Sau Đời Tỉ Phú, Pierre Rey lại đưa chúng ta vào cuộc phiêu lưu đầy hấp dản trong Đồng Tiền Thấm Máu.
Tiền đáng được trọng vọng nhất, người ta nói đến tiền chỉ với những từ ngữ cung kính nhất, lầm rầm, xuýt xoa, tựa như nói tới Thượng đế vậy…
Tiền đẻ ra những hành động ngông cuồng nhất. Những cuộc tình diễn ra trên tấm nệm trải bằng giấy bạc dầy tới vài chục phân…Những cọc tiền quăng qua cửa sổ máy bay cho thiên hạ tranh cướp…
ĐỔNG TIỀN THẤM MÁU mô tả những cuộc đấu sinh tử vì tiền – Hai tỉ đôla! Một bên là các chủ ngân hàng Thụy Sĩ “… những thằng lưu manh hợp pháp, tệ hại hơn cả chó má. Mà mạnh, lì lợm, xảo quyệt, tham tàn… Chúng đã đánh đổ nhiều chính phủ, thắng nhiều cuộc chiến tranh, cho treo cổ nhiều quốc trưởng…” và một bên là các băng maphia New York; có thể làm được tất cả, tạo ra được tất cả từ những vụ mưu sát tinh vi nhất đến những cái “bẫy tình” kỳ quặc nhất.
Đồng tiền vốn không có mùi. Nhưng một khi hai thế lực khổng lồ này đụng nhau, tiền lập tức bốc lên vị tanh nồng của máu. Và dù ai thắng ai thua, máu cũng đã đổ quá nhiều…
Pierre Rey là tiểu thuyết gia người Pháp, ông sinh ngày 27 tháng 4 năm 1930 tại Courthezon (gần Avignon) tỉnh Vaucluse, mất ngày 22 tháng 7 năm 2006 ở Paris.
Pierre Rey hoàn thành khóa học thứ hai tại trường đại học Orange, rồi ông nhập học Trường Mỹ Thuật Paris nơi ông học về vẽ tranh và lịch sử nghệ thuật.
Sau khi tốt nghiệp Trường Mỹ Thuật, đầu tiên ông vẽ minh họa báo chí và nhiều tác phẩm của ông được đưa lên các báo lớn của Pháp. Ông bắt đầu với mục Nghệ thuật và Giải trí, rồi phóng sự thường ngày cuộc sống của người dân thủ đô ở báo Paris Presse (1959) hay Paris Jour (1963). Ông thắng Giải thưởng phóng sự Paris năm 1963. Năm 1965, ở tuổi 33, ông trở thành biên tập viên và tổng biên tập báo Marie Claire, về sau ông chia tay công việc này để hợp tác với Jacques Lacan mười năm trong công việc nghiên cứu.
• Tác Phẩm
– Le Grec (1972) Đời Tỷ Phú, tiểu thuyết lịch sử của Aristotle Onassis, được dịch ra nhiều ngôn ngữ.
– La Veuve (1976)
– Out (1977) Đồng Tiền Thấm Máu
– Palm Beach (1979) Bãi Biển Cây Cọ
– Sunset (1988) Mật Danh Hoàng Hôn
– Une saison chez Lacan (1989)
– Bleu Ritz (1990)
– Liouba (1992)
– Le Rocher (1995)
– Le Désir (1999)
– L’Ombre du paradis (2001)
– L’Oncle (2002)
Ra khỏi khúc ngoặt, Rôlăng phanh hơi đột ngột. Anh cảm thấy trong hai bàn tay nắm cần lái và cột sống mình cái khối bảy trăm năm mươi tấn rung lên nặng nề.
– Cậu ở lại với chúng tớ tối nay chứ ? – Luxianô hỏi.
Rôlăng hạ dần xuống chiếc cần lái đang làm giảm đi sức mạnh của cỗ máy xe lửa.
– Tớ muốn lắm, nhưng…
– Ả xinh không ?
– Bậy, mẹ tớ đấy.
– Tớ tưởng bà ấy chẳng bao giờ rời khỏi Lôdan ?
– Khi tớ ngủ lại ở Duyrích, thỉnh thoảng bà cụ có đến thăm.
– Hạ nữa xuống !…
Đà trượt của con tàu chậm lại trong tiếng kêu ken két nhè nhẹ. Bàn tay vẫn gắn chặt với cần lái, Rôlăng tự nhiên thấy trên bề mặt bê tông sân ga càng lúc càng ngổn ngang những xe đẩy, bọc hàng và những nhóm hành khách, đoàn tàu càng vào ga, hàng ngũ của họ càng ken chặt hơn vào nhau.
– Họ làm sao thế kia ?
– Ai ?
– Họ cứ há hốc mồm ra kìa ?
Bây giờ cỗ đầu máy đang cách những cọc chèn một trăm mét. Lạ lùng là tất cả ánh mắt của những người dưới ke đều kinh hoàng hướng vào Rôlăng và Luxianô.
Một cái nhìn lướt nhanh, kèm theo sau đó là một nét nhăn nhó ghê tởm đông cứng lại trên khuôn mặt, ngay cả khi cỗ đầu máy đã lướt qua.
– Này, – Luxianô lo lắng, – tớ có xốt cà chua trên trán hay cái gì thế ?
– Còn tớ ? – Rôlăng hỏi.
Con tàu lăn mười cây số một giờ khi nó đi vào bên dưới tấm mái bằng kính, nó những chùm người đang chen hai thích cánh đứng canh trước hành lý của họ.
– Đoàn tàu số ~27 Giơne – Duy rích đang vào ga. Mọi người hãy đứng xa các ke. – Giọng một người đàn ông lên bổng xuống trầm, tiếng rung rè của nó được mười cái loa mà âm thanh đan chồng chéo lên nhau đẩy cho đi xa.
Rôlăng thấy một bà phốp pháp mặc váy màu xanh lá cây thả chiếc ví xuống đất, không cúi nhặt mà chỉ ngón tay vào anh rồi đưa bàn tay lên và bộ điệu sợ hãi che nửa dưới mặt bà.
– Cứt ? Anh chửi thề, khó chịu. – Thế là cái nghĩa lý gì ?
Đâu đâu cũng có cùng bộ điệu kinh ngạc như nhau ấy. Và cũng có một cái gì khác nữa đủ làm cho hai người lái tàu hốt hoảng. Chỗ nào đoàn tàu đi qua, chỗ ấy không gian trở nên vắng lặng. Cảnh chen chúc ở sân ga thường tiết ra thứ tiếng ồn ào riêng biệt của nó : tiếng kim loại, tiếng va đập, tiếng râm ran, tiếng la gọi. Nhưng lúc này, chẳng có gì hết. Chỉ là sự im lặng kinh hoàng và những con mắt mở thao láo.
– Dừng…?
Rôlăng kéo phanh. Đầu máy chạm lướt vào mỏm các cọc chèn. Luxianô cắt điện. Trên ke, không một ai nhúc nhích. Hai nhân viên thì thầm bàn bạc với nhau. Người thấp hơn chạy về phía văn phòng trưởng ga. Người kia, Rôlăng biết lơ mơ vì đã có gặp, leo các bậc thang lên đầu máy, bước vào buồng lái. Lúng túng, người đó chẳng nói chẳng rằng, hết quan sát Luxianô lại quan sát Rôlăng.
Rồi hắng giọng.
– Các anh tha cái ấy ở đâu về thế ?
– Cái gì, cái ấy là cái gì ? – Rôlăng văng ra, gây gổ.
– Sao, cái ấy là cái gì ấy ư ? – Người nhân viên ngạc nhiên.
– Này, – Luxianô gầm lên. – Đây không phải là phù thuỷ nhé ? Tôi không thích chơi trò đánh đố.
– Các anh hãy theo tôi !
Trên sân ke, không một ai động đậy. Người ta chỉ nghe thấy tiếng phì phò khe khẽ của một đầu máy hơi nước cổ lỗ đang khậm khịch ở trên một nhánh đường cụt. Nhưng nhún người một cái, Luxianô và Rôlăng đã ở trên mặt sân nhựa. Chỉ khi đến trước cỗ đầu máy của họ – mà họ âu yếm đặt cho cái tên Mácgơrít – họ mới hiểu.
Trên tấm bàn bằng thép đằng mũi đầu máy, như được một nhà trang trí ma quái nâng New đặt vào có một cái cẳng đàn ông bị xén cụt ở ngang bẹn. Khó khăn lăm, người ta mới nhìn thấy một thoáng màu gỉ sắt làm ố bẩn mặt hàng títxuy thẫm màu của chiếc quần, tại chỗ xương hông đã bị chặt đứt. Lẩn thẩn, Rôlăng thoáng nghĩ, đây là một cái cẳng sang trọng. Có lẽ do chất da sang trọng của chiếc giày đen và chất lụa của chiếc bít tất hợp với màu quần chăng? Nhìn kỹ hơn, anh còn thấy một dòng máu nhỏ chảy xuống chiếc bít tất, lan ra giày, loang thành một mảng nâu nhạt ở trên mặt thép tấm bàn chắn.
Lúc đó cả Rôlăng lẫn các nhân chứng khác đều không thể ngờ được rằng cái mảnh đó lại sắp túa tràn ra nhiều lục địa với một tốc độ nhanh kinh người. Để biến thành một cuộc tắm máu.
Mời các bạn đón đọc Đồng Tiền Thấm Máu của tác giả Pierre Rey.
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn