho bú, còn Bao Sơn cũng lẩn quẩn một bên, rờ rẫm vuốt ve, rồi nói với vợ rằng: “Nay tuy đem được chú ba về nuôi đó là việc may, nhưng trong nhà ta tự nhiên có hai đứa nhỏ, người ngoài biết được chắc không khỏi nghi ngờ “. Vương Thị đáp: “Phải, vậy tốt hơn là bây giờ đem con mình gửi cho người khác nuôi, để một mình tôi thong thả nuôi chú ba mới được”. Bao Sơn nghe nói vừa lòng lắm, bèn đem con gửi cho vợ chồng Trương Đắc Lộc nuôi hộ. Hai vợ chồng người này, mới bỏ đứa con vừa đầy tháng, người buồn sữa căng, nay được Bao Sơn cậy nuôi con thì vui lòng vâng chịu.