Tác giả: A. X. Makarenko
Thể loại: Tiểu thuyết, Kinh điển, Văn học Nga
Nhà xuất bản: NXB Viện Khoa Học
Năm xuất bản: 1962
Người dịch: Hướng Minh
Scan sách: Chợ Sách Cũ
Đánh máy: kaoaye, sao truc, haiauLucky, lilypham, tmrquan, annie_tuongminh, lathanhvien, Lynk_xu, picicrazy, huynhnhukim, lemontree123
Soát lỗi & Tạo prc: lemontree123
Nguồn: tve-4u.org
Ebook: Đào Tiểu Vũ eBook – www.dtv-ebook.com.vn
Giới thiệu:
Antôn Xêmiônôvich Makarenkô, nhà giáo dục học vĩ đại của Liên-xô, xuất thân từ một gia đình công nhân. Cha mẹ ông đã phải chịu mọi sự thiếu thốn để cho ông theo học. Thầy giáo của ông, Kaminxki, một nhà giáo dục tiến bộ, khuyến khích ông theo nghề dạy học. Năm 17 tuổi, ông vào ngành giáo dục, dạy học ngay ở xưởng làm việc của cha. Học trò là con công nhân. Cuộc thí nghiệm giáo dục đầu tiên trong một tập thể công nhân – ở đó sau này xuất hiện khá nhiều chiến sĩ bônsêvích – đã đóng một vai trò quan trọng trong những quan niệm sư phạm của Makarenkô. Lúc đó là năm 1905. Năm 1905, ông viết, một tiếng sấm làm rung chuyển đất nước Nga. Ông đã tham gia những cuộc mít tinh biểu tình của công nhân, thường xuyên đọc tờ báo bônsêvích “Cuộc sống mới”, được biết Maxim Gorki, mê say những tác phẩm của Lênin, nhất là cuốn “Tổ chức Đảng và văn học của Đảng”. Năm 1914, Makarenkô vào học ở học viên sư phạm Pôntava và bắt đầu viết văn, làm thơ. Năm 1917, tốt nghiệp sư phạm, ông trở về thành phố quê hương dạy học.
“Bài ca sư phạm” là một trong những tác phẩm của Makarenkô được người đọc ham thích nhất. Tác phẩm này cũng đã được dựng thành phim.
Bài ca sư phạm là gì?
Đó là bài ca chiến thắng của những quan điểm giáo dục macxi – Lêninit.
Đó là thành công rực rỡ của Makarenkô trong việc cải tạo hàng ngàn trẻ lưu manh, tội lỗi, biến chúng từ chỗ là “cặn bã” của xã hội trở thành những công dân tích cực của xã hội xô-viết: những người công nhân, những nhà sử học, nhà địa chất, nhà giáo dục, những kỹ sư, bác học, thầy thuốc, nghệ sĩ; nhiều người được thưởng huân chương, có người trở thành anh hùng xô-viết.
Mời các bạn đón đọc Bài Ca Sư Phạm của tác giả A. X. Makarenko.