Trung Hoa là một nền văn minh lớn, có lịch sử phát triển lâu đời, nhiều thành tựu rực rỡ và có tầm ảnh hưởng văn hóa không chỉ ở khu vực Đông Bắc Á mà còn có nhiều đóng góp cho bước tiến của văn minh nhân loại nói chung.
Ngày nay tuy nhân loại đã bước vào nền văn minh công nghệ, máy móc lên ngôi định hình các thành thị, quang cảnh, và cả lối sống, lối suy nghĩ của chúng ta. Tuy nhiên, cái nền, cái gốc thì không những không đổi, mà còn cần phải thường xuyên được gia cố để làm bệ đỡ vững chắc cho mọi phát triển sinh sôi về vật chất, và tâm hồn của chúng ta.
Bộ sách Những câu chuyện Trung Hoa xưa do tác giả Trình Ngọc Hoa biên soạn không nằm ngoài mục đích ôn cố tri tân đó. Người đọc có thể tự rút ra cho mình những bài học giá trị trong lối tư duy, cách hành động của người xưa qua 4 tập sách thật mỏng và hàm súc:
Lúc thầy Khổng Tử cùng các đệ tử đi trên đường bỗng gặp cậu bé 7 tuổi đắp thành cát chặn đường đi. Bảo thế nào cậu cũng không chịu nhường đường, thầy Khổng Tử phải xuống xe để xin mà lại bị cậu này bắt bí bằng một tràng câu hỏi:
Cháu xin hỏi, xưa nay, xe tránh thành hay thành phải tránh xe?
Ngài có biết mình có bao nhiêu sợi lông mày không?
Trên trời có bao nhiêu ngôi sao?
Mặt trời lúc nào gần ta nhất, lúc nào xa ta nhất?
Khổng Tử phải chịu, đành bảo cậu bé rằng: “Điều này cho thấy học vấn của ta vẫn còn nông cạn lắm!”
Đến người thiên cổ còn lấy tính khiêm cung làm trọng, lúc nào cũng nghiêm khắc với bản thân thì những người thời nay tự cao, khoác lác phải cảm thấy thật xấu hổ.
Bài học của người xưa nhưng vẫn còn sáng ngời những giá trị nhân văn bất biến. Chúng ta sẽ được biết thêm nhiều tích truyện, rút ra nhiều bài học như thế trong cuốn sách Trí tuệ nằm trong bộ sách Những câu chuyện Trung Hoa xưa.
Mời các bạn đón đọc Những Câu Chuyện Trung Hoa Xưa: Trí Tuệ của tác giả Trình Ngọc Hoa.
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn