An Toàn Bức Xạ Và An Toàn Điện Trong Y Tế

An Toàn Bức Xạ Và An Toàn Điện Trong Y Tế

Tác giả:
Thể Loại: Y Học - Sức Khỏe
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Hiện nay việc sử dụng các nguồn bức xạ tự nhiên và nhân tạo trong việc chẩn đoán và điều trị rất phổ biến ở nước ta như: các thiết bị chiếu, chụp X quang thông thường; máy chụp cắt lớp điện toán; các thiết bị chụp mạch; máy gia tốc tuyến tính; các thiết bị xạ trị (từ xa và áp sát) … Do tính nguy hiểm của các tia bức xạ nên người sử dụng khi vận hành thiết bị cần nắm vững và tuân thủ các hệ thống pháp quy, các tiêu chuẩn và nội quy về an toàn bức xạ để đảm bảo an toàn cho chính mình và bệnh nhân.

Trong an toàn điện, cần lưu ý đặc biệt khi sử dụng các thiết bị có sử dụng nguồn điện lưới. Phải đảm bảo dòng điện đi qua người bệnh nhân ở dưới mức cho phép. Thiết kế hệ thống cấp điện cũng như vận hành thiết bị phải đúng các quy cách hướng dẫn.

Với hai nội dung cơ bản trên, cuốn “An toàn bức xạ và an toàn diện trong y tế” được trình bày trong mười ba chương và hai phụ lục đề cập đến các vấn đề sau: Vật lý bức xạ; hiệu ứng sinh học của bức xạ; các nguồn bức xạ tự nhiên và nhân tạo; hệ thống giới hạn liều bức xạ; các phương pháp phát hiện và ghi đo bức xạ; bảo vệ an toàn bức xạ trong y tế; tính toán phòng đặt máy chiếu xạ, các khái niệm chung về an toàn điện; các hiệu ứng sinh học của dòng điện đối với cơ thể người; cơ chế giật vi mô và vĩ mô; các biện pháp an toàn trong hệ thống cung cấp điện và trong thiết kế thiết bị.

Có thể bạn thích sách  Các hoạt chất tự nhiên phòng và chống các bệnh tim mạch

Cuốn sách được biên soạn nhằm phục vụ chính cho các sinh viên đang theo học chuyên ngành Điện tử Y sinh học, các cán bộ đang khai thác và vận hành các thiết bị y tế trong các bệnh viện. Ngoài ra, cuốn sách này có thể phục vụ cho nhiều đối tượng thuộc các ngành: Vật lý kỹ thuật, Y, Điện ứng dụng và những người quan tâm đến lĩnh vực này.

Lần đầu ra mắt bạn đọc, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của các chuyên gia và độc giả để sửa chữa và bổ sung cho những lần tái bản sau. Thư góp ý xin gửi về “Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật 70 Trần Hưng Đạo Hà Nội” hoặc Trung tâm Điện tử Y sinh học C9/307 – Trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội. Số 1, đường Đại Cồ Việt Hà Nội.

NHÓM TÁC GIẢ