Anh Linh Thần Võ Tộc Việt – Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ full prc pdf epub azw3 [Kiếm Hiệp]

Anh Linh Thần Võ Tộc Việt – Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ full prc pdf epub azw3 [Kiếm Hiệp]

Tác giả:
Thể Loại: Tiểu Thuyết Trung Quốc
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn
EPUBMOBIPDFĐỌC ONLINE

Nối tiếp giai đoạn 3, Anh Linh Thần Võ Tộc Việt, gồm 4 quyển, 40 hồi từ hồi 101 đến hồi 140, mang tên Anh Linh Thần Võ Tộc Việt. Đây là giai đoạn hùng tráng của tộc Việt. Tám vùng tộc Việt liên kết nhau đánh Tống lần thứ 3, giúp Nùng Trí Cao khởi binh, chiếm lại vùng Lưỡng-Quảng, lên tới Trường-sa, hồ Động-đình. Nùng Trí Cao xưng là Nhân-huệ hoàng đế, lập ra nước Đai-Nam.

Tổ chức binh bị hồi đó khiến Tống phải học theo. Y học tiến tới chỗ cực thịnh.

***

Bộ Tiểu thuyết Kiếm hiệp Lịch sử của tác giả Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ được viết theo thứ tự như bên dưới để bạn đọc dễ theo dõi.

Các bộ lịch sử tiểu thuyết của Yên-tử cư sĩ được chia ra làm các thời đại:

1. Thời đại Lĩnh Nam (39-43 sau Tây-lịch)
2.Thời đại Tiêu Sơn (1010-1225)
3. Thời đại Đông A.
***
Các bạn trẻ thân,

Tôi ngồi viết những dòng tâm huyết này gửi đến các bạn, nhân Thư-viện Việt-Nam tại Hoa-kỳ tái bản lần thứ nhất bộ Anh-linh thần võ tộc Việt.

Tôi khởi thảo thuật công cuộc dựng nước và giữ nước của tổ tiên ta vào tuổi 29 (1968). Tính đến nay trải 33 năm. Ba mươi ba năm so với lịch sử thì không dài, nhưng so với đời người, quả đã chiếm một khoảng quá quan trọng. Suốt thời gian đó, gần như tôi vượt qua tất cả những dịp may được hưởng thụ, để hoàn thành kỳ vọng của tiền nhân, để đạt được ước nguyện.

Ước nguyện của tôi là thuật công cuộc dựng nước, giữ nước vĩ đại của tổ tiên ta trong năm nghìn năm lịch sử. Khởi thảo, tôi đã cùng phụ thân luận bàn đến gần một năm, để định rõ đoạn nào nên thuật, đoạn nào không nên thuật. Nhất, là sao trong bốn mươi năm, tôi có thể thực hiện trọn vẹn. Sau khi đẵn đo, tôi chia lịch sử làm 5 thời kỳ cần phải thực hiện:

Có thể bạn thích sách  Sử Thượng Tối Cường Chuế Tế - Trầm Mặc Đích Cao Điểm full prc pdf epub azw3 [Huyền Ảo]

1. Thời kỳ Lĩnh-Nam, thuật công nghiệp của vua Trưng cùng 162 tướng khởi nghĩa vào đầu thế kỷ thứ nhất. Đây là cuộc khởi nghĩa thành công, chỉ đạo bởi một những nữ anh hùng, mà trên thế gian chưa một phụ nữ nước nào có thể so sánh. Ba bộ sách thuật thời kỳ này mang tên Anh-hùng Lĩnh-Nam 4 quyển, Động-đình hồ ngoại sử 3 quyển, Cẩm-khê di hận 4 quyển, tổng cộng 11 quyển, 3510 trang. …

Chắc có bạn hỏi tôi rằng tại sao trước vua Trưng, tộc Việt từng có những thời rực hào quang như Phù-đổng Thiên-vương đánh giặc Ân. Trung-tín hầu Vũ Bảo-Trung thời vua An-Dương phá quân Tần; mà không thuật? Xin thưa, những huân nghiệp đó đến thời vua Trưng đã trở thành chủ đạo của người Việt, nên được nhắc đến trong suốt 3510 trang.

2. Thời kỳ Tiêu-sơn, tiền nhân không khuyến khích tôi viết về thời kỳ Tiêu-sơn, vì viết về thời này thì phải thuật chiến công vượt biên Bắc phạt của Linh-nhân hoàng thái hậu (Ỷ-Lan) và Thái-úy Lý Thường-Kiệt. Nguyên do các người đều là nhà nho. Mà nhà nho thì cực kỳ ghét việc các bà Thái-hậu cũng như hoạn quan nắm quyền. Trong lịch sử Hoa-Việt, có không biết bao nhiêu các bà Thái-hậu nhân ấu quân lên ngôi, ngồi phụ chính, rồi chuyên quyền, dâm đãng, gây cho nước loạn. Còn bọn hoạn quan, nhờ vào vị thế tôi đòi hầu hạ vua, chúa cùng cac bà trong hậu cung mà nắm quyền, gây ra không biết bao nhiêu việc loạn ly, phá hoại kỷ cương đất nước. Nhưng ngày nay những bà Thái-hậu ngu dốt, những hoạn quan không còn nữa. Vì vậy tôi quyết định viết về thời kỳ Tiêu-sơn, thuật giai đoạn triều Lý dùng đức từ bi hỷ xả của Phật-giáo để trị nước, tạo hạnh phúc cho dân, cùng chiến công phía Bắc đánh Tống, phía Nam mở rộng bờ cõi.

Có thể bạn thích sách  Hậu Cung Kế

3. Thời kỳ Đông-a, tức thời Trần. Vì trong chữ Nho, chữ Đông với chữ A thành chữ Trần, nên sử gọi triều Trần là triều Đông-a. Nội dung thuật ba cuộc thắng Mông-cổ của quân dân đời Trần. Như các bạn biết, quân Mông-cổ thắng từ Á sang Âu, đặt nền cai trị mấy trăm năm. Họ chỉ bại duy nhất tại Nhật-bản và Việt-Nam. Họ bại tại Nhật-bản thì dễ hiểu, vì Mông-cổ là quân Kỵ. Họ bỏ ngựa đánh thủy chiến, thì cái bại đã thấy trước. Nhưng tại Việt-Nam tại sao họ bại?

4. Thời kỳ Lam-sơn, thuật cuộc khởi nghĩa đánh đuổi ngoại xâm, tái lập tự trị, do một nông dân là Lê Lợi chỉ đạo. (1418-1428)

5. Thời kỳ Tây-sơn, lại được chỉ đạo bởi những anh hùng áo vải, tái thống nhất đất nước, rồi chỉ một trận quét sạch 20 vạn quân Thanh và một trăm vạn dân phu.

Khi tôi viết những dòng này, tôi đã hoàn thành tất cả 9 bộ, 35 quyển, khoảng 13.000 trang. Năm nay (2001), tôi đã bước vào tuổi 62 rồi, tuy nhiên sức khỏe còn tốt, tinh thần vẫn minh mẫn để thuật tiếp ba bộ nữa. Một là bộ Anh-hùng Đông-a gươm thiêng Hàm-tử, nói về chiến thắng Mông-cổ lần thứ nhì và ba. Hai là bộ Anh-hùng Lam-sơn. Ba là bộ Anh-hùng Tây-sơn. Tổng cộng, tôi còn nợ Tổ-tiên, nợ Dân-tộc, nợ các bạn khoảng 7.500 trang nữa. Tôi tin rằng tôi sẽ trả xong nợ trước khi gối mỏi, trước khi linh mẫn ra đi.

Có thể bạn thích sách  Tâm Ý Thành

Mời các bạn đón đọc Anh Linh Thần Võ Tộc Việt của tác giả Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ.