Cinque Terre

Ánh Sáng Và Bóng Tối Trên Châu Âu PDF EPUB

Tác giả :
Thể Loại : Lịch Sử - Chính Trị
EPUB MOBI PDF AZW3 Đọc Online


Giới thiệu, tóm tắt, review (đánh giá) cuốn sách Ánh Sáng Và Bóng Tối Trên Châu Âu của tác giả Stefan Zweig, cũng như link tải ebook Ánh Sáng Và Bóng Tối Trên Châu Âu miễn phí với các định dạng PDF, EPUB sẽ được ebookvie chúng mình chia sẻ trong bài viết này, mời mọi người đọc nhé

Giới thiệu sách Ánh Sáng Và Bóng Tối Trên Châu Âu PDF

Ánh sáng và bóng tối trên châu Âu là hồi ký của Stefan Zweig (1881-1942), bắt đầu viết từ năm 1934 và chỉ một ngày trước khi cùng vợ tự sát vào tháng 2 năm 1942. Cuốn hồi ký không chỉ phác họa lại cuộc đời của đại văn hào mà còn cả lịch sử châu Âu xuyên suốt từ thời kỳ hoàng kim của thế kỷ 19, tiếp đến sự tàn phá kinh hoàng của Đệ nhất thế chiến và thời kỳ đen tối của Đức Quốc xã.

“Ánh Sáng Và Bóng Tối Trên Châu Âu” là lời ngợi ca những thành tự vĩ đại của nhân loại, đồng thời cũng là lời cảnh tỉnh về những sai lầm, bi kịch mà con người có thể gây ra. Qua ngòi bút tài hoa của Zweig, lịch sử không còn là những sự kiện khô khan, mà trở nên sống động, đầy cảm xúc và gợi mở nhiều suy tư.

Cuốn hồi ký này được Stefan Zweig hoàn thành ngay trước khi tự vẫn. Nó không chỉ phác họa lại cuộc đời của đại văn hào mà còn cả lịch sử châu Âu xuyên suốt từ thời kỳ hoàng kim của thế kỷ 79, tiếp đến sự tàn phá kinh hoàng của Đệ nhất Thế chiến và thời kỳ đen tối của Đức Quốc xã. Một thành tựu rực rỡ của Stefan Zweig về một thời đã qua.

“Một trong những di sản kinh điển của châu Âu…”

John Gray, tuần báo New Statesman

Review nội dung sách Ánh Sáng Và Bóng Tối Trên Châu Âu PDF

Ưu điểm:

  • Bức tranh đa chiều về châu Âu: Zweig đã khắc họa thành công bức tranh đa chiều về châu Âu trong giai đoạn lịch sử đầy biến động (từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20). Ông không chỉ miêu tả sự hưng thịnh, phồn vinh mà còn khám phá cả những góc khuất, những vết thương của lục địa già cỗi này.
  • Văn phong tinh tế, sâu sắc: Zweig sở hữu văn phong tinh tế, sâu sắc và đầy cảm xúc. Ông thành công trong việc lấy cảm hứng từ những sự kiện lịch sử vĩ đại để từ đó khơi gợi những suy tư về bản chất con người, về số phận và lịch sử.
  • Góc nhìn nhân văn, giàu lòng trắc ẩn: Xuyên suốt tác phẩm, người đọc cảm nhận được rõ nét góc nhìn nhân văn, đầy lòng trắc ẩn của Zweig đối với những mảnh đời bị cuốn vào vòng xoáy lịch sử.

Nhược điểm:

  • Kết cấu khá mở: Do là tập hợp các bài viết xuyên suốt nhiều năm của Zweig, “Ánh Sáng Và Bóng Tối Trên Châu Âu” có kết cấu khá mở, thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các phần.
  • Có thể khá nặng nề với một số độc giả: Những vấn đề lịch sử, chính trị và triết học được Zweig đề cập trong sách có thể khá nặng nề và khó tiếp cận với một số độc giả.

Kết luận: “Ánh Sáng Và Bóng Tối Trên Châu Âu” là một tác phẩm đáng đọc đối với những ai quan tâm đến lịch sử, văn hóa và con người châu Âu. Tuy nhiên, đây không phải là một cuốn sách dễ đọc, nó đòi hỏi người đọc phải có kiến thức nền và sự kiên nhẫn nhất định.

Đánh giá: 4.5/ 5 sao

Giới thiệu về tác giả Stefan Zweig

Stefan Zweig (1881-1942) là tiểu thuyết gia, nhà viết kịch bản, nhà báo và viết tiểu sử người Áo. Ở đỉnh cao của sự nghiệp văn chương, vào những năm 1920 và 1930, ông là một trong những nhà văn được yêu thích nhất và được dịch nhiều nhất trên thế giới.

Đọc thử sách Ánh Sáng Và Bóng Tối Trên Châu Âu PDF

Tôi không bao giờ cho rằng cá nhân mình quan trọng đến mức phải đặt bút kể lại những mẩu chuyện đời tôi cho người khác nghe. Đã phải nếm trải vô số những sự kiện, thảm họa và thử thách mà thế hệ độc nhất này được phân phát cho, thì tôi mới có can đảm bắt đầu một cuốn sách có cái tôi của mình là nhân vật chính hay – nói cách khác – là trung tâm điểm. Tôi hoàn toàn không có ý định đưa bản thân ra, ngoại trừ dưới vai trò là người giải thích một bài thuyết trình chỉ có hình ảnh; thời đại đưa ra hình ảnh, tôi chỉ thêm từ ngữ vào, và cái tôi thuật lại không thực sự là số phận của riêng tôi, mà là số phận của cả một thế hệ – thế hệ độc nhất chúng tôi, bị đè nặng bởi định mệnh trong diễn tiến của lịch sử. Mỗi người chúng tôi, từ người nhỏ bé nhất và tầm thường nhất, đều đã bị rúng động tới tận tâm can từ những cơn địa chấn liên miên không ngưng nghỉ trên mảnh đất Âu châu này; và chỉ là một giữa vô số những con người đó, tôi biết mình không có ưu tiên nào hơn ngoài việc: là người Áo, người Do Thái, nhà văn, nhà nhân văn và người theo chủ nghĩa hòa bình đã đứng đúng ở nơi những cơn động đất tàn phá mạnh nhất ấy. Chúng đã ba lần phá tan nhà cửa và cuộc sống của tôi, bức tôi khỏi mọi thứ đã có từ trước, khỏi quá khứ, và đẩy tôi vào nơi trống không với sự mãnh liệt đầy tính bi kịch của nó, đi vào chỗ “tôi không biết phải đi về đâu” mà tôi đã biết tới. Nhưng tôi không than vãn điều đó; chính những kẻ không có quê hương mới được tự do theo một nghĩa mới, và người không còn gắn kết với bất cứ thứ gì thì cũng không phải nhân nhượng điều gì nữa. Vì vậy mà tôi hy vọng rằng ít nhất cũng thỏa mãn được điều kiện chính của bất cứ tường thuật chân thật nào: trung thực và vô tư.

Có thể bạn thích sách  Lịch Sử Bí Mật Đế Chế Hoa Kỳ

Bị bứt khỏi gốc rễ và khỏi cả đất đai nuôi dưỡng cội rễ đó, tôi thật sự là một người hiếm có trong thời này. Tôi ra đời năm 1881 tại một trong những vương quốc hùng mạnh, dưới chế độ quân chủ của dòng họ Habsburg, nhưng đừng cố công tìm tên nó trên bản đồ: nó đã bị xóa sổ, không còn vết tích. Tôi lớn lên ở Wien, thủ phủ siêu quốc gia hai ngàn năm tuổi, và đã phải rời bỏ nó ra đi như một kẻ tội phạm, trước khi nó trở thành một tỉnh lỵ Đức. Những tác phẩm văn học viết bằng tiếng mẹ đẻ của tôi đã bị đốt cháy thành tro, ở chính quê nhà nơi chúng đã bầu bạn với hàng triệu bạn đọc. Vì vậy mà tôi không còn thuộc về bất cứ nơi đâu, ở nơi nào cũng là một người lạ, hữu hảo nhất thì là một người khách; cả quê hương thật sự lẫn quê hương mà con tim tôi chọn lấy, châu Âu, tôi cũng đều đã đánh mất, kể từ khi nó cắn xé lần thứ hai trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Dù không muốn nhưng tôi đã trở thành nhân chứng cho thất bại đáng sợ nhất của lý trí và cho chiến thắng man rợ nhất của sự bạo tàn trong biên niên sử thời gian; chưa bao giờ – tôi ghi nhận điều này hoàn toàn không chút tự hào mà với lòng hổ thẹn – có một thế hệ nào như thế hệ chúng tôi, phải trải qua một lần xuống cấp đạo đức đến thế từ một độ cao trí tuệ như thế. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi, từ khi tôi bắt đầu có râu và đến khi nó bắt đầu bạc, vỏn vẹn nửa thế kỷ mà đã xảy ra nhiều biến cố và thay đổi triệt để hơn cả mười thế hệ trước đó, và ai trong chúng tôi cũng đều phải cảm thán: hầu như là quá nhiều! Tôi hôm nay khác xa bất cứ thứ gì của tôi ngày hôm qua, những bước thăng trầm của tôi khác tới mức có đôi lúc tôi nghĩ mình không chỉ sống một cuộc đời, mà đã sống nhiều cuộc đời hoàn toàn khác biệt. Điều thường hay xảy ra với tôi là mỗi khi vô tình nói: “Cuộc sống của tôi”, thì tôi đều bất giác phải tự hỏi: “Cuộc sống nào?”. Cuộc sống trước Thế chiến, cuộc sống trước Đệ nhất Thế chiến hay cuộc sống trước Đệ nhị Thế chiến hay cuộc sống của ngày hôm nay? Rồi tôi lại bắt gặp mình nói: “Ngôi nhà của tôi” mà không biết là muốn nói đến ngôi nhà nào, trước đây, cái ở thành phố Bath hay ở thành phố Salzburg hay ngôi nhà của cha mẹ ở Wien. Hay khi nói “ở chỗ chúng tôi”, tôi lại giật mình nhớ ra đối với những người ở quê hương tôi thì đã từ lâu tôi không còn thuộc về đó nữa, cũng tương tự như đối với người Anh hay đối với người Mỹ, ở kia không còn gắn kết mật thiết và ở đây thì lại chưa từng hòa nhập hoàn toàn; tôi có cảm giác thế giới khi tôi lớn lên, và thế giới của ngày hôm nay và thế giới giữa hai thế giới ấy càng lúc càng tách rời khỏi nhau thành những thế giới hoàn toàn khác hẳn. Lần nào cũng vậy, trong lúc trao đổi với các bạn bè trẻ tuổi, khi tôi kể lại những mẩu chuyện thời trước Đệ nhất Thế chiến, tôi nhận ra từ những câu hỏi ngạc nhiên của họ, rằng có bao điều vẫn còn là hiện thực tất nhiên đối với tôi thì đã trở thành lịch sử hay không còn có thể tưởng tượng được đối với họ, tất cả những cây cầu bắc sang hôm qua và hôm kia của chúng tôi đã sụp đổ. Chính tôi cũng phải ngạc nhiên về sự phong phú, đa dạng mà chúng tôi đã nén vào trong không gian hạn hẹp của một cuộc đời – tất nhiên là hết sức không dễ chịu và nguy hiểm, thậm chí khi so sánh với lối sống của những thế hệ tiền bối. Cha tôi, ông tôi, họ đã nhìn thấy những gì? Mỗi người họ đều sống cuộc sống của họ trong một cách thức duy nhất. Một cuộc sống duy nhất từ đầu cho tới cuối, không thăng, không trầm, không có chấn động và không có nguy hiểm, một cuộc sống với những âu lo nhỏ nhặt, trong những biến chuyển mơ hồ; thời gian mang họ đi trong một nhịp độ đều đặn, thong thả và bình lặng, từ lúc còn trong nôi cho đến khi tới nấm mồ. Họ sống trong một đất nước, trong một thành phố, thậm chí có khi cả đời ở một ngôi nhà; những gì xảy ra ở ngoài kia trên thế giới chỉ xảy ra trên báo chí và không gõ cửa phòng họ. Một cuộc chiến nào đó hẳn là đã xảy ra ở nơi nào đó trong thời của họ, nhưng chỉ là một cuộc chiến tranh nhỏ bé, so với quy mô (cuộc chiến) của ngày nay, và nó diễn ra ở biên giới xa xôi, người ta không nghe tiếng đại bác, và sau nửa năm thì lụi tàn, bị lãng quên, thành một trang lịch sử mỏng manh, và cuộc sống cũ, lại bắt đầu. Nhưng chúng tôi thì lại sống mà không có gì quay trở lại, không có gì còn sót lại từ trước đây, không có gì để trở về; chúng tôi được phép tham gia ở mức tối đa những gì mà lịch sử đã tằn tiện phân chia cho một đất nước, cho một thế kỷ. Thế hệ này nhiều lắm là tham gia một cuộc cách mạng, thế hệ nọ một cuộc đảo chính, thế hệ kia một cuộc chiến, thế hệ khác một nạn đói, thế hệ khác nữa một lần phá sản của nhà nước, và có những đất nước hạnh phúc, thế hệ hạnh phúc nào đó thậm chí còn chẳng có gì để tham gia cả. Nhưng chúng tôi, những người ngày nay đã sáu mươi tuổi và trên lý thuyết thì vẫn còn một khoảng thời gian ở phía trước, thì có gì mà chúng tôi đã không nhìn thấy, không phải chịu đựng, không trải qua? Chúng tôi đã cực nhọc trải qua từ đầu đến cuối quyển danh mục tất cả những thảm họa con người có thể nghĩ ra (và vẫn còn chưa đi đến trang cuối cùng). Riêng tôi là nhân chứng của hai cuộc chiến lớn nhất của nhân loại, và thậm chí còn trải qua mỗi cuộc chiến trên một mặt trận khác nhau, một cuộc chiến ở mặt trận Đức và cuộc chiến kia ở mặt trận chống Đức. Trước chiến tranh, tôi đạt tới cấp độ và hình thức cao nhất của tự do cá nhân còn sau đó là mức thấp nhất của nó từ hàng trăm năm nay, tôi được tôn sùng và bị khinh rẻ, tự do và không tự do, giàu và nghèo. Tất cả những con ngựa nhợt nhạt của tận thế đã lao qua cuộc đời tôi, chiến tranh và nạn đói, lạm phát và khủng bố, dịch bệnh và lưu vong; dưới mắt tôi, tôi đã nhìn thấy các ý thức hệ đại chúng lớn lên và lan rộng ra, Chủ nghĩa Phát xít ở Ý, Chủ nghĩa Quốc xã ở Đức, Chủ nghĩa Bôn-sê-vích ở Nga và trước hết là đại họa Chủ nghĩa Quốc xã, thứ đã đầu độc những đóa hoa của nền văn hóa châu Âu chúng ta. Tôi đã phải là nhân chứng bất lực, không thể cưỡng lại, của lần thụt lùi không thể tưởng tượng được của nhân loại, trở lại thời man rợ những tưởng đã lãng quên từ lâu với giáo điều phản nhân đạo có chủ đích và có kế hoạch. Dành cho chúng tôi, sau nhiều thế kỷ, lại là những cuộc chiến không lời tuyên chiến, trại tập trung, tra tấn, cướp đoạt tài sản của nhân dân và những cuộc ném bom xuống các thành phố không có khả năng tự vệ, hết thảy đều là những hành động thú tính mà năm mươi thế hệ trước đã không còn biết đến và hy vọng các thế hệ tương lai sẽ không bao giờ phải nếm trải. Nhưng điều nghịch lý là cũng trong cùng khoảng thời gian đó, khi thế giới chúng ta thụt lùi về mặt đạo đức, thì tôi cũng đã thấy cũng chính nhân loại này đã đạt tới những kỳ tích không ngờ về mặt kỹ thuật và tri thức, với một lần đập cánh vượt qua tất thảy những thành tựu suốt hàng triệu năm qua: chiếm lĩnh không trung bằng máy bay, truyền đi quanh Trái Đất tức khắc âm thanh thật của tiếng nói và vì vậy mà đã làm chủ được vũ trụ, nắm được quá trình phân rã nguyên tử, chiến thắng những bệnh tật hiểm nghèo nhất… và hầu như mỗi ngày đều tạo ra những khả năng mới cho những điều hôm qua vừa còn là không thể. Cho tới thời của chúng tôi, nhân loại, như là một tổng thể, chưa bao giờ hành xử tàn ác hơn và cũng chưa bao giờ có những thành tựu tựa thần thánh như vậy.

Có thể bạn thích sách  Chuyện Đông Chuyện Tây Tập 3 - An Chi full prc pdf epub azw3 [Biên Khảo]

Tôi thấy có nhiệm vụ phải chứng thực điều đó cho cuộc đời sôi động, đầy những bất ngờ mang tính bi kịch của chúng tôi, vì – tôi nhắc lại – ai cũng là nhân chứng của những biến đổi hết sức to lớn đó, ai cũng bị buộc phải là nhân chứng. Đối với thế hệ của chúng tôi thì không có tránh né, không có việc tự đặt mình ra rìa như những thế hệ trước đây; nhờ vào kỹ thuật truyền thông tức thời và đồng bộ mà chúng tôi luôn luôn bị cuốn vào dòng thời gian thực. Khi bom đánh sập những ngôi nhà ở Thượng Hải thì chúng tôi, ở châu Âu, trong những gian phòng của mình đã biết được điều đó trước khi người bị thương được mang ra khỏi nhà của họ. Những gì xảy ra cách xa hàng ngàn dặm, bên kia đại dương thật sự hiển hiện trước mắt chúng tôi. Không có che chắn, không có bảo vệ nào trước việc được thông tin và bị lôi cuốn một cách liên tục như vậy. Không có đất nước nào để chạy trốn, không có sự yên tĩnh nào có thể mua được, bàn tay của số phận luôn luôn vươn tới mọi ngóc ngách, nắm lấy chúng tôi và lôi chúng tôi trở vào trò chơi không phút ngưng nghỉ của nó.

Lúc nào người ta cũng phải xếp mình sau những yêu cầu của quốc gia, ném mình làm mồi cho chính sách chính trị ngu xuẩn nhất, thích ứng với những thay đổi tuyệt vời nhất, lúc nào cũng bị xiềng vào cái chung, bất chấp có chống cự kịch liệt tới đâu; người ta bị lôi đi, không thể kháng lại. Những ai đi qua khoảng thời gian đó, hay nói chính xác hơn là bị săn đuổi qua khoảng thời gian đó – chúng tôi không có mấy thời gian giải lao – thì chắc chắn đã trải nghiệm lịch sử hơn bất cứ tổ tiên nào của mình. Ngày nay chúng ta cũng lại đứng trước một bước ngoặt, một kết thúc và một khởi đầu mới. Vì vậy mà tôi hành động không phải là không có chủ đích, khi tôi tạm thời để cho lần nhìn lại cuộc đời mình dừng lại ở một ngày tháng nhất định. Vì cái ngày tháng 9 năm 1939 đó đã gạch dòng cuối cùng kết thúc thời kỳ tạo thành và giáo dục thế hệ những người ở độ tuổi sáu mươi chúng tôi. Nhưng nếu với lời chứng thực của mình, chúng tôi có thể truyền đạt lại cho thế hệ mai sau dù chỉ một mảnh vụn sự thật từ cấu trúc đã tan rã của nó, thì cũng đã là không hoài công vô ích.

Có thể bạn thích sách  Chuyện Đông Chuyện Tây Tập 7 - An Chi full prc pdf epub azw3 [Biên Khảo]

Tôi nhận thức được hoàn cảnh không thuận lợi, nhưng hết sức đặc trưng của thời chúng tôi, thời mà tôi tìm cách ghi lại từ những ký ức của tôi ở đây. Tôi viết chúng trong chiến tranh, tôi viết chúng ở chốn xa lạ và không có bất cứ thứ gì hỗ trợ cho ký ức. Trong gian phòng khách sạn của tôi, tôi không có lấy một quyển sách nào của tôi, không một ghi chép, không một lá thư của bạn bè. Tôi không thể lấy thông tin ở bất cứ đâu, vì thư tín từ nước này sang nước khác đã bị gián đoạn hay bị ngăn chặn bởi kiểm duyệt trên toàn thế giới. Chúng tôi sống cô lập như trước đây hàng trăm năm, trước khi tàu hơi nước, tàu hỏa và máy bay và bưu điện được phát minh ra. Tức là tất cả quá khứ của tôi, tôi không có gì lưu lại ở bên mình ngoài những gì ở trong đầu tôi. Tất cả những thứ khác đối với tôi ở thời điểm này là không thể tiếp cận được hay đã mất đi. Nhưng nghệ thuật không thương tiếc những thứ gì mất đi đã được thế hệ chúng tôi học thật kỹ, và có lẽ việc mất ghi chép và chi tiết thậm chí lại trở thành một lợi thế cho quyển sách của tôi. Vì tôi không xem ký ức như là một thứ chỉ tình cờ giữ thứ này lại và tình cờ đánh mất đi thứ khác, mà là một sức mạnh biết rõ cách sắp xếp trật tự và lược bỏ một cách khôn ngoan. Tất cả những gì người ta quên đi từ cuộc đời của chính mình thì thật ra là đã bị bản năng bên trong quyết định rằng phải quên. Chỉ những gì tôi muốn gìn giữ lại cho chính tôi thì mới có quyền được gìn giữ lại cho người khác. Vì vậy, hỡi các ký ức, hãy thay tôi nói và lựa chọn, hay ít nhất là hãy đưa ra một phản ánh cuộc đời tôi, trước khi nó chìm vào trong tối tăm!