"
Những Câu Chuyện Trung Hoa Xưa: Trí Tuệ - Trình Ngọc Hoa full prc pdf epub azw3 [Toán Học]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Những Câu Chuyện Trung Hoa Xưa: Trí Tuệ - Trình Ngọc Hoa full prc pdf epub azw3 [Toán Học]
Ebooks
Nhóm Zalo
Nhöõng Caâu chuyeän trung hoa xöa Trí tueä
NHÖÕNG CAÂU CHUYEÄN TRUNG HOA XÖA
TRÍ TUEÄ
TRÍ TUEÄ
NHAØ XUAÁT BAÛN TREÛ
4
TÀO QUỆ
ĐẤU TRÍ NƯỚC TỀ
Trong thời Xuân Thu, nước Tề là một cường quốc ở
5
phía Đông. Sau khi chấp chính, Tề Hoàn Công trọng dụng Quản Trọng, vốn là người có hùng khí ngút trời, Tề Hoàn Công luôn ôm mộng đứng đầu các nước chư hầu. Tuy nhiên, nước Lỗ nhỏ nhưng lại không chịu phục tùng nước Tề, do vậy giữa hai nước Tề, Lỗ đã nổ ra chiến tranh.
Năm sáu trăm tám mươi tư trước công nguyên, Tề Hoàn Công lệnh cho Bào Thúc Nha làm đại tướng thống lãnh đại quân tấn công Trường Thược của nước Lỗ. Lỗ Trang Công thấy quân Tề áp sát biên cương, vội vàng bàn bạc với đại thần Thi Bá, Lỗ Trang Công nói: “Nước Tề hiếp người quá lắm, ta làm cách nào để tự bảo vệ đây?”
Thi Bá trả lời: “Thần xin tiến cử một người, nếu muốn thắng nước Tề hùng mạnh, không thể không dùng đến người này”.
Trang Công liền hỏi: “Người đó là ai vậy?”
Thi Bá đáp: “Đó là một người bạn của hạ thần, họ Tào tên Quệ, lâu nay ẩn dật ở vùng nông thôn Đông Bình, trước nay tuy chưa từng làm quan, nhưng theo thần, đây chính là bậc kỳ tài trong thiên hạ”.
Trang Công liền phái Thi Bá đi mời Tào Quệ. Thấy Thi Bá đến, Tào Quệ cười rồi nói: “Các vị trong triều đều là bậc quý nhân ăn thịt, nghĩ không ra cách nghênh chiến với địch, lại đến nơi thôn dã này tìm tôi là hạng thôn dân chỉ biết ăn rau cỏ độ nhật này để làm gì chứ?” 6
Thi Bá đáp: “Người ăn rau cỏ nếu có mưu lược thì sẽ có thịt cá để ăn, hiện giờ quân tình đang nguy cấp, xin lão huynh hãy mau đi theo tôi thôi”.
Nói xong liền kéo Tào Quệ lên xe cấp tốc về gặp Lỗ Trang Công.
Tào Quệ chẳng đợi Trang Công lên tiếng, trước tiên đã đưa ra câu hỏi: “Chúa công dựa vào điều kiện gì để đánh nhau với Tề?”. Trang Công nói: “Tất cả cái ăn cái mặc ta chẳng hưởng một mình mà đã chia đều cho mọi người”.
Tào Quệ đáp: “Thưa bệ hạ, ơn nghĩa nhỏ bé này đã có bao nhiêu người dân được hưởng? Theo thần nghĩ, dân chúng sẽ không theo bệ hạ vì điều này đâu”.
Trang Công nói: “Ta xưa nay luôn cúng tế thần thánh một cách trọng hậu với tấm lòng chân thật! ”
Tào Quệ đáp: “Đây chỉ là điều cần làm, không hẳn thần thánh sẽ trợ giúp bệ hạ”.
Trang Công nói: “Bất cứ sự tố tụng nào của dân ta cũng đều cứu xét nghiêm minh và chí công vô tư”.
Tào Quệ đáp: “Hay lắm, một đấng quân vương chí công vô tư, trung với bá tánh, ắt sẽ được người dân ủng hộ, chỉ cần bấy nhiêu cũng đã đánh thắng đối phương rồi”.
Trang Công lại hỏi Tào Quệ về kế sách tác chiến, Tào Quệ đáp: “Trên chiến trường nên tùy cơ ứng biến, xin bệ hạ cho thần một cỗ xe và được cùng bệ hạ ra trận để 7
có thể kịp thời vạch đối sách”.
Trang Công cả mừng, liền cho Tào Quệ cùng ngồi xe với mình thẳng đến Trường Thược.
Bào Thúc Nha nghe tin Lỗ Trang Công thân chinh ra trận tiền, lập tức ra lệnh bài binh bố trận. Trang Công cũng dàn binh đối phó. Bào Thúc Nha cho là nước Lỗ binh nhược, liền hạ lệnh đánh trống xung trận, muốn đánh phủ đầu để nhanh chóng tiêu diệt quân Lỗ.
Trang Công nghe thấy tiếng trống trận kinh thiên động địa của đối phương, cũng muốn hạ lệnh cho quân mình nổi trống xung phong, nhưng Tào Quệ liền ngăn lại, nói: “Quân địch khí thế đang mạnh, chúng ta chỉ nên giữ thế ổn định”. Đồng thời ra lệnh: “Bất cứ ai mất bình tĩnh gây huyên náo sẽ bị tội chém đầu!”
Quân Tề tiến lên xung trận, thì thấy quân Lỗ cứ bình chân như vại không hề động đậy, đành phải rút quân.
Sau một hồi, tiếng trống xung trận của quân Tề lại nổi lên, nhưng Tào Quệ không cho lệnh thúc trống nên quân Lỗ vẫn cứ im hơi lặng tiếng như trước, vì vậy quân Tề đâm ra hoang mang không hiểu quân Lỗ đang muốn giở trò gì, cứ ngó nhau ngơ ngác, khiến khí thế cứ suy giảm dần. Quân Tề đành phải cố la hét để hư trương thanh thế, rồi lại rút quân.
Bào Thúc Nha nổi trận lôi đình, hét lớn: “Quân Lỗ chỉ là một lũ nhát gan, không dám chiến đấu, chỉ cần khua 8
thêm một hồi trống, chúng sẽ vỡ trận mà chạy thôi, đồng thời Bào Thúc Nha tuyên bố, người nào phá được trận địa của địch trước tiên, người đó sẽ được trọng thưởng. Thế là Bào Thúc Nha lại hạ lệnh nổi hồi trống thứ ba.
Nghe thấy tiếng trống của quân địch, Tào Quệ liền nói với Lỗ Trang Công: “Thời cơ đánh bại quân Tề đã đến, bây giờ ta có thể hạ lệnh cho thúc trống xung trận được rồi”.
Quân Tề thấy sau hai lần đánh trống trước đây quân Lỗ vẫn không động tịnh gì, cho rằng quân Lỗ không muốn đánh nhau nên đều không còn tập trung chú ý đến đối phương. Nào ngờ tiếng trống của quân Lỗ vừa nổi lên, thì bỗng nhiên binh mã cũng đồng loạt như nước vỡ bờ xông thẳng vào quân Tề, đao chém, tiễn bắn, thế tiến như chẻ tre, khiến quân Tề không kịp trở tay đành giơ đầu chịu giết, trận thế mau chóng bị vụn nát, cứ thế đua
9
nhau chạy trốn. Trang Công thấy thế cả mừng, muốn hạ lệnh cho quân truy đuổi, nhưng bị Tào Quệ ngăn lại nói: “Xin bệ hạ đừng vội, để bệ hạ quan sát xong rồi quyết định cũng chẳng muộn”.
Tào Quệ nhảy xuống xe trận, chạy đến nơi quân Tề vừa mới dàn binh, xem xét một hồi. Tào Quệ lại lên xe trận, vừa đứng vừa nhìn ra xa một lúc rồi mới nói: “Bây giờ ta có thể truy địch được rồi”.
Trang Công lập tức phát lệnh, rồi thúc giục xe trận 10
đuổi theo quân địch hơn ba mươi dặm, bắt được vô số tù binh, rồi đoàn quân khải hoàn.
Sau khi toàn thắng, Lỗ Trang Công hỏi nguyên nhân nào đã dẫn đến thắng lợi. Tào Quệ đáp: “Chiến đấu phải biết dựa vào dũng khí của quân sĩ, khí thế cường thịnh thì thắng, khí thế suy giảm thì bại. Tác dụng của trống trận là để cổ vũ khí thế của quân sĩ, hồi trống thứ nhất làm dũng khí của quân sĩ bừng bừng trỗi dậy. Đến hồi trống thứ hai thì tinh thần chiến đấu đã bị suy giảm; nhưng đến hồi thứ ba thì dũng khí của đoàn quân đã hoàn toàn bị tiêu hao. Thần cố ý không cho đánh trống trận, chính là để tích tụ dũng khí của ba quân. Quân Tề ba lần nổi trống trận, tinh thần của quân sĩ đã bị suy kiệt, còn quân ta lần đầu tiên nổi trống, nên tinh thần chiến đấu đương lúc ở đỉnh cao nhất; do vậy, khi xung trận chiến đấu dũng mãnh, thắng địch dễ dàng cũng là điều tất nhiên”.
Trang Công lại hỏi: “Quân địch đã thảm bại, vì sao người lại không muốn lập tức cho truy đuổi ngay, mà sau khi quan sát một hồi, mới quyết định truy địch?”
Tào Quệ đáp: “Quân Tề rất xảo quyệt, khó mà lường trước được, biết đâu chúng bại trận rút lui, dẫn dụ quân ta vào chỗ mai phục. Nhưng khi thần thấy dấu xe trận của chúng đầy sự hỗn loạn, thì biết ngay là tinh thần chiến đấu không còn; lại thấy cờ trận ngã rạp và kéo lê dưới đất, điều này cho thấy chúng phải cuống cuồng bỏ chạy, 11
cho thấy không thể có phục binh, nên thần mới quyết tâm cho truy kích”.
Trang Công nghe xong hoàn toàn tin phục, thốt lên: “Tiên sinh quả là bậc trí sĩ tinh thông binh pháp!”. Rồi bái Tào Quệ làm đại phu, còn Thi Bá có công tiến cử Tào Quệ cũng được trọng thưởng.
Quản Trọng
dụng mã giải nguy
Tề Hoàn Công tiêu diệt nước Lệnh Chi, vua nước Lệnh Chi là Mật Lư phải chạy trốn đến nước Cô Trúc.
12
Dân Lệnh Chi và Cô Trúc đều là tộc Sơn Nhung, trước đây thường câu kết với nhau quấy nhiễu Trung Quốc. Vua nước Cô Trúc là Đáp Lý Kha an ủi Mật Lư: “Tôi đang định xuất quân đi cứu ngài, không ngờ chỉ trễ vài ngày, khiến ngài phải lâm vào cảnh khốn đốn, xin cứ yên tâm, tôi đã có một kế, chẳng cần dùng đến một tên sĩ tốt nào cũng có thể khiến cho quân Tề phải tan tành, để lấy lại nước cho ngài”.
Đáp Lý Kha cho truyền nguyên soái Hoàng Hoa đến rồi ghé tai giảng giải một hồi, nguyên soái cứ thế gật đầu không ngớt, một hồi sau lui ra ngoài.
Đáp Lý Kha lập tức cho phát ra mệnh lệnh khẩn cấp làtoàn thể quân dân trong kinh thành Vô Đệ đều phải rút vào trong hang núi Dương Sơn. Thế là, chỉ trong một đêm thành Vô Đệ đã biến thành một tòa thành chết.
Vào lúc này, đại quân của nước Tề đang ào ào như nước vỡ bờ tiến đến nước Cô Trúc, một là để bắt cho được Mật Lư, hai là nhân cơ hội này đã có cớ để tiêu diệt cả nước Cô Trúc, để trừ hậu họa sau này.
Đang tiến được nửa đường thì bỗng có quân bẩm báo, nói là có nguyên soái Hoàng Hoa của nước Cô Trúc muốn bái kiến Tề Hoàn Công.
Hóa ra, nguyên soái Hoàng Hoa đến là để dâng cho Tề Vương thủ cấp của Mật Lư, xong lại quỳ xuống nói với 13
Tề Vương rằng: “Đáp Lý Kha nghe lời xúi giục của Mật Lư, đã mang quân dân cả nước trốn vào sa mạc cả rồi, đồng thời cũng đang chuẩn bị cầu viện ngoại binh để đánh báo thù. Thần đã khuyên họ đầu hàng, nhưng đều không nghe theo, nên thần đành dùng kế giết Mật Lư mang đến dâng bệ hạ để xin được đầu hàng, nay thần xin được làm người chỉ đường cho đại vương truy bắt Đáp Lý Kha”.
Hoàng Hoa còn dâng cả con ngựa qui ùmà mình đang cưỡi cho Tề Vương.
Tề Hoàn Công nhìn thấy thủ cấp của Mật Lư nên không thể không tin, liền đồng ý để Hoàng Hoa dẫn đường đưa cả đoàn quân thẳng đến thành Vô Đệ, khi đến nơi, quả nhiên thấy thành Vô Đệ hoàn toàn trống không, khiến Tề Hoàn Công càng tin Hoàng Hoa hơn trước.
Tề Hoàn Công lo nếu để Đáp Lý Kha đi xa sẽ càng khó mà bắt được bèn kêu Hoàng Hoa dẫn đường, suốt
đêm đuổi theo. Chẳng lâu sau, đại quân của Tề Vương đã vào trong sa mạc, nhưng vào lúc này, thì bỗng nhiên Hoàng Hoa lại biệt tăm tông tích.
Tề Hoàn Công nào biết mình đã trúng kế của Đáp Lý Kha.
Sa mạc này có tên Hán Hải, người ở vùng này còn gọi là Mê Cốc, quanh năm bụi cát nóng bỏng, không nhìn thấy đâu là nơi tận cùng, cây cỏ hoàn toàn vắng bóng, nước uống càng khan hiếm hơn, lâu lâu lại nổi lên bão 14
cát mù trời, người không thể nhìn thấy mặt nhau; khi bão qua đi, con người và súc vật đều bị chôn vùi trong cát. Đáp Lý Kha đã chọn quỷ kế này, chính là để khỏi cần tốn một mạng quân nào cũng có thể tiêu diệt được quân Tề, đồng thời, để thôn tính cả nước Lệnh Chi.
Hoàn Công dẫn binh tiến vào Mê Cốc, chỉ thấy khắp nơi đâu đâu cũng là hoang mạc, bão cát thổi không ngớt, khí lạnh thấu xương, không ít quân sĩ chịu không nổi phải ngã quỵ. Khi đêm xuống, trời đất mù mịt, Tề Hoàn Công càng lo sợ vội vàng ra lệnh thoái binh, nhưng đến lúc này thì chẳng còn ai nhìn ra được phương hướng, thì làm sao cóù thể tìm được lối về đây. Vừa mờ sáng, đoàn quân nhìn thấy chung quanh trời đất hiểm trở, không thấy một bóng người địa phương nào qua lại. Tề Hoàn Công trong lòng rối như tơ vò, nhưng vẫn không nghĩ ra được cách nào. Nhìn thấy quân đói ngựa nhọc, xem ra chẳng bao lâu sẽ chịu không nổi nữa.
15
Tướng Quốc Quản Trọng cưỡi ngựa đến gặp Tề Hoàn Công, cùng bàn bạc tìm cách vượt qua cảnh khốn cùng này. Thấy con ngựa Hoàn Công đang cưỡi có dáng vóc cao lớn lạ thường, Quản Trọng bèn hỏi lai lịch của nó. Nghe Hoàn Công nói đây chính là con ngựa mà nguyên soái Hoàng Hoa của nước Cô Trúc đã tặng, Quản Trọng cả mừng, nói: “Vậy là quân ta thoát được rồi!”. Quản Trọng nhường ngựa của mình cho Tề Hoàn Công, sau đó, cởi bỏ cái dàm trên đầu ngựa của Hoàng Hoa, rồi vận sức quất một roi thật mạnh; đau quá, con ngựa liền
16
bỏ chạy. Quản Trọng và đoàn quân chạy theo sau con ngựa, cứ men theo vết chân ngựa mà đi. Sau khi đi suốt một con đường dài khúc khuỷu, lên đồi xuống dốc, cuối cùng, đoàn quân thoát khỏi được Mê Cốc, bảo toàn được tính mạng của toàn quân.
Đoàn quân vui mừng khôn xiết vì được cứu, đều cho là thần thánh đã phù hộ. Quản Trọng nói: “Con ngựa của Hoàng Hoa vốn có nguồn gốc từ sa mạc, nên thông thuộc đường đi nước bước nơi này, nên vừa rồi khi bị đòn đau hẳn là sẽ tìm được đường về, hơn nữa, biết đâu lại giúp được chúng ta tìm ra nơi trú ẩn của quân Cô Trúc nữa”.
Quả nhiên, thực tế diễn ra đúng như Quản Trọng dự liệu, nhờ theo dấu ngựa, quân Tề đã đánh úp được Vô Đệ, bắt sống Đáp Lý Kha, giết chết Hoàng Hoa và bình định xong nước Cô Trúc.
án anh thuyết phục
sở vương
Vào cuối thời Xuân Thu, nước Sở ở phương Nam
17
ngày càng cường thịnh. Sau khi lên ngôi, Sở Linh Vương vô cùng ngạo mạn, cho là trong thiên hạ chẳng có nước nào bì được với nước Sở, ngay cả đối với nhà Chu, Sở Linh Vương cũng chẳng xem ra gì, thậm chí, còn muốn đoạt cả ngôi Thiên Tử của nhà Chu nữa.
Các nước chư hầu cũng rất kiêng sợ sự cường thịnh của nước Sở, nước nhỏ thì lo đi triều bái, còn nước lớn cũng phải đến thăm hỏi vuốt ve, cứ thế, sứ giả các nước nối đuôi nhau qua lại nước Sở. Trong số đó, có sứ giả của Tề Cảnh Công là Án Anh, vâng mệnh vua đến Sở xin giao hảo.
Sở Linh Vương biết Án Anh sắp đến, bèn nói với các đại thần: “Án Anh tuy thân cao chỉ năm thước, tướng mạo lại xấu xí, nhưng tiếng tăm lại rất lớn, các chư hầu đều rất trọng ông ta. Nay ta muốn nhân cơ hội này sỉ nhục hắn một phen, để nước Tề biết rằng nước Sở chẳng coi nước Tề vào đâu, các khanh có diệu kế gì chăng?”
Một vị đại thần tâu lên: “Án Anh khéo ăn khéo nói, giỏi ứng biến, nếu dùng mẹo vặt chẳng thể làm khó hắn được, ta nên thế này... thế này...”
Linh Vương cả mừng, ngay trong đêm sai quân sĩ đục một lỗ nhỏ cao khoảng năm thước bên cạnh cửa thành phía đông của kinh đô Sính Thành. Xong việc lại dặn lính coi thành: “Khi sứ thần nước Tề đến, không được mở cổng, nói hắn cứ chui theo cái lỗ này mà vào”.
Chẳng bao lâu sau, Án Anh mình mặc áo da rách, cưỡi 18
trên một cỗ xe ngựa ọp ẹp tiến đến cửa thành. Thấy cửa thành đang đóng, Án Anh liền ngừng xe, kêu phu xe gọi mở cửa thành. Quân giữ thành chỉ ngay cái lỗ bên cửa thành nói: “Đại phu chui cái lỗ này mà vào, đối với đại phu cũng chẳng hẹp đâu, cần chi phải mở cửa thành chứ?”
Án Anh đáp: “Đây là cái lỗ chó chứ đâu phải là cửa dành cho con người! Chỉ khi nào đi đến nước của loài chó ta mới phải chui qua cái lỗ này; còn đến nước của con người, ta tất phải qua cửa của con người mà vào”.
Quân giữ thành liền kể lại cho Sở Linh Vương nghe, Linh Vương nói: “Ta muốn sỉ nhục hắn, không ngờ lại bị hắn làm bẽ mặt”. Sau đó Linh Vương sai mở cửa thành đón Án Anh vào thành.
Án Anh đang ngồi xe tiến vào, bỗng thấy có hai cỗ xe chiến chạy đến, trên xe đều là các tráng niên vạm vỡ, mình mặc áo giáp sáng loáng, tay cầm trường kích và cung tên,
trông vô cùng oai phong lẫm liệt. Thì ra họ đến là để tiếp đón Án Anh. Tiếng là đón tiếp, nhưng thực ra, mục đích của Sở Linh Vương là muốn cho Án Anh xấu hổ vì thân hình thấp bé của mình. Án Anh thấy bọn này liền hét lên: “Ta đến nước Sở là để giao hảo, chứ đâu phải là để giao chiến, các người phái bọn võ sĩ đến đây để làm gì chứ?”
Đám võ sĩ nghe xong đều ngây mặt ra, rồi đứng dạt sang một bên, để Án Anh ung dung đi xe vào cung.
Một hồi sau, Sở Linh Vương vào triều,vừa nhìn thấy 19
Án Anh, liền cao giọng hỏi: “Chẳng lẽ nước Tề không còn người hay sao?”. Án Anh đáp: “Người nước Tề chỉ cần vung một giọt mồ hôi cũng đủ làm nên mưa lớn; người qua lại trên đường đông đến nỗi phải chen vai nhau mà đi, sao lại bảo là không có người?”
Linh Vương nói: “Nếu vậy, vì cớ gì lại phái một người thấp bé như ngươi làm sứ giả?”
Án Anh đáp: “Đại Vương vẫn còn điều chưa biết đó thôi, đây chính là thông lệ của nước Tề: Người hiền lành chính trực được phái đến nước chính trực, kẻ bất hiếu thì bị phái đến nước bất hiếu, người to lớn thì được đi nước lớn, còn người thấp bé thì tất nhiên thì phải đi sứ nước nhỏ. Như hạ thần đây, vừa nhỏ bé lại vừa bất hiếu, nên đành phải đi nước Sở vậy”.
Sở Vương thẹn đỏ mặt không nói nên lời, nhưng trong lòng thầm kinh ngạc.
Khi vừa đàm luận xong chuyện quốc sự, thì cũng vừa lúc có người dâng quýt Hợp Hoan cho Sở Vương. Sở Vương ban cho Án Anh một trái. Thế là, Án Anh cầm lấy trái quýt, rồi cả vỏ lẫn hột nuốt hết cả trái.
Sở Vương cả cười, rồi vỗ tay nói lớn: “Lẽ nào người nước Tề lại không biết ăn quýt, đến nỗi ngay cả vỏ cũng không biết bóc để mà ăn thế kia?”
Án Anh đáp: “Thức ăn được bậc quân vương ban cho, dưa không được gọt vỏ, cam quýt không được bóc vỏ, 20
thần đành phải ăn cả vỏ thôi”
Sở Linh Vương nghe vậy, bất giác trong lòng không khỏi có sự kính trọng đối với Án Anh, liền ban thêm rượu cùng uống.
Một hồi sau, có vài võ sĩ áp giải một tù phạm đi ngang qua, Linh Vương bỗng hỏi: “Tên tù phạm này là người nước nào?”
Một người đáp: “Người nước Tề”.
Sở Linh Vương hỏi: “Hắn đã phạm tội gì?”
Một người đáp: “Ăn trộm ạ!”
Sở Linh Vương quay lại hỏi Án Anh: “Có phải người nước Tề quen việc ăn trộm không?”
Án Anh thừa biết đây chỉ là sự khiêu khích châm chọc được xếp đặt sẵn từ trước, bèn khom lưng đáp: “Thần có nghe qua người ta nói nghe như thế này, cây quýt trồng
ở Giang Nam thì ngọt, nhưng khi đưa về trồng ở Giang Bắc thì chua, đó là do thổ nhưỡng có sự khác biệt. Cũng tương tự như vậy, người nước Tề này sống ở Tề không làm việc trộm cắp, nhưng khi đến Sở lại sinh ra làm đạo tặc, đây là do thổ nhưỡng của nước Sở tạo ra, chứ việc này đâu có liên quan gì đến nước Tề”.
Sở Linh Vương không biết phải đối đáp như thế nào cho phải, đành ngậm tăm không nói năng gì, mãi sau mới lên tiếng: “Ta vốn muốn làm nhục tiên sinh một phen, 21
nào ngờ, lại bị tiên sinh làm cho phải xấu hổ!” Sau đó Sở Linh Vương đối đãi Án Anh vô cùng trọng hậu trước khi đưa tiễn về nước Tề.
công tôn chi mưu trí
đoạt tướng quốc
Tần Mục Công, là một trong năm bá chủ của các chư hầu, phái sứ giả đến nước Tấn cầu hôn. Tấn Hiến
22
Công vốn e sợ nước Tần nên không dám cự tuyệt, đành phải gả trưởng nữ là Bá Cơ cho Tần Mục Công. Khi tống tiễn Bá Cơ đi Tần, theo thông lệ thì sẽ có một đoàn nô bộc cả nam lẫn nữ đi theo. Trong số nô bộc này có một người tên Bách Lý Hề, vốn là người nước Ngu, sau khi nước Ngu bị nước Tấn tiêu diệt và Ngu Công bị bắt làm tù binh, Bách Lý Hề đã theo Ngu Công đến Tấn. Tấn Hiến Công vốn trọng tài nên muốn Bách Lý Hề ra làm quan, nhưng Bách Lý Hề lại không muốn phục vụ cho kẻ thù nên đã cự tuyệt, khiến cho Tấn Hiến Công vô cùng căm tức, bèn tìm cách làm nhục bằng cách bắt Bách Lý Hề phải làm nô bộc và theo Bá Cơ đến nước Tần.
Khi nhận được danh sách các nô bộc của Bá Cơ, Tần Mục Công vô cùng kinh ngạc khi nhìn thấy tên của Bách
Lý Hề. Vốn từng biết tài trị nước của Bách Lý Hề nên Tần Mục Công vội thân chinh đi tìm Bách Lý Hề với quyết tâm sẽ sử dụng cho được nhân tài này.
Không ngờ, tìm mãi trong đám nô bộc Tần Mục Công vẫn không thấy Bách Lý Hề đâu cả, Tần Mục Công bèn tra vấn mới biết là trên đường đi Bách Lý Hề đã bỏ trốn đến nước Sở rồi. Tần Mục Công tuy vô cùng luyến tiếc, nhưng vẫn không chịu từ bỏ ý định bằng mọi giá phải mời cho được Bách Lý Hề đến Tần.
23
Đầu tiên Tần Mục Công phái người đến nước Sở thăm dò về Bách Lý Hề.
Từ bé, gia cảnh vốn rất nghèo túng, Bách Lý Hề đã từng phải chăn trâu và cả đi xin ăn để sống qua ngày; về sau, nhờ nỗ lực khắc khổ mà tự học thành tài. Hầu như gần suốt cuộc đời, họ Bách phải sống trong cảnh bất đắc chí, mãi cho tới tuổi già mới chịu làm quan dưới triều Ngu Công. Nhưng đáng tiếc, Ngu Công lại chẳng phải là minh quân, nên đã chẳng biết dùng trí thức của Bách Lý Hề, nên họ Bách thường tỏ ra vô cùng phiền muộn. Lần này bị bắt làm nô bộc đến nước Tần, Bách Lý Hề cảm thấy nhục nhã khôn cùng, nên dọc đuờng đã liều mạng chạy trốn.
Bách Lý Hề bỏ trốn đến vùng rừng núi nước Sở, bị một nhóm thợ săn phát hiện, nghi là gian tế, nên mang ông trói lại. Về sau, biết được Bách Lý Hề giỏi nghề
chăn trâu nên thả ra để giúp họ chăn trâu. Trâu do Bách Lý Hề chăn dắt thường mập mạp béo tốt, nhờ vậy, tiếng lành đồn xa khắp vùng ai ai cũng biết. Tin này đến tai Sở Vương, Sở Vương liền cho gọi Bách Lý Hề đến, phái đi Nam Hải chăn ngựa. Đó là vì nước Sở ở tận phương Nam xa xôi cách trở nên không biết Bách Lý Hề là bậc kỳ tài.
Tần Mục Công sau khi biết tin Bách Lý Hề đang chăn ngựa ở Nam Hải, vô cùng mừng rỡ, liền chuẩn bị phái sứ giả mang theo vàng bạc châu báu đến nước Sở để 24
xin Sở Vương thả Bách Lý Hề về Tần. Tần Mục Công thầm nghĩ: “Phen này, hẳn là Sở Vương sẽ thả Bách Lý Hề để đổi lấy món quà hậu hĩnh này, vì dù sao đối với Sở Vương, Bách Lý Hề chỉ là một tên chăn ngựa tầm thường mà thôi”.
Đại thần Công Tôn Chi nghe được tin này, vội vàng đến gặp Mục Công, nói: “Bệ hạ làm như thế, nhất định Bách Lý Hề sẽ không đến được nước Tần đâu!” Tần Mục Công hỏi: “Sao khanh lại nói thế?”
Công Tôn Chi đáp: “Sở Vương sở dĩ phái Bách Lý Hề đi chăn ngựa, là vì chưa biết họ Bách là nhân tài. Nay chúa công phái người mang trọng lễ đến đổi một tên chăn ngựa, Sở Vương nhất định sẽ biết được chân tướng của Bách Lý Hề, thử hỏi, đến lúc ấy Sở Vương có còn chịu thả họ Bách về Tần nữa không?”
Tần Mục Công lập tức tỉnh ngộ, biết rằng, làm thế này
quả là thất sách, vội hỏi: “Thế theo ý khanh ta phải làm sao đây?”
Công Tôn Chi đáp: “Theo thần, ta chỉ mang đi một ít lễ vật, rồi lấy danh nghĩa là muốn chuộc lại một tên nô lệ bỏ trốn, hẳn là Sở Vương sẽ không nghi ngờ gì”.
Tần Mục Công khen ngợi Công Tôn Chi là có diệu kế, rồi sai người mang năm tấm da dê đi gặp Sở Vương. Người này nói với Sở Vương: “Vua Tần có một nô bộc tên là Bách Lý Hề đã bỏ trốn đến nước Sở. Nay vua Tần 25
muốn mang hắn về nước trị tội để cảnh cáo những tên nô lệ còn lại, nay Tần Vương xin mua lại tên nô bộc này với giá là năm tấm da dê”.
Sở Vương không muốn chỉ vì một tên nô bộc mà phải gây mối bất hoà với nước Tần nên liền đồng ý. Ngay sau đó, Sở Vương bắt Bách Lý Hề giam lại, rồi giao cho sứ giả mang về nước. Khi Bách Lý Hề rời nước Sở, những người cùng chăn ngựa đều cho rằng Bách Lý Hề sẽ khó mà thoát được tội chết, nên khi tống tiễn đều khóc thương cho Bách Lý Hề. Riêng Bách Lý Hề ngược lại cười rồi nói: “Nước Tần mang ta về, chẳng phải là để giết mà để dùng ta, ta đây sắp được giàu sang phú quý rồi, cớ chi các ngươi phải khóc lóc?”
Quả nhiên vừa về đến nước Tần, Bách Lý Hề liền được Tần Vương phong làm Tướng Quốc và cũng từ đây, Tần quốc bắt đầu binh cường nước mạnh, vang danh bốn cõi.
Hà Bá lấy vợ
Vào cuối thế kỷ thứ 4 trước công nguyên, Ngụy Vương
phong cho danh tướng Tây Môn Báo làm thái thú Nghiệp Đô. Khi đến Nghiệp Đô, do thấy đời sống nơi đây tiêu điều, dân cư thưa thớt, Tây Môn Báo bèn hỏi
26
các phụ lão nguyên do. Các phụ lão nói: “Đó là do việc Hà Bá lấy vợ mà ra”. Tây Môn Báo hỏi: “Hà Bá làm sao có thể lấy vợ được? Thật là kỳ quái!”
Các phụ lão giải thích: “Ở Nghiệp Đô có con sông Chương Hà, Hà Bá chính là thần của sông này, vị thần này rất ham mê gái đẹp, mỗi năm đều muốn lấy vợ. Nếu dân Nghiệp Đô mỗi năm tuyển chọn mỹ nữ gả cho Hà Bá thì được mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Còn nếu không, Hà Bá sẽ gây mưa bão, lũ lụt, khiến cho người dân phải nhà tan cửa nát!”
Tây Môn Báo hỏi: “Thế ai là người đã đề xướng chuyện gả vợ cho Hà Bá?”
Các phụ lão đáp: “Đó là một bà mo già. Do quá sợ hãi nên chẳng ai dám không nghe. Mỗi năm còn phải quyên góp đủ 100 vạn tiền, cho gia đình mỹ nữ 30 vạn, còn lại thì bà mo và các thân sĩ, quan lại chia nhau.
Tây Môn Báo hỏi: “Mọi người đều cam lòng như thế sao?”
Các phụ lão đáp: “Nào phải thế! Càng khổ hơn là cứ mỗi năm đến mùa cày cấy, bà mo lại đi đến từng nhà kiểm tra xem nhà nào có con gái đẹp thì lại chọn để làm vợ Hà Bá. Nếu không chịu, thì gia đình đó lại phải đút tiền để bà mo đi tìm ở nơi khác. Nhà nào cùng quẩn không tiền không bạc đành phải gả con cho Hà Bá. Đến ngày đến
tháng, bà mo lại lập đàn tế bên bờ sông, rồi chọn ngày 27
tốt ném nguời con gái xuống sông để gả cho Hà Bá. Do người dân ngày càng nghèo túng, lại càng sợ hãi chuyện mất con, nên đành rủ nhau rời bỏ quê cha đất tổ mà tha hương cầu thực; vì vậy, Nghiệp Đô ngày càng trở nên hiu quạnh vắng vẻ.
Tây Môn Báo trầm ngâm một hồi, lại hỏi: “Phải chăng vùng này xưa nay thường hay bị ngập lụt?”
Các phụ lão đáp: “Nhờ mỗi năm đều tế vợ cho Hà Bá, nên cũng ít gặp thủy tai.Vả lại, địa thế của vùng này cũng cao hơn mực sông, nên nước sông khó mà dâng đến được. Nhưng ngược lại, Nghiệp Đô thường phải gặp hạn hán, trăm bề cơ cực!”
Nghe đến đây,Tây Môn Báo đã hiểu ra mọi chuyện, bèn nói: “Hà Bá đã linh hiển đến thế, thì lần gả vợ cho Hà Bá sắp tới, ta nhất định sẽ tham gia để cầu xin Hà Bá cho các người”.
Thế là, lại đến ngày Hà Bá lấy vợ, các phụ lão quả nhiên đến quân phủ bẩm báo. Tây Môn Báo bèn ăn mặc chỉnh tề, rồi thân chinh đến bên bờ sông. Đến nơi thì thấy các phụ lão thân sĩ, quan lại, lý trưởng v.v... đã tụ tập hơn ngàn người đang đứng chờ.
Vừa nhìn thấy Tây Môn Báo, các lý trưởng, quan lại, thân sĩ và bà mo liền đến gặp ra mắt. Bà mo thần thái ra vẻ ngạo mạn, tuổi đã gần 70, phía sau lại còn hơn 20 đệ tử, ăn mặc sặc sỡ, tay cầm hương nhang đứng hầu.
28
Tây Môn Báo nói: “Xin bà mo hãy gọi Hà Bá phu nhân đến đây để ta nhìn xem”.
Bà mo kêu đệ tử dắt lại một cô thiếu nữ, tuy ăn mặc đẹp đẽ, nhưng dung mạo thì cũng khá bình thường. Tây Môn Báo quay ra nói với mọi người: “Hà Bá là thần thánh cao quí, tất phải lấy mỹ nữ mới xứng, cô gái này dung nhan tầm thường, xin phiền bà mo hãy nói lại với Hà Bá là, khi nào tìm được người có dung nhan đẹp đẽ, sẽ lại đến tiến hành hôn lễ”.
Tây Môn Báo vừa nói xong, liền hạ lệnh cho các vệ sĩ ôm ném bà mo xuống sông. Các thân hào, quan lại đều thất sắc kinh hãi, nhưng không dám lên tiếng.
Tây Môn Báo đợi một hồi, lại nói: “Bà mo già này không biết cách nói chuyện, để mọi người phải đợi quá lâu, các ngươi là đệ tử mau xuống đó thúc giục bà ấy cho mau”.
29
Thế là, các vệ sĩ lại ném thêm ba tên đệ tử xuống sông. Sau một hồi,Tây Môn Báo thở dài rồi nói: “Họ đều là phụ nữ, ăn nói không có sức thuyết phục, vậy xin nhờ tiên sinh xuống nói giúp cho!”
Gã thân sĩ nghe nói thế, vội muốn bỏ trốn, Tây Môn Báo hét lên: “Sao lại không chịu đi!”. Các vệ sĩ liền xúm lại túm ngay lấy gã thân sĩ rồi ném tòm xuống sông. Đến lúc này thì các quan lại và thân hào, lý trưởng mặt đều xanh xám như không còn giọt máu nào, hè nhau quỳ sụp 30
xuống, rồi thi nhau đập đầu khấu lạy, không một ai dám ngẩng đầu nhìn.
Tây Môn Báo nói: “Đợi thêm một hồi nữa xem sao!” Mọi người đều sợ run cả người vì không biết mạng mình rồi sẽ ra sao.
Một hồi sau, Tây Môn Báo lại nói: “Các người nhìn xem, sóng nước cuồn cuộn như thế này, làm gì có Hà Bá, tại sao mỗi năm lại giết oan một mạng người, các ngươi phải đền mạng thôi!”
Đám quan lại, thân sĩ lại thi nhau khấu đầu tạ tội, rồi nói: “Đó là do chúng tôi bị bà mo lừa gạt, chứ chẳng phải là chúng tôi có ý đó!”
Tây Môn Báo nói: “Nay bà mo đã chết; về sau, nếu còn ai nhắc đến chuyện Hà Bá lấy vợ thì sẽ cho người đó xuống sông mà làm ông mai bà mối”.
Sau đó, Tây Môn Báo cho tịch thu tất cả tài sản của bọn thân hào, quan lại, đem phân chia cho dân nghèo, để đền bù cho việc nhiều năm qua phải đóng thuế cho việc Hà Bá lấy vợ.Từ đó về sau, đời sống của cư dân Nghiệp Đô ngày càng ổn định, những người trước kia bỏ xứ ra đi, nay cũng lần lượt kéo về quê cũ để được an cư lạc nghiệp.
Tây Môn Báo, sau khi quan sát địa hình, đã cho đào 12 con kênh để dẫn nước sông Chương Hà về tưới đồng ruộng trong vùng, đồng thời cũng là để tiêu trừ nạn úng 31
lụt và hạn hán có từ bao đời nay ở vùng Nghiệp Đô, nhờ vậy đời sống của cư dân nơi đây ngày càng sung túc.
ngư phủ tay không
đẩy lui địch
Sở Bình Vương vu cho cha và anh của Ngũ Tử Thận là Ngũ Xa và Ngũ Thương tội mưu phản, rồi xử tử
32
cả hai.
Đến năm 506 trước công nguyên, Ngũ Tử Thận khởi binh, đồng thời mượn đại quân của nước Ngô tấn công nước Sở, chính là để báo thù cho cha và anh. Rốt cuộc, quân Ngô đã hạ được kinh thành Nghiệp Đô của nước Sở, nhưng do Sở Bình Vương đã chết trước đó, nên Ngũ Tử Thận cho quật mộ, rồi đánh vào tử thi của Sở Bình Vương 300 roi để hả dạ thù xưa.
Do nghi ngờ Chiêu Vương, là con trai của Sở Bình Vương, đã đào thoát đến nước Trịnh, Ngũ Tử Thận lại đem binh đi bao vây kinh thành của nước Trịnh với quyết tâm là lần này sẽ tiêu diệt cho bằng được nước Trịnh. Trịnh Định Công vô cùng sợ hãi, bèn tuyên bố, bất kể người nào có thể khiến cho quân Ngô thoái binh để cứu quốc gia, đều sẽ được trọng thưởng một phần lãnh thổ của nước Trịnh.
Sau khi các cáo thị viết lời tuyên bố này được dán khắp nơi, có một ngư dân trẻ tuổi xin được yết kiến Định Công, nói là mình có cách khiến cho quân Ngô phải lui quân. Định Công liền hỏi: “Để đánh lui quân Ngô, phải cần đến bao nhiêu binh mã?”
Người ngư dân trẻ đáp: “Cần chi đến quân binh, chỉ cần cho thần một mái chèo để thần vừa vác nó đi trên đường vừa ca hát nghêu ngao là quân Ngô sẽ tự rút lui thôi”.
Trịnh Định Công không tin. Nhưng chẳng còn kế sách 33
nào khác, nên đành sai người mang đến một mái chèo giao cho chàng trai ngư dân, Định Công còn nói thêm: “Nếu ngươi quả thật có thể đánh lui được quân Ngô, nhất định sẽ được trọng thưởng”.
Sau đó tay ngư phủ trẻ dùng dây thừng leo xuống tường thành, rồi đi thẳng đến doanh trại của quân Ngô. Khi đến trước cổng trại, người ngư phủ này vừa gõ vào mái chèo vừa nghêu ngao: “Người trong lau sậy, người trong lau sậy”. Thấy vậy quân lính liền bắt chàng trai, rồi áp giải đi gặp Ngũ Tử Thận. Đến trước mặt Ngũ Tử Thận người ngư phủ chẳng hề nói năng gì, vẫn cứ hát như trước. Cảm thấy kỳ quái, Ngũ Tử Thận bèn hỏi: “Ngươi là ai?”. Chàng trai giơ mái chèo lên, rồi đáp: “Tướng quân không nhìn thấy gì trong tay tôi sao? Tôi chính là con của Ngư Trượng Nhân đây”.
Ngũ Tử Thận vừa nghe đến ba tiếng Ngư Trượng
Nhân, bất giác rơi lệ, rồi vội vàng chắp tay vái lạy. Những thuộc hạ chung quanh không hiểu vì sao lại có chuyện này, nên đều ngơ ngác nhìn nhau. Thì ra năm xưa, khi Ngũ Tử Thận bị Sở Bình Vương truy sát, phải trốn khỏi Chiêu Quan, cuối cùng chạy đến Ngạc Chử, đến lúc này Ngũ Tử Thận trong lòng đang vô cùng hoang mang, vì trước mặt là sông lớn mêng mang, còn phía sau là truy binh sắp đến. Đang trong lúc nguy cấp, thì Ngũ Tử Thận bỗng thấy một ngư ông đang cố chèo ngược sóng đưa thuyền đi qua, liền vội kêu cứu.
34
Ngư ông cho cặp bờ, thì thấy Ngũ Tử Thận từ trong đám lau sậy bước ra, ngư ông liền ngắm nghía, rồi nói: “Tôi thấy ngài xem ra chẳng phải người thường, xin hãy nói rõ tình cảnh, chẳng cần phải giấu giếm đâu”.
Ngũ Tử Thận bèn cho ngư ông biết danh tính. Nghe xong, ngư ông thở dài mãi không thôi, rồi gọi Ngũ Tử Thận lên đò. Khi đò cặp bờ bên kia, ngư ông nói: “Chắc ngài đã đói lắm rồi, xin cứ đợi đây, để tôi đi kiếm chút cơm cho ngài đỡ dạ”.
Ngũ Tử Thận một mình trên đò đợi ngư ông, nhưng đợi mãi vẫn không thấy ngư ông quay về. Ngũ Tử Thận trong lòng không khỏi hoài nghi, liền lên bờ trốn vào trong lau sậy. Một hồi sau, bỗng nghe ngư ông hô hoán: “Người trong lau sậy! Người trong lau sậy!”. Đến lúc này thì Ngũ Từ Thận biết mình đã lầm, bèn chui ra khỏi bụi lau.
35
Phần thức ăn ngư ông mang về toàn là cao lương mỹ vị, giúp Ngũ Tử Thận được một bữa no say. Khi sắp chia tay, Ngũ Tử Thận cởi thanh kiếm đang đeo trao cho ngư ông, rồi nói: “Đây là kiếm tổ tiên để lại đáng giá cả trăm lượng vàng, nay xin tặng ngài để tạ ơn cứu mạng”.
Ngư ông cười đáp: “Tôi biết Sở Vương đã có lệnh, ai bắt được Ngũ Tử Thận sẽ được thưởng 5 vạn thạch hạt dẻ và phong tước thượng đại phu.Tôi đã không tham tước cao lộc trọng, lẽ nào lại tham thanh kiếm trăm lượng của 36
ngài?”
Ngũ Từ Thận nói: “Lão trượng không nhận kiếm thì xin cho biết danh tính để sau này được báo đáp”. Ngư ông bỗng nổi giận: “Tôi vì thương cảm ngài bị hàm oan, nên mới đưa ngài sang sông, nếu cần sự báo đáp, thì đâu đáng bậc trượng phu! Ngày sau nếu còn gặp nhau tôi sẽ xưng ngài là “Người trong lau sậy” còn ngài sẽ chỉ cần gọi tôi ba tiếng “Ngư Trượng Nhân” là được. Ngũ Tử Thận sau khi từ biệt Ngư Trượng Nhân, bỗng ngoái đầu lại dặn dò: “Nếu có quân địch đuổi đến, xin đừng tiết lộ tông tích của tôi!”
Ngư ông ngửa đầu than rằng: “Tôi đã lấy thành ý đối đãi nhưng ngài vẫn cứ hoài nghi. Nếu như ở đầu bên kia ngài lại gặp phải truy binh, thì lòng hoài nghi này làm sao gột sạch cho được? Thế thì tôi đành lấy cái chết để ngài được yên tâm vậy!”
Nói xong, ngư ông cởi bỏ dây buộc đò, ném cả mái chèo, rồi tự cho lật đò, thế là, ngư ông chìm dần xuống giữa sông. Ngũ Tử Thận không có cách nào để cứu, vừa khóc vừa than rằng: “Người đã cứu ta, còn ta lại làm hại người, quả là thương đau!”.
Chính lời nghêu ngao của chàng ngư phủ trẻ đã khiến Ngũ Tử Thận bồi hồi đau xót nhớ lại câu chuyện trên. Ngũ Tử Thận nói với chàng trai: “Cha ngươi vì cứu ta mà chết, ta chưa biết cách nào để báo đáp. Hôm nay, may 37
mắn gặp được ngươi, thế ngươi có điều chi yêu cầu, xin cứ nói cho ta biết”.
Ngư phủ trẻ đáp: “Tôi chẳng có yêu cầu gì cho riêng mình, chỉ xin ngài hãy tha cho nước Trịnh thôi”. Ngũ Tử Thận nghe xong bèn than rằng: “Ta có được ngày hôm nay, đó là nhờ ơn cứu mạng của Ngư Trượng Nhân, ngày nào còn sống dưới bầu trời này, ta làm sao có thể quên được ơn này!”
Sau đó, liền hạ lệnh rút lui, đưa quân trở về nước Sở. Người con trai của Ngư Trượng Nhân quay về báo cho Trịnh Định Công biết tin, Định Công cả mừng, lập tức ban thưởng cho chàng ngư phủ hơn trăm dặm đất đai và người nước Trịnh còn xưng tụng chàng ngư dân này là Ngư Đại Phu.
thuần vu khôn
thả chim lấy lộc
Tề Vương vì muốn giao hảo với nước Sở, nên đã phái Trí Sĩ Thuần Vu Khôn mang một con chim Hộc cực
38
lớn đi tặng cho Sở Vương.
Thuần Vu Khôn nhốt chim Hộc vào lồng sắt, đặt trên xe, rồi ra roi quất ngựa lên đường. Khi vừa khởi hành Thuần Vu Khôn thầm nghĩ: “Đây chỉ là món quà mọn, nhất định lộc thưởng của Sở Vương ban cho mình sẽ chẳng đáng là bao, càng không thể trông mong gì Sở Vương sẽ coi trọng nước Tề. Càng phiền toái hơn là, từ Tề đến Sở đường đi diệu vợi, phải chăm sóc con chim Hộc này quả là cực khổ, chi bằng bỏ quách nó đi cho xong”.
Nghĩ sao làm vậy, xe ngựa vừa khỏi cổng thành Lâm Tri, Thuần Vu Khôn mở lồng thả chim Hộc bay đi. Xưa nay, sứ thần dám cãi lệnh vua thì phải mang tội chết. Thế nhưng, Thuần Vu Khôn lần này lại chẳng hề biết sợ, chim vừa bay đi, liền bình thản tiếp tục lên đường hướng về nước Sở.
Vua nước Sở nghe tin có sứ giả nước Tề đến hiến tặng vật, trong lòng vui mừng khôn xiết, nên khi Thuần Vu Khôn vừa đến Sính Đô, liền cho gọi vào triều kiến. Nào ngờ, chỉ thấy Thuần Vu Khôn tay không vào triều, còn lễ vật chẳng thấy đâu cả, khiến Sở Vương cảm thấy có điều kỳ quặc, lẽ nào Tề Vương lại dám đùa bỡn nước Sở?
Thuần Vu Khôn thấy vẻ mặt không vui lẫn hoài nghi của Sở Vương, liền bước lên tâu rằng: “Tề Vương phái tiểu thần đến dâng cho Đại Vương một con chim Hộc 39
trắng, nhưng ngặt một nỗi, do đường xa vời vợi, vì không nỡ để cho nó đói khát, nên thần đã liều mang nó ra khỏi lồng để cho ăn uống, nào ngờ, khi vừa được ra khỏi lồng, nó liền vùng vẫy thoát khỏi tay thần, rồi bay lên trời mất tăm!
Tiểu thần tự biết mình đã phụ lòng Tề Vương, lại cảm thấy xấu hổ chẳng dám gặp mặt Đại Vương, nên đã rút kiếm định tự sát để chuộc tội. Nhưng thần lại nghĩ: “Ta chết đi chẳng có gì đáng tiếc, nhưng sợ rồi đây thiên hạ sẽ dị nghị là Tề Vương quí chim Hộc hơn sinh mạng của một sứ thần”, vì vậy thần lại không dám tự vẫn nữa.
Quả thật, thần đã lâm vào hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan, vừa nghĩ là chim thú trong thiên hạ vốn nhiều vô kể, tại sao không tìm mua một con chim Hộc tương tự để thế cho con chim đã mất? Nhưng thần lại sợ, làm thế rõ ràng là có ý lừa dối Tề Vương, mà thần làm sao có thể làm kẻ
bất trung cho được? Tiểu thần lại nghĩ đến chuyện bôn tẩu đến một nước khác để tìm chỗ dung thân. Nhưng lại sợ ảnh hưởng đến mối giao hảo giữa Tề và Sở thì sẽ phải ân hận một đời, chuyện này nhất định chẳng thể làm được!
Nay thần đã liều kể hết nguồn cơn cho Đại Vương nghe, xin Đại Vương cứ thẳng tay trị tội!”
Vừa nói xong, Thuần Vu Khôn liền quỳ xuống khấu lạy, chờ được phân xử.
Lời kể của Thuần Vu Khôn khiến Sở Vương vô cùng
40
cảm động, liền vội vàng kêu Thuần Vu Khôn đứng dậy. Sở Vương cảm khái nói: “Nước Tề có sứ thần như tiên sinh khiến ta phải bội phục! Một con chim Hộc lỡ bay đi mất nào có đáng gì, xin tiên sinh đừng quan tâm đến nữa!”
Do cảm phục khí tiết của Thuần Vu Khôn, Sở Vương đã tiếp đãi vô cùng trọng hậu, lại thưởng thêm nhiều vàng bạc, mà giá trị còn lớn gấp nhiều lần giá trị của con chim Hộc.
tăng quân giảm nồi,
phá quân ngụy
Trương Nghi người nước Ngụy và Tô Tần người Lạc
41
Dương đều là học trò của Quỷ Cốc Tử. Hai người vốn cùng học du thuyết, nên tình bạn vô cùng thân thiết, về sau kết làm anh em.
Đương thời, trong bảy nước được thiên hạ xưng là Thất Hùng, thì Tần là nước mạnh nhất. Sáu nước còn lại thường xuyên tranh giành lẫn nhau, nhằm gây thanh thế cho nước mình.
Sau khi học thành tài, Tô Tần liền đi khắp sáu nước này để thuyết phục họ cùng liên kết để đối phó với Tần. Vua Triệu rất tin phục chủ trương của ông, nên đã bái ông làm Tướng Quốc; từ đó, Tô Tần trở nên giàu sang phú quí. Về phần Trương Nghi, sau khi học xong đã quay về nhà, chẳng làm được gì ra hồn, chịu cảnh bần cùng, từ đó sinh ra bất đắc chí không còn muốn tiến thân nữa.
Khi Trương Nghi đang trong cảnh bế tắc, thì một ngày kia, có một nhà buôn tình cờ ghé qua, trong lúc đàm luận,
người này nói đến chuyện Tô Tần làm tướng quốc ở nước Triệu, do vậy, vị nhà buôn này khuyên Trương Nghi nên đến nước Triệu để mưu cầu phú quí. Đã vậy, người này còn sẵn lòng cho Trương Nghi đi nhờ xe đến Hàm Đan, kinh đô của nước Triệu.
Sau khi đến Hàm Đan, Trương Nghi liền đến phủ tướng quốc xin gặp Tô Tần. Nào ngờ, đợi đến ngày thứ năm, quân gác cổng mới báo cho biết là Tướng Quốc rất bận rộn, nên nói Trương Nghi cứ về quán trọ chờ đợi, khi nào 42
Tướng Quốc rảnh rỗi sẽ cho gọi vào gặp mặt. Trương Nghi lại đợi thêm vài ngày nữa, nhưng vẫn chẳng có tin tức gì, khiến trong lòng vô cùng bất mãn, chỉ muốn bỏ đi ngay, nhưng ngặt nỗi là đang thiếu tiền trọ mà chưa có cách nào trả được, nên đành phải cố nhẫn nhục chờ đợi.
Vài ngày nữa lại qua đi, nhưng vẫn chẳng thấy tăm hơi Tô Tần đâu cả. Trương Nghi liền đi tìm nhà buôn, nhưng cũng tìm chẳng ra. Đương lúc căm phẫn tột độ, thì bỗng người của phủ tướng quốc đến gọi vào phủ để gặp Tô Tần. Trương Nghi vội vàng gặp chủ quán trọ xin mượn một bộ áo quần tươm tất để mặc, rồi vội vàng đi vào phủ tướng quốc. Khi đến phủ thì vẫn thấy cổng đóng chặt, Trương Nghi đành phải vào lối cổng phụ. Khi đến phủ đường, Trương Nghi định bước vào để gặp Tô Tần, thì bị quân bảo vệ ngăn lại, nói là Tướng Quốc vẫn còn đang bận, thế làTrương Nghi lại đành phải đứng bên ngoài chờ thêm.
Lần chờ đợi này quả là khổ cho Trương Nghi, vì đã đợi đến chiều, mà cũng chẳng thấy ai ngó ngàng đến. Đương lúc bụng đói miệng khát, tiến thoái lưỡng nan, thì bỗng nghe hô: “Tướng Quốc gọi vào!”. Trương Nghi lật đật bước vào phủ đường, thì thấy Tô Tần đang chễm chệ ngồi trên cao, chẳng thèm động đậy gì. Trương Nghi cố nén giận, bước đến vái chào, đến lúc này Tô Tần mới chịu đứng dậy, nhẹ vẫy tay đáp lễ, hỏi: “Lão huynh vẫn khỏe chứ?”.
Thấy vậy, Trương Nghi cố nén giận, ra vẻ không thèm 43
quan tâm đến lời chào hỏi của Tô Tần. Tô Tần lại nói: “Do chuyện công bận rộn phải để lão huynh chờ lâu, xin mời dùng bữa xong sẽ nói chuyện sau vậy!”
Quân hầu dọn ra một chiếc bàn nhỏ, rồi bưng lên cho Trương Nghi vài món sơ sài. Thế nhưng trên bàn của Tô Tần lại bày đầy cao lương mỹ vị. Trương Nghi vốn chẳng muốn ăn, nhưng đói quá, nên nhịn không được đành phải ăn đỡ dạ.
Tô Tần cơm nước no say xong, truyền cho quân nói với Trương Nghi: “ Mời khách qua nói chuyện!” Trương Nghi nổi giận, bước đến trước mặt Tô Tần mắng: “Tô Tần, ta cứ tưởng ngươi không quên tình bạn cũ, nên mới đến nhờ cậy, không ngờ bị ngươi làm nhục đến thế này! Bậc đại trượng phu đầu đội trời chân đạp đất, tự mình mưu cầu phú quí, lẽ nào cứ phải nương nhờ vào ngươi mới thành?”
Tô Tần nói: “Nếu có thể tự mình làm nên danh lợi, sao còn tìm đến làm gì? Niệm tình đồng môn xưa kia, ta tặng cho ngươi một lượng vàng để tự tìm đường mà đi”.
Trương Nghi càng thêm nổi giận, đùng đùng cầm lượng vàng ném xuống đất, rồi hầm hầm bỏ đi, Tô Tần cũng chẳng giữ lại. Về đến quán trọ, Trương Nghi chợt thấy lo lắng, vì tiền trọ trả cách nào đây? Còn về nhà ư? Lộ phí cũng chẳng có!
Trương Nghi đang lúc chán nản, thì thấy vị nhà buôn 44
bước vào. Nghe Trương Nghi than thở về tình cảnh khốn đốn khi gặp Tô Tần trong phủ tướng quốc, vị nhà buôn nói: “Sự cố này đều tự tôi mà ra, khiến lòng vô cùng áy náy, nay tôi xin được trả nợ thay và đưa tiên sinh về nhà”.
Trương Nghi đáp: “Tôi chẳng còn mặt mũi nào về nước Ngụy nữa rồi. Nay lại muốn đi Tần một phen để tạo dựng sự nghiệp, chỉ hận là chưa có lộ phí mà thôi!”
Vị nhà buôn hỏi: “Ở nước Tần ngài còn có bạn đồng môn sao?”
Trương Nghi đáp: “Không có. Nhưng hiện nay Tần là nước cường thịnh nhất, nên tôi muốn lợi dụng quân của nước Tần đánh Triệu để báo thù Tô Tần!”
Vị nhà buôn nói: “Tưởng tiên sinh muốn đi nơi khác thì tôi chẳng có cách nào giúp đỡ, nhưng muốn đi Tần thì quả là tiện dịp, vì tôi cũng đang muốn đi Tần thăm người thân đây! Xin tiên sinh cùng ngồi xe đến Tần với tôi!”
Trương Nghi cả mừng, nói: “Nếu biết có một người đầy lòng nghĩa khí như ngài, hẳn là Tô Tần phải hổ thẹn mà chết!”
Vị nhà buôn giúp Trương Nghi trả tiền trọ xong, cả hai liền cùng lên đường đến nước Tần. Trên đường đi, vị nhà buôn chẳng hề tiếc tiền, thấy Trương Nghi cần gì, liền bỏ tiền mua ngay thứ đó. Khi đến được nước Tần, vị nhà buôn này còn xuất tiền vàng hối lộ cho những người dưới trướng Tần Huệ Văn Vương để giúp tiến cử 45
Trương Nghi.
Huệ Văn Vương nghe các cận thần cực lực tán dương tài năng của Trương Nghi, liền cho gọi vào triều kiến. Sau một hồi đàm luận, Huệ Văn Vương phát hiện Trương Nghi quả đúng là một bậc kỳ tài, liền phong cho Trương Nghi tước Khách Khanh; rồi từ đó, hai người thường hay luận đàm chuyện thống trị các nước chư hầu.
Một ngày kia, vị nhà buôn đến từ biệt Trương Nghi. Trương Nghi rơi lệ nói: “Nhờ ngài giúp đỡ mọi điều, tôi đây mới được vua Tần trọng dụng, đang muốn tìm cách báo đáp, sao ngài lại ra đi sớm thế?”
Vị nhà buôn cười rồi nói: “Tất cả là do Tô tướng quốc an bài, chứ tôi nào có công lao gì. Hiện nay Tướng Quốc đang liên kết sáu nước để chống lại Tần, nên rất lo Tần sẽ xâm phạm nước Triệu, làm hỏng kế hoạch liên minh. Tướng Quốc từ lâu cho rằng, ngoài ngài ra chẳng còn ai
có thể tác động đến quyết sách của vua Tần được, nên đã kêu tôi giả làm nhà buôn đưa ngài đến nước Triệu. Nhưng Tướng Quốc lại e rằng ngài còn thiếu hùng tâm chí khí, nên đã chú ý tìm cách khích nộ ngài. Về sau, khi biết ngài có ý định đến nước Tần, Tướng Quốc liền giao cho tôi rất nhiều vàng bạc để chi dùng cho việc tiến cử ngài với Tần Vương. Bây giờ, mục đích đã thành, tôi phải về báo cho Tướng Quốc biết đây”.
Trương Nghi chợt tỉnh cả người, thở dài đáp: “Tôi đã 46
trúng kế Tô Tần mà chẳng biết, tài cán quả là kém xa ông ấy. Xin ngài thay tôi cảm tạ công lao của Tướng Quốc, và báo cho Tướng Quốc biết là ngày nào ông ấy còn tại vị, thì ngày đó tôi quyết sẽ không để nước Tần xâm phạm nước Triệu, để đền đáp ân đức của Tướng Quốc”.
phùng hoan giúp mạnh
thường quân
Do ngưỡng mộ danh vọng của Mạnh Thường Quân,
47
nên trong nhà của vị tướng quốc của nước Tề này thường có khoảng ba ngàn Tân Khách. Ngày kia, có một hảo hán thân hình vạm vỡ tên Phùng Hoan đến xin ra mắt. Mạnh Thường Quân hỏi bản lĩnh của anh ta là gì, Phùng Hoan trả lời là chẳng có bản lĩnh gì cả, chỉ vì nghe đồn Tướng Quốc tính tình hào phóng, thích kết nạp khách bốn phương, nên tìm đến. Mạnh Thường Quân dù không xem trọng Phùng Hoan, nhưng vẫn giữ lại làm thực khách.
Phùng Hoan ở dưới trướng của Mạnh Thường Quân được một năm, nhưng chẳng thấy làm được điều gì hữu dụng cả, nên Mạnh Thường Quân cũng không chú ý gì đến anh ta. Đến một ngày kia, người quản gia đến báo cho Mạnh Thường Quân biết, vì số thực khách ngày càng đông, nên chi phí ngày càng nhiều, do vậy lượng tiền chỉ còn đủ dùng trong một tháng thôi.
Mạnh Thường Quân vốn từng cho vay nợ rất nhiều ở vùng quê nhà Tiết Địa. Nên sau một hồi xem xét thấy
còn rất nhiều nợ có thể thu hồi, bèn hỏi quản gia: “Trong số các môn khách ai có thể giúp ta về Tiết Địa thu nợ?” Người quản gia đáp: “Phùng tiên sinh tuy chẳng có tài cán gì, nhưng tính tình trung thực, xin Tướng Quốc cứ thử phái anh ta đi xem sao”.
Mạnh Thường Quân bèn mời Phùng Hoan đến, rồi đề cập đến chuyện thu nợ. Phùng Hoan nghe vậy liền nhận lời ngay, rồi lập tức mang theo giấy nợ ngồi xe về Tiết Địa. Khá nhiều người vùng Tiết Địa mắc nợ Mạnh 48
Thường Quân, nên khi nghe nói Mạnh Thường Quân phái người lại thu nợ, liền kéo nhau đến trả, số tiền thu được đến hơn mười vạn. Phùng Hoan mang cả số tiền này đi mua rượu thịt, rồi cho dán cáo thị, rao là: “Phàm những ai có thiếu nợ Mạnh Thường Quân, bất luận có trả được hay không, ngày mai đều phải đến công đường để kiểm tra giấy nợ”.
Người dân nghe nói có rượu thịt khao đãi, đều kéo nhau đến đúng giờ. Phùng Hoan một mặt mời gọi mọi người ăn uống, một mặt quan sát xem trên thực tế ai giàu có, ai gặp khó khăn. Đợi mọi người cơm nước no say xong, Phùng Hoan lấy giấy nợ ra, xét xem ai là người đang túng quẫn chưa thể trả nợ ngay được, thì cho người đó viết lại giấy hẹn trả nợ, còn ai xét thấy không thể trả được, Phùng Hoan đem tất cả giấy nợ của họ ra đốt sạch. Sau đó, Phùng Hoan nói với mọi người: “Mạnh Thường Quân sở dĩ cho các người mượn nợ, ấy là muốn mọi nhà có kế
49
sinh nhai, chứ chẳng phải vì muốn có lãi lộc gì. Nhưng vì trong phủ tướng quốc phải lo cho mấy ngàn thực khách, nên phí dụng rất lớn, nên mới phải về đây thu nợ. Hôm nay, người nào không thể trả nợ ngay, thì hoãn lại để kỳ sau, những ai quả thực không thể trả được nợ sẽ được hủy giấy nợ. Ân đức của Mạnh Thường Quân đối với người Tiết Địa quả là không nhỏ!”
Nghe vậy, mọi người đều reo mừng: “Mạnh Thường Quân đúng là bậc phụ mẫu của dân!”
50
Phùng Hoan mang hai tay không về gặp Mạnh Thường Quân. Mạnh Thường Quân hỏi: “Các hạ vất vả lắm chăng? Nợ đã thu hồi được hết không?”
Phùng Hoan đáp: “Chẳng những thu được nợ, mà còn thu cho ngài cả ân đức nữa!”. Sau khi nghe Phùng Hoan rành mạch kể lại sự việc xong, Mạnh Thường Quân sầm mặt, nói: “Ta đang nóng lòng đợi tiền để chi dụng, nhưng chẳng những không thấy tiền đâu, ngươi lại còn đốt cả giấy nợ, lại còn nói là thu được ân đức, không biết đó là loại ân đức gì?”
Phùng Hoan đáp: “Tiết Địa là phong ấp của ngài, bách tính nơi đây cùng chia sẻ an nguy cùng ngài. Nay có người không thể trả được nợ, chi bằng đốt đi những tờ giấy nợ vô dụng, để tiếng nhân nghĩa của ngài lưu truyền khắp nơi, đấy chính là ân đức mà tôi thu được cho ngài”.
Mạnh Thường Quân chẳng biết làm sao hơn, đành miễn cưỡng nói: “Đa tạ ý tốt của các hạ”.
Nói về Chiêu Tương Vương nước Tần, khi nghe Tề Dẫn Vương dùng Mạnh Thường Quân làm Tướng Quốc, trong lòng không khỏi lo lắng, nói: “Người này được nước Tề trọng dụng, nhất định sẽ là hậu hoạn của Tần”. Sau đó, Tần Vương sai người sang Tề rêu rao khắp nơi là Mạnh Thường Quân nay vang danh thiên hạ, người người chỉ biết có Mạnh Thường Quân, chứ chẳng ai còn biết đến Tề Vương, chẳng bao lâu nữa hẳn là Mạnh Thường Quân sẽ soán ngôi vua của Tề Vương.
Tề Dẫn Vương nghe lời đồn vô cùng kinh hãi, liền thu
51
lại ấn tướng quốc của Mạnh Thường Quân, rồi cho hồi hương về Tiết Địa.
Các môn khách thấy Mạnh Thường Quân bị bãi chức thì lần lượt bỏ đi, chỉ còn duy nhất Phùng Hoan hộ vệ Mạnh Thường Quân về quê nhà. Khi Mạnh Thường Quân còn chưa đến Tiết Địa, thì đã thấy từng đoàn dân Tiết Địa lũ lượt ra đón, tranh nhau dâng cho rượu thịt và hỏi han. Mạnh Thường Quân xiết bao cảm kích, nói với Phùng Hoan: “Đây chính là ân đức mà tiên sinh đã thu lại cho ta!”.
Phùng Hoan Đáp: “Dụng ý của tôi chẳng phải chỉ có thế, nếu ngài cấp cho tôi một chiếc xe, thì tôi còn có thể giúp ngài càng được trọng dụng hơn”.
Mạnh Thường Quân liền giao một cỗ xe cùng tiền vàng cho Phùng Hoan, rồi nói: “Tùy nghi tiên sinh sử dụng!” Vài ngày sau, Phùng Hoan ngồi xe đến thành Hàm
Dương đi gặp Chiêu Tương Vương, Phùng Hoan nói: “Ngày nay, trong thiên hạ chỉ có Tề và Tần là hai nước mạnh nhất, nước Tề sở dĩ có thể tranh hùng với Tần, đó là nhờ có Mạnh Thường Quân. Hiện giờ Tề Vương phế bỏ Mạnh Thường Quân, khiến Mạnh Thường Quân trong lòng căm hận, nếu nước Tần thừa lúc này trọng dụng Mạnh Thường Quân, thì sẽ nắm được nhiều điều cơ mật của nước Tề, giúp Tần có thể đối phó được với nước Tề, mai sau nước Tề hẳn không còn là mối lo của nước Tần nữa. Nếu đại vương bỏ lỡ cơ hội này, biết đâu sau này
52
Tề Vương sẽ hối hận mà trọng dụng lại ông ta, thì đến lúc đó chưa biết hai nước Tề và Tần ai mạnh hơn ai!”. Cũng trong thời gian này, do tướng quốc nước Tần vừa mất, Tần Vương đang lo tìm kiếm người thay thế, nên nghe được những lời của Phùng Hoan cảm thấy vui mừng khôn xiết. Tần Vương lập tức phái người mang theo vô số vàng bạc đi Tề nghênh đón Mạnh Thường Quân. Phùng Hoan vội vàng đi trước sứ giả về ngay nước Tề, đi gặp Dẫn Vương, nói: “Ngày nay Tần, Tề hai nước tranh giành ảnh hưởng, ai được người giúp thì thắng, kẻ nào mất người thì thua, Đại Vương hẳn là biết rõ điều này. Hôm nay, thần nghe được một tin, là nước Tần đã biết Đại Vương phế bỏ Mạnh Thường Quân, nên bí mật phái người đến Tề rước Mạnh Thường Quân về làm tướng quốc, nếu vậy, phen này nhất định nước Tần sẽ xưng hùng thiên hạ, còn nước Tề tất sẽ lâm nguy! Do
vậy, chẳng thể không đến cấp báo cho Đại Vương biết tin này để dễ bề lo liệu!”.
Vào đúng lúc này, quả nhiên có người vào báo là sứ giả nước Tần cùng với đoàn ngựa xe đang ồn ào tiến qua biên giới. Dẫn Vương lập tức ra lệnh cho Phùng Hoan đón ngay Mạnh Thường Quân về triều, đồng thời, Tề Vương cũng khôi phục tước vị cho Mạnh Thường Quân, đã vậy, còn ban thêm phong ấp hơn ngàn hộ dân.
Mạnh Thường Quân lại làm tướng quốc, các môn
53
khách trước đây bỏ đi nay cũng lại lục tục kéo đến cậy nhờ. Mạnh Thường Quân thở dài nói với Phùng Hoan: “Trước đây, họ nương nhờ ta suốt nhiều năm, mà ta cũng chưa hề bạc đãi họ, thế mà ta vừa bãi quan, họ liền bỏ mặc ta. Nay nhờ công sức của tiên sinh ta mới được như xưa, lẽ nào họ còn mặt mũi nào đến gặp ta?”
Phùng Hoan đáp: “Sự vinh nhục thành bại của một người là chuyện thường tình, ngài chưa thấy một cái chợ sầm uất hay sao? Sáng sớm người người ùn ùn kéo vào, để tìm kiếm thứ mình cần dùng, khi chiều xuống, thì cả chợ cũng chẳng còn bóng người, vì thứ mà người ta cần cũng chẳng còn. Vì vậy, nhà giàu sang phú quí lúc nào chẳng đông khách, còn nhà bần hàn thì tiêu điều vắng vẻ, điều này có chi là kỳ quái?”.
Mạnh Thường Quân vô cùng bái phục kiến giải của Phùng Hoan, nên vẫn đối đãi với môn khách như trước đây.
tương như
mang ngọc về triệu
Vua nước Triệu được một viên bạch ngọc nức danh thiên hạ của nhà họ Hòa. Viên ngọc này sắc trong
54
suốt, đặt trong bóng tối sẽ tự nhiên toả sáng. Ngọc còn có thể xua đuổi muỗi mòng, nếu mang trong người, thì đông ấm hạ lại mát mẻ. Biết được tin này, Chiêu Tương Vương nước Tần liền sai sứ giả mang thư đến gặp Triệu Vương, nói rằng, xin đổi mười lăm tòa thành lấy viên bạch ngọc này.
Triệu Vương cảm thấy khó xử, vì Tần vốn là cường quốc, nếu không đồng ý, ắt sẽ khiến Tần tức tối, nếu đồng ý, chỉ sợ là mất ngọc nhưng cũng chẳng được thành. Triệu Vương bèn triệu tập quần thần để thương nghị.
Có một vị đại thần đề nghị: “Ta nên cử một người trí dũng song toàn mang ngọc đến Hàm Dương, nếu được thành thì Tần Vương sẽ được ngọc, còn ngược lại, người này phải mang được ngọc trở về. Đây chính là kế lưỡng toàn”.
Nhưng làm cách nào kiếm được một người như thế đây? Hoạn quan Mậu Hiền tâu lên: “Thần có một môn khách tên là Lạn Tương Như, người này đáng gọi là dũng sĩ, lại có mưu trí, có thể đảm đương việc này”.
Triệu Vương triệu Lạn Tương Như vào triều, nghe chuyện xong Lạn Tương Như liền nhận lời, rồi hứa rằng: “Xin Đại Vương yên tâm, nếu Tần giao thành thì ngọc ở lại với Tần, còn không, nhất định ngọc sẽ trở về Triệu”.
Triệu Vương cả mừng, lập tức phong Lạn Tương Như 55
làm Đại Phu, rồi giao ngọc cho Lạn Tương Như mang đi Hàm Dương.
Tần Vương nghe ngọc đã đến, vội vàng tập hợp quần thần để triệu kiến Lạn Tương Như. Tương Như dâng ngọc lên cho Tần Vương. Vừa mở bao ra, thấy bạch ngọc tỏa sáng rực rỡ, Tần Vương bất giác ồ lên khen: “Quả là bảo ngọc hiếm thấy trên đời!”. Sau một hồi nhìn ngắm, Tần Vương lại chuyền cho các đại thần cùng nhìn ngắm. Nhìn ngắm thỏa thuê xong, các đại thần đều bái lạy chúc mừng và hô to: “Vạn, vạn tuế!”.
Tần Vương lại đem ngọc bỏ vào bao gấm gói lại, rồi sai đem vào cung cho các phi tần thưởng lãm, hồi lâu sau mới thấy ngọc được mang trở lại. Lạn Tương Như đứng trước bệ rồng chờ đợi, trước sau vẫn không nghe Tần Vương đề cập đến chuyện giao mười lăm thành như đã hứa. Trong lòng chợt nghĩ ra một kế, Lạn Tương Như liền
bước lên tâu rằng: “Viên bạch ngọc này tuy quí, nhưng đáng tiếc là lại có một vết nhỏ mà mọi người chưa nhìn ra, thần xin được chỉ để Đại Vương thấy”.
Tần Vương sai người mang ngọc đưa lại cho Tương Như. Vừa cầm lấy ngọc, Tương Như liền lùi mấy bước, lưng tựa vào trụ điện, trợn trừng hai mắt, rồi nộ khí đùng đùng nói với Tần Vương: “Triệu Vương nhận được giao hẹn của Đại Vương, muốn đổi mười lăm thành lấy ngọc, liền cùng các đại thần bàn bạc. Các đại thần đều nói 56
Đại Vương xưa nay có tiếng là không thủ tín, nên Triệu Vương đã căn dặn hạ thần là nếu không nhận được thành, quyết không giao ngọc. Thần nói, Đại Vương là vua của một nước, quyết không thể lừa người. Sau đó, Triệu Vương trai giới năm ngày trước khi phái thần đưa ngọc đến Tần. Hôm nay, Đại Vương đối đãi với thần không chút trọng lễ tiết, thái độ lại ngạo mạn, ngồi trên cao nhận ngọc, cứ chuyền tay nhau xem ngọc, mà chẳng hề đề cập đến chuyện giao thành, vì vậy, thần đành phải lấy lại ngọc. Nếu bị Đại Vương bức bách, thần chỉ còn cách cùng với ngọc này đập đầu vào cột để cùng vỡ nát, chứ không chịu để nó lọt vào tay nước Tần!”.
Rồi thì Tương Như giơ cao viên ngọc mắt nhìn trừng trừng cây cột như muốn ném vỡ viên ngọc. Tần Vương cả kinh, sợ là Tương Như sẽ ném vỡ ngọc, vội vàng nói: “Đại Phu không cần phải làm thế! Ta làm sao có thể thất tín với nước Triệu chứ?”
Tần Vương liền sai người mang bản đồ đến, rồi vừa chỉ vừa nói từ đâu... đến đâu là mười lăm thành từ nay sẽ trở thành của nước Triệu.
Tương Như trong lòng nghĩ thầm: “Đây chỉ là sự dối trá nhằm đoạt cho được viên ngọc của họ Hòa mà thôi, chứ chẳng hề thật lòng chút nào!” Bèn nói với Tần Vương: “Triệu Vương không dám vì viên ngọc hiếm quí này mà đắc tội với Đại Vương, nên trước khi thần lên đường đến Tần, Triệu Vương đã trai giới suốt năm ngày, lại còn triệu 57
tập quần thần cử hành nghi thức tống tiễn. Nay thần nghĩ, Đại Vương cũng nên trai giới năm ngày, chuẩn bị ngựa xe, triệu tập bá quan văn võ để cử hành nghi lễ nghênh tiếp, thì thần mới dám dâng ngọc lên cho Đại Vương”.
Tần Vương nghe vậy liền đáp ứng ngay, sai người đưa Lạn Tương Như đến công quán nghỉ ngơi, đồng thời, hạ lệnh bắt đầu trai giới suốt năm ngày
Tin rằng Tần Vương sẽ không tuân giữ giao ước đổi thành lấy ngọc, nên khi vừa đến công quán, Lạn Tương Như liền gọi tùy tùng thay y phục của dân thường, ra vẻ giống như hạng người bần cùng, xong buộc ngọc vào bụng, rồi âm thầm lặng lẽ trốn về nước Triệu.
Tần Vương tuy đồng ý trai giới, nhưng thực ra chẳng hề thực hành. Qua năm ngày sau, Tần Vương vào triều, trước đó, vì muốn khoe khoang, nên đã cho mời sứ giả các nước chư hầu cùng tham gia lễ nghi tiếp nhận ngọc
quý. Đồng thời, Tần Vương cũng sai đưa xe đến đón Lạn Tương Như.
Lạn Tương Như ung dung bước vào đại điện. Tần Vương thấy Lạn Tương Như chẳng mang theo gì, vội hỏi: “Ta đã trai giới năm ngày để tỏ lòng cung kính tiếp nhận ngọc quí, thế mà tiên sinh lại chẳng mang ngọc đến, lý do là vì sao?”
Tương Như tâu rằng: “Nước Tần từ thời Mục Công đã qua hai mươi đời quân vương, đời nào không từng dối 58
gạt lân bang? Đời nào biết giữ chữ tín? Do vậy, thần sợ lại bị lừa dối, phụ lòng tin cẩn của Triệu Vương, nên đã sai người mang ngọc về Triệu rồi!”
Tần Vương nghe vậy đùng đùng nổi giận, nói: “Ngươi dám to gan lớn mật mang ta làm trò cười, tội thật đáng chết!”
Nói xong, Tần Vương sai quân bắt trói Lạn Tương Như. Lạn Tương Như mặt không hề biến sắc, nói: “Thần có một câu muốn nói. Tình thế hiện nay, Tần mạnh Triệu yếu, chỉ có chuyện Tần hiếp đáp Triệu, chứ có lý nào Triệu lại dám lừa dối Tần. Nếu Đại Vương muốn có viên ngọc của họ Hòa, trước tiên, chỉ cần giao mười lăm thành cho Triệu, sau đó phái người cùng thần đến Triệu lấy ngọc. Thử hỏi đến lúc đó, Triệu có dám đã nhận thành mà không giao ngọc không? Thần biết hôm nay đã đắc tội với Đại Vương, quả đáng tội chết, chỉ xin được chết
trước mặt sứ thần các nước, để các chư hầu biết rằng, nước Tần lừa lấy ngọc quí không thành, nên đã thẹn quá hóa giận mà giết hại sứ giả của nước Triệu.
Nghe Tương Như nói xong, cả Tần Vương lẫn các đại thần chỉ còn cách ngó nhau mà chẳng thể thốt nên lời. Còn sứ thần các chư hầu thì đã hiểu ra mọi chuyện, người người đều thở dài, lo lắng cho Lạn Tương Như.
Lúc này, các võ sĩ sắp lôi Tương Như ra khỏi điện, thì bỗng Tần Vương hô dừng lại. Tần Vương nói với các 59
đại thần: “Dù có giết Lạn Tương Như, thì cũng chẳng thể lấy được ngọc, ngược lại, phải mang tiếng bất nghĩa, gây bất hòa giữa Tần và Triệu”.
Thế là, Tần Vương đành phải tha Lạn Tương Như về Triệu. Do lập được công lớn, nên Tương Như được vua Triệu phong làm Thượng Đại Phu. Về sau, hai nước Tần Triệu cũng không nhắc đến chuyện đổi thành lấy ngọc nữa.
trước khi xuất binh
xin lãnh thưởng
Vào năm hai trăm hai mươi lăm trước công nguyên,
60
tức bốn năm trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, Tần Vương quyết tâm tiêu diệt cho được nước Sở. Tần Vương trước tiên hỏi đại tướng Lý Tín, là chuyến viễn chinh này cần bao nhiêu binh lực. Lý Tín trả lời, chỉ cần hai mươi vạn quân là đủ. Tần Vương lại hỏi lão tướng Vương Tiễn, Vương Tiễn đáp, ít ra là phải có sáu mươi vạn quân. Tần Vương nghĩ: “Người già nhát gan, không bằng được tướng trẻ dũng cảm”. Bèn giao trọng trách diệt Sở cho Lý Tín. Kết quả là Lý Tín bị danh tướng nước Sở là Hạng Yên đánh cho đại bại.
Từ đó, Tần Vương mới biết Vương Tiễn là người có trí tuệ hơn người, liền đích thân đến gặp Vương Tiễn, đồng ý cấp cho Vương Tiễn sáu mươi vạn đại quân. Đến giờ xuất phát, Tần Vương lại đến tống tiễn lão tướng họ Vương. Vương Tiễn nhân lúc này xin Tần Vương ban thưởng, rồi lấy trong tay áo ra một tấm bản đồ, trên đó có vẽ mấy
khu đất trại màu mỡ trong thành Hàm Dương, Vương Tiễn nói: “Xin Đại Vương ban cho thần để con cháu đời sau của thần được hưởng ơn đức của Đại Vương”. Tần Vương đáp: “Nếu tướng quân phen này chiến thắng trở về, thì ta sẽ cùng tướng quân cùng hưởng giàu sang phú quí, chứ đâu phải chỉ có bấy nhiêu!”
Ngay đó, Tần Vương liền phê chuẩn lời thỉnh cầu của Vương Tiễn.
Đoàn quân vừa đến Hàm Cốc Quan, Vương Tiễn lại 61
sai người quay về Hàm Dương, xin Tần Vương ban thêm vài tòa đình viên, Tần Vương lại phê chuẩn. Phó tướng Mông Vũ biết được chuyện, liền nói với Vương Tiễn: “Chẳng phải lão tướng quân đã thỉnh cầu có phần quá đáng hay sao?”
Vương Tiễn đáp: “Tần Vương tính tình cường bạo, đã vậy lại đa nghi. Lần này đã giao cho ta toàn bộ tinh binh sáu mươi vạn, hiện nay trong nước quân lực chẳng còn bao nhiêu, điều này dễ khiến Tần Vương sinh lòng ngờ vực. Ta thỉnh cầu vườn tược nhà cửa nhiều đến thế, là để Tần Vương biết là ta luôn nghĩ đến con cháu đời sau, không cần phải nghi ngờ nữa. Chứ ta đây tuổi đã già, nào còn lòng ham muốn đến phú quí nữa!”
Mông Vũ nghe vậy, vô cùng bái phục, nói: “Ý tứ của lão tướng quân thực là thâm sâu, tôi không thể nào bì được!”
Tướng Sở Hạng Yên nghe nói quân Tần sắp tấn công, liền xin tăng thêm hai mươi vạn quân để kháng cự. Đến biên giới, Vương Tiễn cho hạ trại đóng quân, chứ không hề hạ lệnh tấn công, đã vậy, còn cho xây dựng thêm phòng tuyến dài hơn mười dặm rất kiên cố. Mỗi ngày Hạng Yên đều phái tướng đến khiêu chiến, nhưng quân Tần vẫn bình chân như vại không chịu ra. Hạng Yên nói: “Vương Tiễn già rồi, nên lòng cam đảm cũng chẳng còn, tuy mang danh nghĩa là đến tấn công, nhưng kỳ thực chỉ 62
là muốn phòng thủ, miệng nói là muốn đánh Sở chẳng qua là để hư trương thanh thế mà thôi!”. Từ đó, sự đề phòng của quân Sở cũng dần dần lơi lỏng.
Vương Tiễn ngày nào cũng cho quân binh cùng mình ăn uống no say. Do an nhàn chẳng phải làm gì, nên các quân binh đều thích chơi ném đá. Người chơi trò này thường dùng những dụng cụ bằng gỗ có tính đàn hồi để bắn những viên gạch nặng mười hai cân, ai bắn xa được ba trăm bước là thắng; còn người nào bắn cao được hơn tám thước cũng được coi là thắng cuộc. Vương Tiễn mỗi ngày đều cho người ngầm nhận xét tình hình thi đua trong các cuộc chơi của quân sĩ để tìm hiểu tinh thần của quân đội. Tuy vậy, Vương Tiễn vẫn ra vẻ chỉ muốn phòng thủ chứ không muốn tấn công. Cứ thế, quân Sở và Tần đã giằng co nhau được hơn một năm, khiến cho sự đề phòng của quân Sở ngày càng lơi dần.
Đến một ngày kia, Vương Tiễn bỗng mở tiệc khoản đãi tướng sĩ, lúc khai tiệc Vương Tiễn nói: “Hôm nay, chúng ta sẽ bắt đầu tấn công phá quân Sở, mọi người đều phải gắng sức lập công!”
Toàn bộ tướng sĩ nghe thế đều la hét hoan hô, mọi người đều vung tay vung chân như muốn tranh nhau xông ra chiến trận. Vương Tiễn lại chọn ra hai vạn quân thường luôn thắng cuộc trong các trận đo tài bắn đá thành lập một đoàn riêng, gọi là Tráng Sĩ Đoàn, dùng làm quân tiên 63
phong, số quân binh còn lại được chia thành các chi đội. Đoàn quân tiên phong đã cảm thấy rất nóng lòng xuất trận, nên vừa nghe thấy tiếng trống thúc quân, liền ào ào xung phong lên phía trước, thế tiến mãnh liệt như thể một người có thể địch được cả trăm quân địch. Quân Sở không hề đề phòng, nên trong lúc bất ngờ trở tay không kịp, chỉ còn nước hè nhau chạy trốn. Trước sau, Vương Tiễn chỉ cần khoảng thời gian hai năm đã tiêu diệt được nước Sở.
Sau khi khải hoàn trở về Hàm Dương, Vương Tiễn bèn từ chức, rồi cáo lão về quê, sống một cuộc sống an nhàn cho đến cuối đời.
Hàn tín
diệt quân sở
Vào năm hai trăm lẻ hai trước công nguyên, Hán Vương Lưu Bang cùng với hơn ba mươi vạn quân
64
đã đại chiến với Hạng Vương ở Cai Hạ. Đây chính là trận quyết chiến cuối cùng giữa Hán và Sở
Thống soái của quân Hán là Hàn Tín biết rõ Hạng Vũ là người kiêu dũng vô song, nhưng lại kém mưu lược, nên có thể dùng kế để tiêu diệt. Kế này chính là kế “Thập diện mai phục”. Hàn Tín chia quân thành mười đội, chia nhau đi mai phục, đồng thời tiếp ứng lẫn nhau, ngoài ra, Hàn Tín còn xin Hán Vương trấn thủ doanh trại, còn mình thì tự dẫn ba vạn quân đi khiêu chiến Hạng Vũ.
Hạng Vũ xưa nay vẫn xem thường Hàn Tín, nên vừa nghe tin Hàn Tín đến thách chiến, liền thúc ngựa đùng đùng xông ra ứng chiến. Nhìn thấy Hạng Vũ vung trường kích, quân Sở người người đều bất kể sống chết xông trận theo chủ tướng.
Hàn Tín vừa đánh, vừa lui dần, cố ý dụ Hạng Vũ vào
bẫy đang giăng sẵn. Hạng Vũ chỉ dựa vào dũng lực, cứ cố truy đuổi quân Hán để ra sức tàn sát, ai khuyên can cũng chẳng nghe.
Khi rút chạy được vài dặm, Hàn Tín cho đốt pháo hiệu, lập tức xuất hiện hai đội phục binh xông ra giao chiến với Hạng Vương. Hạng Vũ không hề sợ hãi, vẫn ra sức vung kích đánh trả, rốt cuộc, quân Hán phải dạt ra, Hạng Vương lại tiếp tục truy sát Hàn Tín. Chẳng lâu sau, loạt pháo hiệu thứ hai nổi lên, lại xuất hiện hai đội phục binh 65
khác xông ra, chặn đứng đoàn quân của Hạng Vũ. Sau một hồi sáp chiến, quân Hán lại bị đánh bật ra. Hạng Vũ càng đánh càng hăng, trong lòng thầm nghĩ: “Với cây trường kích này, ta còn sợ gì các ngươi! Hôm nay quyết phải giết cho kỳ được Lưu Bang để trừ hậu hoạn”. Nghĩ xong, Hạng Vũ liền tiếp tục xông lên về phía trước.
Nhưng các pháo hiệu cứ liên tiếp bắn lên, rồi phục binh vẫn cứ xông ra, hết đợt này lại đến đợt khác, đợi đến khi Hạng Vũ đánh lùi được bảy, tám đợt đánh chặn của quân Hán, thì quân Sở còn sót lại cũng chẳng được bao nhiêu, các bộ tướng cũng đã bị thương vong khá nhiều, còn Hạng Vũ thì đã sức cùng lực kiệt, đành phải vừa đánh cầm chừng vừa lui dần.
Vào đúng lúc này, pháo hiệu lại nổ thêm, từ bốn phương tám hướng phục binh đổ dồn đến bao vây kín
Hạng Vũ. Thấy vậy, quân Sở thảy đều sợ thất kinh, hè nhau chạy trốn như bầy chuột. Hạng Vũ dù còn trường kích nhưng thân cô làm sao chống chỏi nổi lại quân Hán với hàng chục loại binh khí khác nhau.
Đến lúc này, Hạng Vũ mới cảm thấy hối hận, chỉ còn mong phá được vòng vây để thoát. Nghĩ xong, Hạng Vũ liền hét lớn, rồi vung kích như gió như bão đánh thẳng vào tiền lộ. Trường kích của Hạng Vũ múa đến đâu quân Hán đổ nhào đến đó. Thừa dịp này, Hạng Vũ phóng ngựa 66
như bay về doanh trại ở Cai Hạ.
Hạng Vũ từ khi cầm binh đến giờ, chưa bao giờ phải chịu cái nhục thảm bại như thế này. Trận này quân Sở bị tiêu diệt quá nửa, chỉ còn sót lại hai, ba vạn chạy thoát được về doanh trại, khiến Hạng Vũ căm phẫn không sao tả xiết, lại hoang mang không biết phải xử trí sao cho ổn.
Phu nhân của Hạng Vũ là Ngu Cơ thấy chồng thần sắc hoảng loạn, lại tỏ vẻ mệt mỏi chán nản, bèn dò hỏi nguyên do. Hạng Vũ liên hồi thở dài, chỉ nói: “Bại rồi, bại rồi!”
Ngu Cơ an ủi: “Thắng bại là lẽ thường tình, tướng quân hà tất phải đau buồn đến thế!”
Hạng Vũ trả lời: “Nàng không biết đó thôi, trận vừa rồi quả là một trận đánh hung hiểm mà ta cũng chưa từng gặp bao giờ!”
Ngu Cơ không dám hỏi nhiều, chỉ lo dặn dò thị tì chuẩn bị tiệc rượu để Hạng Vũ giải khuây. Hạng Vũ vừa
67
uống được vài ly, lại có người vào cấp báo là quân Hán đã trùng trùng vây chặt doanh trại. Hạng Vũ nghe xong liền dặn dò: “Mau truyền quân lệnh, không được vọng động, phải cố tử thủ, đợi đến mai ta sẽ cùng quân Hán quyết một phen sống mái!”
Đêm đến, Hạng Vũ đã say túy lúy, đang định nằm nghỉ, bỗng nghe từ xa vọng lại tiếng ca nghe thật thê lương ai oán, lúc trầm lúc bổng, khiến ai cũng phải động lòng như muốn rơi lệ.
68
Hạng Vũ lắng nghe một hồi, thì nhận ra đây là một khúc hát dân gian của nước Sở, nhưng khi nhận ra khúc ca này đều từ chính doanh trại của quân Hán vọng lại, thì Hạng Vũ càng kinh hãi hơn, thầm nghĩ: “Lẽ nào quân Hán đã chiếm cả nước Sở rồi hay sao? Nếu không, tại sao trong trại của chúng lại có đông người Sở đến thế?”
Hạng Vũ nào biết đây chính là kế sách của Trương Lương. Trương Lương đã cho quân từ bốn phía đồng thanh cất lên bài ca này để đánh động lòng nhớ nhung quê nhà của quân Sở, từ đó, tiêu diệt ý chí chiến đấu của đối phương.
Kế này quả là có tác dụng, quân Sở vừa nghe thấy bài hát này người người đều thi nhau âm thầm bỏ trốn. Ngay cả chú của Hạng Vũ là Hạng Bá cũng bỏ đến doanh trại của quân Hán xin đầu hàng Trương Lương. Hơn hai vạn người nay chỉ còn sót lại hơn 800 thân binh từng ra sống vào chết với Hạng Vương.
Biết được điều này, Hạng Vũ không khỏi nhìn Ngu Cơ mà rơi lệ. Sau đó, hai người cùng đối ẩm trong nỗi thất vọng cay đắng. Khi rượu đã cạn, HạngVũ cất tiếng hát than thở cho số phận không may của mình.
Ngu Cơ cũng cất tiếng hát não nề đáp lại nỗi lòng của Hạng Vương.
Hát xong, Ngu Cơ liền rút kiếm của Hạng Vương đâm cổ tự vẫn.
Sau một hồi khóc thương, rồi an táng Ngu Cơ, Hạng
69
Vương bèn lặng lẽ cùng đám thân binh bỏ trốn khỏi doanh trại. Đến sáng khi cả đoàn quân đến được bờ Điểu Giang, thì quân Hán lại như ong vỡ tổ ào đến truy sát, khiến quân Sở không thể qua được sông, Hạng Vương đành phải tự sát.
Cũng từ đó Hán Vương thống nhất được thiên hạ, tự xưng là Hán Cao Tổ.
phong liệt tướng
ổn định thế cuộc
Lên ngôi chưa được bao lâu, Hán Cao Tổ liền phong anh em con cháu làm Vương Hầu, sai đi khắp nơi
70
trấn giữ các yếu địa.
Hán Cao Tổ phong con trai Lưu Phì làm Tề Vương, phong người em út là Ngưu Giao làm Sở Vương, em họ Lưu Giả làm Kinh Vương, người anh thứ hai làm Trọng Vương. Thế nhưng, hơn 30 tướng quân từng theo Hán Cao Tổ vào sinh ra tử suốt bao năm trường lại hầu như chẳng được ban thưởng gì, khiến cho họ không khỏi ngầm oán than.
Ngày kia, Hán Cao Tổ khi đang tản bộ bên ngoài Nam Cung ở Lạc Dương, thì thấy từ xa có một đám người đang tụ tập bên bờ sông. Đám người này mặc y phục võ quân, đang ghé tai thì thầm với nhau như bàn bạc một điều gì đó.
Hán Cao Tổ không khỏi hoài nghi, nhưng lại không tiện đích thân tra hỏi, nên liền cho người gọi Trương Lương đến, sai đi tìm hiểu phải chăng đã xảy ra sự cố gì?
Trương Lương nghe vậy liền chẳng do dự gì, đáp ngay: “Họ đang thương lượng chuyện mưu phản đấy thôi!” Hán Cao Tổ cả kinh, liền vội hỏi: “Tại sao họ lại muốn phản ta?”
Trương Lương đáp: “Trước khi khởi nghĩa, bệ hạ vốn là một người dân thường, chẳng hề có chi khác biệt với chúng tướng sĩ. Sau này, bọn họ theo ủng hộ và đề cử bệ hạ làm thủ lĩnh nghĩa quân, đồng cam cộng khổ với bệ hạ cho đến ngày đoạt được thiên hạ. Thế nhưng, ngày nay, 71
bệ hạ chỉ ban thưởng cho thân bằng quyến thuộc; đã vậy bệ hạ lại giết những người vốn trước đây có tư thù với mình, thì làm sao chẳng khiến bọn họ ngờ hoặc và sợ hãi chứ! Mà một khi đã nghi kỵ thì tất sẽ sinh lòng băn khoăn lo lắng là hôm nay đã chẳng được ban thưởng gì, biết đâu ngày mai còn phải mất cả mạng nữa, mọi người đều suy tính hơn thiệt, nên mới tụ họp bàn tính chuyện mưu phản!”
Hán Cao Tổ nghe xong, liền giật mình kinh hãi, vì những điều Trương Lương vừa nói nào có sai, Hán Cao Tổ vội hỏi: “Đã thế này ta phải làm sao đây?”
Trương Lương trầm ngâm một hồi, rồi hỏi: “Bình sinh, trong số các bộ tướng, bệ hạ ghét nhất là ai?”
Hán Cao Tổ đáp: “Người ta ghét nhất chính là Vung Sĩ! Lúc ta mới khởi nghĩa, phái hắn trấn thủ Phong Ấp, thế mà, ta rời đi chưa bao lâu, hắn đã vô cớ đầu hàng quân Ngụy. Về sau hắn lại bỏ Ngụy về Triệu, chẳng bao lâu sau, lại phản Triệu đầu hàng Trương Nhĩ. Trương Nhĩ
phái hắn giúp ta tấn công quân Sở. Lúc đó, do chưa định được thiên hạ, vả lại cũng đang cần dùng người, ta đành phải thâu dụng hắn. Nay, tuy đã diệt được Sở, định được thiên hạ, nhưng ta lại không tìm được cớ để trừ hắn, nên đành phải miễn cưỡng mà chịu vậy”.
Trương Lương nghe xong, liền vội nói: “Đây chính là người mà thần đang muốn tìm, xin bệ hạ hãy mau phong cho Vung Sĩ tước hầu, có vậy mới mong tránh được hậu hoạn!”
72
Trước nay, Hán Cao Tổ mọi việc đều nghe theo lời Trương Lương. Lần này, tuy trong lòng chẳng hề muốn, nhưng cũng đành nghe theo.
Đến tối hôm sau, Hán Cao Tổ bày tiệc ở Nam Cung để chiêu đãi quần thần. Trong tiệc, mọi người đều được khen thưởng. Tiệc xong, lại ban chiếu thư, phong cho Vung Sĩ tước hầu.
Vung Sĩ bất ngờ nhận được chiếu thư, vui mừng khôn xiết, vội vàng vào cung bái tạ Hán Cao Tổ.
Tin này truyền đi khắp nơi, khiến các quan tướng chưa được nhận phong thưởng người người cảm thấy an tâm vui mừng, rồi truyền miệng nhau rằng: “Vung Sĩ còn được phong hầu, thì chúng ta còn sợ gì nữa chứ!”
Từ đó, mọi sự yên ổn, không còn ai có lòng dị nghị nữa. Thấy được hiệu quả, Hán Cao Tổ càng thêm tin tưởng vào trí tuệ của Trương Lương.
quách xá nhân
cứu nhũ mẫu
Thời Hán Vũ Đế có một nghệ nhân tên Quách Xá
Nhân, rất được Vũ Đế sủng ái.
73
Thời thơ ấu, Hán Vũ Đế được mẹ của Đông Vũ Hầu vốn dòng họ Quách nuôi nấng, do vậy, khi đã trưởng thành, Hán Vũ Đế vẫn luôn gọi bà là nhũ mẫu.
Sau khi đoạt được thiên hạ, trở thành vị hoàng đế khai quốc của Hán triều, Hán Vũ Đế vẫn thương nhớ nhũ mẫu như xưa kia, nên mỗi tháng đều vời nhũ mẫu vào triều gặp mặt. Mỗi lần gặp gỡ, Vũ Đế đều ban thưởng cho nhũ mẫu rất nhiều tặng vật và chiêu đãi vô cùng hậu hỉ. Ngoài ra Hán Vũ Đế còn cấp một cỗ xe ngựa lộng lẫy để nhũ mẫu sử dụng và thường đáp ứng nhiều thỉnh cầu của nhũ mẫu nữa.
Vì nguyên do trên, bá quan văn võ trong triều không ai là không kính trọng vị nhũ mẫu này.
Chẳng ngờ, nô bộc của nhũ mẫu lại cậy thế của chủ, đi hoành hành khắp thành Trường An: Giữa thanh thiên
bạch nhật còn dám táo tợn chặn xe cướp bóc của cải của dân. Mà xưa nay, chiếu theo pháp luật, khi nô bộc phạm pháp, chủ nhân cũng phải bị trừng trị.
Sau khi đã phát án, Hán Vũ Đế do không nỡ nghiêm phạt nhũ mẫu, nên quyết định chuyển cả nhà nhũ mẫu đến vùng biên cương xa xôi.
Khi nhận được lệnh vua, nhũ mẫu xin được vào cung lần cuối để từ biệt Hán Vũ Đế.
Trước khi vào cung, nhũ mẫu tìm gặp Quách Xá Nhân,
74
vì thường nghe nói Hán Vũ Đế rất tán thưởng trí tuệ của ông ta, hy vọng nghệ nhân này sẽ tìm được cách cứu giúp. Nhũ mẫu vừa gặp Quách Xá Nhân, liền khóc lóc ảo não, than rằng, không muốn rời xa Hán Vũ Đế, Quách Xá Nhân thấy vậy nói: “Từ biệt xong, bà cứ đi ngay, nhưng đi được vài bước bà lại ngoái đầu lại nhìn Hoàng Thượng, tất là sẽ vô sự!”
Ngày hôm sau, khi vào triều nhũ mẫu làm theo y như lời dặn dò của Quách Xá Nhân. Khi nhũ mẫu quay đầu lại nhìn Vũ Đế đến lần thứ ba, thì Quách Xá Nhân lớn tiếng trách cứ nhũ mẫu rằng: “Hừ, bà già kia! Bệ Hạ đã là người trưởng thành, há còn cần đến sữa của bà mới sống được hay sao, mà cứ ngoái đầu nhìn mãi thế!”
Lời của Quách Xá Nhân lập tức làm động lòng của Hán Vũ Đế, Vũ Đế liền hạ chiếu xoá bỏ quyết định trước kia, chỉ trừng phạt những nô bộc phạm tội mà thôi.
75
vương bá
liệu địch như thần
Thời Đông Hán, Quang Vũ Đế Lưu Tú, sau khi bình
76
định xong phương Bắc, lại tiến quân xuống phía Nam, năm đó là năm 29 công nguyên. Quang Vũ Đế phái Bổ Lỗ Tướng Quân Mã Vũ, Kỵ Đô Uý Vương Bá đánh thành Thuỳ Huệ do gian tặc Lưu Hu chiếm cứ.
Lưu Hu phái Tô Mậu đem hơn 4.000 viện quân đến cứu, Mã Vũ thấy viện binh của giặc không nhiều, trong lòng liền sinh tính khinh địch, lập tức đưa quân nghinh chiến. Không ngờ, từ trong thành hai cánh quân của địch đồng thanh tràn ra tấn công Mã Vũ từ hai phía.
Mã Vũ trước sau đều bị tấn công, khiến khó lòng xoay xở, cuối cùng, đành phải mở đường máu, chạy đến trước trại của Vương Bá cầu cứu.
Nhưng có một điều Mã Vũ không thể ngờ, đó là, Vương Bá lại làm ngơ trước những lời kêu cứu, không những chẳng thèm xuất binh cứu viện, còn đóng chặt cửa thành, để mặc Mã Vũ hò hét khẩn nài.
Các tướng tham mưu thấy tình hình nguy cấp đều khuyên Vương Bá xuất binh. Vương Bá vẫn cứ lắc đầu, nói: “Quân do Tô Mậu chiêu tập đều là quân vong mạng liều chết, nên thêá công của hắn đang mạnh như vũ bão. Mã tướng quân do khinh địch nên đã bị chúng đánh bại, phải chạy đến đây xin cứu, tinh thần chiến đấu của tàn quân cũng chẳng còn. Nếu như bây giờ ta mở cửa trại xuất quân cứu viện, thì khó mà tránh khỏi sự thảm bại! Chi bằng ta cứ đóng chặt cửa trại để tỏ ý không muốn 77
cứu, quân địch tất sẽ khinh suất thừa thắng xông lên, bức quân của Mã tướng quân phải vào thế không thể không tử chiến để tìm đường sống. Đợi đến quân địch đã thấm mệt, ta sẽ lấy thế quân khoẻ mà đánh quân yếu, bất thần xuất kích, còn lo gì không tiêu diệt được chúng!”
Các bộ tướng nghe vậy mới chịu lui ra tự chỉnh đốn quân ngũ, đợi mệnh lệnh của Vương Bá.
Lúc này, hai lộ quân của Tô Mậu đang cố vây chặt đoàn quân của Mã Vũ. Mã Vũ thấy Vương Bá không muốn cứu, khiến mình phải lâm vào cảnh chẳng còn đường lui, nên cực kỳ phẫn nộ, liền hạ lệnh cho quân sĩ quyết tử chiến. Quân binh của Mã Vũù cũng thừa hiểu là chỉ còn cách tìm đường sống trong cửa chết mà thôi, nên đồng lòng liều chết xông vào quân thù. Trận đánh trở nên kinh thiên động địa, tiếng la hét vang động khắp núi rừng; cứ thế, hai bên giao tranh mãi vẫn không phân thắng bại.
Thấy bên ngoài đã đánh nhau lâu, binh sĩ trong trại
càng sốt ruột, có người cả gan xin Vương Bá được tham chiến, đến lúc này Vương Bá mới cho hạ lệnh xuất quân. Thế nhưng, Vương Bá lại không cho mở cổng trước, mà tự mình đem theo đoàn kỵ binh tinh nhuệ nhất, rồi âm thầm từ cổng sau xuất binh vòng ra đánh tập hậu quân đối phương. Lúc này, Tô Mậu cùng một bộ tướng vây đánh Mã Vũ tới tấp, bỗng thấy hậu quân rối loạn, rồi đột nhiên xuất hiện một đại tướng, mũ vàng giáp sắt tay múa cầm trường kích, tả xung hữu đột, phi ngựa tiến 78
đến như bay.
Tô Mậu thấy vậy vội quay ngựa đến ứng chiến, hai bên vừa mới động thủ, Tô Mậu đã bị trúng ngay một kích vào mạng sườn, đành phải nén đau bỏ chạy, viên bộ tướng kia cũng không còn ham chiến, vội vàng ngừng đánh nhau với Mã Vũ phóng ngựa bỏ chạy.
Mã Vũ đang lâm vào cảnh khốn đốn, bỗng được người đến cứu, đương nhiên là vui mừng khôn siết. Thế nhưng, nhìn kỹ lại, thì thấy cứu tinh chẳng phải ai xa lạ, mà chính là Vương Bá, thế là mối căm hận trước đây đối với Vương Bá vì đã không mở cửa thành tiếp cứu bỗng tan biến như chưa từng có, ngược lại, trong lòng Mã Vũ lại thầm cảm kích vô hạn ơn cứu tử của Vương Bá. Ngay sau đó, hùng khí của Mã Vũ lại đùng đùng trỗi dậy, liền cùng Vương Bá tập hợp binh sĩ truy đuổi quân địch.
Hai ngày sau, Tô Mậu lại đem quân đến khiêu chiến,
"""