Bà Dalloway có thể coi là một trong những cuốn sách văn học tiêu biểu đầu thế kỉ 20 (được tờ Telegrap đánh giá là 100 cuốn tiểu thuyết nên đọc trong đời), khi mà người ta đã “chán” kiểu lãng mạn, mơ mộng của Jane Austen hay chị em nhà Bronte, thay vào đó là trào lưu tư tưởng về thuyết sinh tồn.
Đầu thế kỉ 20 là thời gian biến động của thế giới nên văn học cũng chuyển biến theo như vậy, theo chiều hướng nặng nề và khắc khổ hơn. Người ta nghĩ rằng tư tưởng sinh tồn (coi cuộc sống vô nghĩa) sẽ chỉ là một trào lưu nhất thời trong thời kì đen tối nhưng thực chất đã ảnh hưởng đến một thế hệ lớn sau này và người ta nhận ra rằng, con người trong thời kì nào cũng tiềm tàng tư tưởng đó.
Virginia Woolf (tên thời con gái Stephen) (sinh 25 tháng 1, 1882 – mất 28 tháng 3, 1941) là một tiểu thuyết gia và là một nhà văn tiểu luận người Anh, bà được coi là một trong những nhân vật văn học hiện đại lừng danh nhất thế kỉ 20.
Trong suốt thời gian giữa chiến tranh, Woolf là một nhân vật có tầm ảnh hưởng của xã hội văn học London và là một thành viên của Bloomsbury Group.
Trong các sáng tác của bà, tác phẩm luận văn Một căn phòng riêng (A Room of One’s Own, 1929) có một câu châm ngôn rất nổi tiếng:”a woman must have money and a room of her own if she is to write fiction” (“một người phụ nữ phải có tiền và một căn phòng riêng nếu cô ta phải viết tiểu thuyết”.
Vì Lucy có công việc phù hợp với cô ta. Mấy cánh cửa sẽ được tháo khỏi bản lề, những người thợ của Rumpelmayer sẽ tới. Và sau đó, Clarissa Dalloway nghĩ, thật là một buổi sáng tuyệt vời – tươi tắn như thể được ban phát cho lũ trẻ con trên bờ biển.
Thật hân hoan! Thật chìm đắm! Vì dường như đối với bà, khi những cái bản lề kêu rít lên, như lúc này bà có thể nghe, bà phải mở tung những khung cửa sổ kiểu Pháp và lao người vào bầu không khí thoáng đãng của Bourton. Trong lành biết bao, êm ả biết bao, dĩ nhiên là yên tĩnh hơn lúc này, bầu không khí sớm mai hồi ấy giống như tiếng vỗ của một làn sóng; nụ hôn của một làn sóng; lạnh và gắt, thế nhưng nghiêm trang (với một cô gái mười tám tuổi như bà thuở ấy),khi bà cảm thấy như đã từng cảm thấy lúc đứng đó ở khung cửa sổ mở, rằng một điều gì đó kinh khủng sắp xảy ra; khi nhìn những bụi hoa, những cây cối với làn khói ngoằn ngoèo lan tỏa và những con quạ đang vọt lên, sà xuống; đứng và nhìn cho tới khi Peter Walsh bảo: “Đang suy tư giữa đám rau củ hả? – Phải thế không? – “Tôi thích những người đàn ông hơn là những cây cải bắp” – Phải thế không? Hẳn ông ấy đã nói thế vào bữa điểm tâm của một sớm mai nào đó khi bà đã bước ra trước sân hiên – Peter Walsh. Một hôm nào đó, trong tháng Sáu hoặc tháng Bảy này, bà quên mất là tháng nào, ông ấy sẽ trở về từ Ấn Độ, vì những lá thư của ông ấy cực kỳ buồn nản; những câu nói của ông ấy chính là thứ làm cho người ta nhớ; đôi mắt, con dao nhíp, nụ cười, tính tình gắt gỏng của ông ấy, và khi hàng triệu thứ đã hoàn toàn biến mất, một vài câu nói như câu này về những cây cải bắp thật kỳ lạ biết bao! Bà hơi cứng người lại chút đỉnh trên vệ đuờng, chờ chiếc xe tải của Durtnall chạy qua. Một người phụ nữ quyến rũ, Scrope Purvis nghĩ về bà (ông ta biết bà như người ta biết về những người sống bên cạnh nhà mình ở Westminster); ở bà có cái dáng vẻ của một con chim, một nàng chim giẻ cùi, xanh lam, nhẹ nhàng, sôi nổi, dù bà đã quá năm mươi, và đã bạc trắng mái đầu từ khi ngã bệnh. Bà đứng đó, không hề nhìn thấy ông, chờ để băng qua đường, người thật thẳng.
…
Mời các bạn đón đọc Bà Dalloway của tác giả Virginia Woolf.