"
Đồng Tiền Thấm Máu - Pierre Rey full prc pdf epub azw3 [Trinh Thám]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Đồng Tiền Thấm Máu - Pierre Rey full prc pdf epub azw3 [Trinh Thám]
Ebooks
Nhóm Zalo
ĐỒNG TIỀN
THẤM MÁU
NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG
Xuất bản năm 1999
Khổ 13 x 19
Số trang 710
Giá bìa 60.000đ
Người dịch: BẢN QUYÊN
Chịu trách nhiệm xuất bản: MAI THANH Phụ trách bản thảo: TRẦN DŨNG
Biên tập: HÀ ANH THU
Sửa bản in: HUYỀN UYỂN
Trình bày bìa: LÊ HOÀNG DUNG
Làm Ebook: quantam
Hoàn thành ngày: 20/04/2009
Dịch theo bản tiếng Pháp : OUT - Pierre Rey Nhà Xuất bản Robert Laffont Paris 1977
MỤC LỤC
ĐOẠN MỞ
PHẦN MỘT DUYRÍCH – TỐC HÀNH PHẦN HAI NGÕ CỤT
ĐOẠN KHÉP
Nếu thấy một chủ ngân hàng Thụy Sĩ nhảy qua cửa sổ, thì bạn hãy lập tức nhảy theo . Chắc chắn kiếm được tiền ở đó.
VOLTAIRE
Ở đầu kia dây chuyền
Là đứa ham vàng nhất
Ở đầu này dây chuyền
Là đứa đào tới chết
Nếu Thượng đế nhắm mắt
Đứa nào trong hai đứa sẽ chết trước tiên?
PUÊBLO… PUÊBLO…
Bài Ca Người Thợ Mỏ Bôlivi
ĐOẠN MỞ
Ra khỏi khúc ngoặt, Rôlăng phanh hơi đột ngột. Anh cảm thấy trong hai bàn tay nắm cần lái và cột sống mình cái khối bảy trăm năm mươi tấn rung lên nặng nề.
- Cậu ở lại với chúng tớ tối nay chứ ? - Luxianô hỏi.
Rôlăng hạ dần xuống chiếc cần lái đang làm giảm đi sức mạnh của cỗ máy xe lửa.
- Tớ muốn lắm, nhưng...
- Ả xinh không ?
- Bậy, mẹ tớ đấy.
- Tớ tưởng bà ấy chẳng bao giờ rời khỏi Lôdan ?
- Khi tớ ngủ lại ở Duyrích, thỉnh thoảng bà cụ có đến thăm. - Hạ nữa xuống !...
Đà trượt của con tàu chậm lại trong tiếng kêu ken két nhè nhẹ. Bàn tay vẫn gắn chặt với cần lái, Rôlăng tự nhiên thấy trên bề mặt bê tông sân ga càng lúc càng ngổn ngang những xe đẩy, bọc hàng và những nhóm hành khách, đoàn tàu càng vào ga, hàng ngũ của họ càng ken chặt hơn vào nhau.
- Họ làm sao thế kia ?
- Ai ?
- Họ cứ há hốc mồm ra kìa ?
Bây giờ cỗ đầu máy đang cách những cọc chèn một trăm mét. Lạ lùng là tất cả ánh mắt của những người dưới ke đều kinh hoàng hướng vào Rôlăng và Luxianô.
Một cái nhìn lướt nhanh, kèm theo sau đó là một nét nhăn nhó ghê tởm đông cứng lại trên khuôn mặt, ngay cả khi cỗ đầu máy đã lướt qua. - Này, - Luxianô lo lắng, - tớ có xốt cà chua trên trán hay cái gì thế ? - Còn tớ ? - Rôlăng hỏi.
Con tàu lăn mười cây số một giờ khi nó đi vào bên dưới tấm mái bằng kính, nó những chùm người đang chen hai thích cánh đứng canh trước hành lý của họ.
- Đoàn tàu số ~27 Giơne - Duy rích đang vào ga. Mọi người hãy đứng xa các ke. - Giọng một người đàn ông lên bổng xuống trầm, tiếng rung rè của nó được mười cái loa mà âm thanh đan chồng chéo lên nhau đẩy cho đi xa.
Rôlăng thấy một bà phốp pháp mặc váy màu xanh lá cây thả chiếc ví xuống đất, không cúi nhặt mà chỉ ngón tay vào anh rồi đưa bàn tay lên và bộ điệu sợ hãi che nửa dưới mặt bà.
- Cứt ? Anh chửi thề, khó chịu. - Thế là cái nghĩa lý gì ?
Đâu đâu cũng có cùng bộ điệu kinh ngạc như nhau ấy. Và cũng có một cái gì khác nữa đủ làm cho hai người lái tàu hốt hoảng. Chỗ nào đoàn tàu đi qua, chỗ ấy không gian trở nên vắng lặng. Cảnh chen chúc ở sân ga thường tiết ra thứ tiếng ồn ào riêng biệt của nó : tiếng kim loại, tiếng va đập, tiếng râm ran, tiếng la gọi. Nhưng lúc này, chẳng có gì hết. Chỉ là sự im lặng kinh hoàng và những con mắt mở thao láo.
- Dừng…?
Rôlăng kéo phanh. Đầu máy chạm lướt vào mỏm các cọc chèn. Luxianô cắt điện. Trên ke, không một ai nhúc nhích. Hai nhân viên thì thầm bàn bạc với nhau. Người thấp hơn chạy về phía văn phòng trưởng ga. Người kia, Rôlăng biết lơ mơ vì đã có gặp, leo các bậc thang lên đầu máy, bước vào buồng lái. Lúng túng, người đó chẳng nói chẳng rằng, hết quan sát Luxianô lại quan sát Rôlăng.
Rồi hắng giọng.
- Các anh tha cái ấy ở đâu về thế ?
- Cái gì, cái ấy là cái gì ? - Rôlăng văng ra, gây gổ.
- Sao, cái ấy là cái gì ấy ư ? - Người nhân viên ngạc nhiên. - Này, - Luxianô gầm lên. - Đây không phải là phù thuỷ nhé ? Tôi không thích chơi trò đánh đố.
- Các anh hãy theo tôi !
Trên sân ke, không một ai động đậy. Người ta chỉ nghe thấy tiếng phì phò khe khẽ của một đầu máy hơi nước cổ lỗ đang khậm khịch ở trên một nhánh đường cụt. Nhưng nhún người một cái, Luxianô và Rôlăng đã ở trên mặt sân nhựa. Chỉ khi đến trước cỗ đầu máy của họ - mà họ âu yếm đặt cho cái tên Mácgơrít - họ mới hiểu.
Trên tấm bàn bằng thép đằng mũi đầu máy, như được một nhà trang trí ma quái nâng New đặt vào có một cái cẳng đàn ông bị xén cụt ở ngang bẹn. Khó khăn lăm, người ta mới nhìn thấy một thoáng màu gỉ sắt làm ố bẩn mặt
hàng títxuy thẫm màu của chiếc quần, tại chỗ xương hông đã bị chặt đứt. Lẩn thẩn, Rôlăng thoáng nghĩ, đây là một cái cẳng sang trọng. Có lẽ do chất da sang trọng của chiếc giày đen và chất lụa của chiếc bít tất hợp với màu quần chăng? Nhìn kỹ hơn, anh còn thấy một dòng máu nhỏ chảy xuống chiếc bít tất, lan ra giày, loang thành một mảng nâu nhạt ở trên mặt thép tấm bàn chắn.
Lúc đó cả Rôlăng lẫn các nhân chứng khác đều không thể ngờ được rằng cái mảnh đó lại sắp túa tràn ra nhiều lục địa với một tốc độ nhanh kinh người. Để biến thành một cuộc tắm máu.
PHẦN MỘT
DUYRÍCH – TỐC HÀNH
1
Trước mặt vợ, không bao giờ Moóctimơ Ô Broi làm trọn cử chỉ của mình, Giuđích khiến ông khiếp đảm.
Bà có một nếp nhăn chua chát cay cay ở khoé miệng mà không một điểm trang nào che nổi. Giọng chao chát của bà khiến Moóctimơ muốn được tan biến đi, nhưng kinh hoàng hơn nữa là những im lặng của Giuđích, chúng nặng trịch những miệt thị chất lèn lại hoặc một yêu sách về cơn nhức đầu mà chỉ riêng cái uy của nó không thôi cũng mang lại được cho bà những sự trân trọng cần thiết đối với một người đàn bà đau ốm.
Từ nhiều năm rồi, Moóctimơ đã từ bỏ việc nối lại một cuộc đối thoại mà hàng bao tháng ngày ngủ riêng, không có qua một sự ăn nằm nào, thậm chí không cả tâm sự đã đánh sụt nó xuống thành một cuộc trao đổi gớm ghiếc những âm tiết, trong đó thường hay trở đi trở lại nhất là từ “nhức đầu”, tính từ “lố bịch” động từ “trả tiền”; trạng từ “bao nhiêu”. Vậy mà vào thời đầu cuộc hôn nhân của họ, Moóctimơ đã hi vọng thấy Giuđích quan tâm đến công việc và thành công của mình ! Ông nhận thấy bà chỉ bêu riếu các thất bại của ông, không bao giờ bình luận các thắng lợi của ông, coi chúng tựa hồ là cái sự dĩ nhiên vậy. Một thứ thù nghịch âm ỉ và câm lặng đã được nhanh chóng thiết lập, mỗi người cố thủ ở bên trong ý nghĩ của mình, Giuđích thì chẳng thiết tha ca cẩm nữa - trừ bằng điệu bộ. Moóctimơ thì thận trọng giữ riêng cho mình các thành đạt nghề nghiệp, mà có lẽ bà vợ sẽ sung sướng lắm, nếu biến được chúng thành con số không, chỉ bằng một câu nói ác độc hay một cái bĩu môi khinh bỉ. Bốn năm trước, khi đã là một trọng những luật sư tài chính nổi tiếng nhất của New York, suýt nữa ông đã mừng hét lên vì ước muốn tháo gỡ một số vụ việc của Công đoàn ([1]).
Đến phút chót, ông đã chối từ, nhờ một dự cảm mách bảo. Dẫu thế cái khoản tiền tuột khỏi tay ông đó cũng chẳng làm thay đổi - nhất thời – đời sống của Giuđích chút nào.
Các tủ áo của bà chật cứng những lông thú đắt tiền, các ngăn kéo của bà đầy phè những đồ nữ trang, tựa hồ những tặng phẩm nhiều cơ man đó có thể bù lại được cái sự thiếu giao lưu lời lẽ gậm nhấm lứa đôi họ, tựa hồ có thể ném một cây cầu mỏng manh vào giữa hai bờ im lặng của họ.
Bà châm hút điếu thuốc lá thứ hai mươi trong buổi sáng, dụi lửa que diêm vào tách cà phê đặt trên cái khay đựng bữa điểm tâm mà bà chỉ dùng qua. Moocti kiểm tra cái khoá ngăn kéo của chiếc va li nhỏ, nhẹ của ông. - Anh đi à ?
- Đi.
- Nhưng anh vừa ở Naxau về mà! Trời, nhức đầu.
- Em uống thuốc đi.
- Anh đi đâu ?
Sửng sốt, ông đứng thẳng dậy. Vờ thờ ơ trước mọi hành vi của ông, bà không đặt ra những câu hỏi loại này với ông bao giờ. Ông suýt buột miệng trả lời : “Đi đâu thì dính dáng quái gì đến bà cơ chứ”, nhưng kìm lại được và đành làu bàu :
- Đi Naxau.
Như cái máy, bà đổ chỗ thừa của tách cà phê đầy mẩu que diêm vào trong cái cốc còn đến một nửa nước bưởi rồi ném điếu thuốc lá bà vừa châm vào trong thứ nước hổ lốn đó.
- Anh may đấy... !
Ông lo lắng tìm ánh mắt bà và nhẹ người khi chỉ đọc thấy ở đó vẻ ngán ngẩm tẻ nhạt quen thuộc.
Ông nói giễu :
- Nếu em xong xuôi được trong năm phút thì anh đưa em đi với anh. - Lố bịch. Nhức đầu mà!
Nếu như bà có thể biết được nhỉ ? Ông, con người bà đã thấy lớn lên, bà luôn luôn coi như viên luật sư bé bỏng thảm hại lúc ban đầu, cái lúc thật tình ông đã phải nài van để được vào làm chân tập sự trong một văn phòng luật. Ông, con người bà ngỡ đã làm cho liệt dương vì nhờ bằng ấy tháng năm bà ra sức thiến hoạn ? Cho dù ông thú nhận hết với bà thì liệu bà có thể quan niệm nổi được cái việc ông sắp sửa thực hiện không đấy ? Ông khẽ ho.
- Thôi nhé, nào...
Cúi xuống định làm cử chỉ vĩnh biệt nhưng giữa chừng ông lại ngừng... - Anh phải đi đến đấy...
Thói thường lẽ ra ông phải xúc động. Có những tình cảm sắt đá và đau thương như những tình cảm vẫn bủa vây lấy các nhân vật chính trong tiểu
thuyết khi họ gạch một đường kẻ dứt khoát vào một cuộc hôn phối hai chục năm ròng. Nhưng không, ông không thể xúc động nữa.
Ông bình thản, tựa như ngay tối nay ông lại về nhà ăn cơm vậy. Ý nghĩ về việc hai người không có con cái chợt làm cho ông mừng quýnh! Họ chưa xây dựng gì hết và ông không phá bỏ cái gì hết. Để bà ở lại thế này, xét cho cùng, ông chỉ có vứt bỏ đi một phần của chính ông, một cái mẩu nhớp nhúa của cuộc đời mà nhớ lại chỉ thấy tủi nhục, bởi lẽ đã chờ mòn chờ mỏi mới có được can đảm chạy trốn.
Chưa tới bốn mươi tám tiếng đồng hồ nữa, ông đã ở nơi khác, với người kia, ở một nơi chốn mộng tưởng không thể ngờ là có được. Và ông, Moóctimơ Ô Broi, sẽ trở thành người giàu nhất hành tinh, giàu như chưa từng ai giàu được như thế, giàu vượt xa cái mức mà bộ óc điên loạn nhất có thể tưởng tượng ra. Ông đã đứng ở cách cửa hai bước, va li trong tay, bà bỗng nói :
- Moóctimơ ! Đi ra thì bảo Macgarét đem nước nguội và thuốc cho em nhé !
Ông gật đầu, thoáng nghĩ cái từ cuối cùng ông nghe ở miệng bà là “thuốc uống”. Ông quay lưng lại bà, bà không ngờ ông đang mỉm cười : ông sẽ không bao giờ gặp lại bà đâu.
*
Chiếc máy bay nhỏ đang ở vòng lượn thứ ba. Một lần nữa nó bổ nhào xuống con đường chính của Chiavôna, lấy đó làm trục, lượn sát các mái nhà màu gạch đỏ trong tiếng rung ầm ầm rồi ngóc lên ở trên trái gác chuông nhà thờ.
Thế là, ngẩng đầu lên, tất cả dân cư thành phố nhỏ này liền trông thấy vô vàn những tờ giấy nho nhỏ đung đưa trong gió, bồng bềnh xoay tròn rồi mềm mại hạ xuống, ngập ngừng dịch đảo như lá rụng để rồi đậu xuống mặt đường, mui xe hơi, ban công, mái vải màu sặc sỡ che quầy hàng bán rong... Đang trưa, chợ một tuần mới nhóm một lần, phố xá chật ních người và vào cái ngày thứ năm của tháng Tư này, gió nhẹ từ hồ Côm ở phía nam thổi về, đã để cho mắt người ta đoán được chính xác đường nét mềm mại của những người đàn bà trẻ nhất, những người đầu tiên lấy váy mỏng của họ ra khỏi hòm quần áo sặc mùi long não.
Hai ba đứa trẻ nhặt những tờ thoạt đầu chúng ngỡ là giấy quảng cáo, ngập ngừng lật đi lật lại trong tay rồi nhìn nhau, không dám tin. Đứa trẻ mười hai tuổi, con trai ông chủ hiệu bánh mì đã thâu tóm được cái mà ai
cũng có thể nhìn được bằng ánh mắt nhưng chẳng dám nói ra mồm. Xúc động ríu cẳng lại, nó lao về cửa hàng bách hoá của bố, ôm ở ngực một nắm giấy bạc từ trên trời rơi xuống rồi thất thanh gọi bố mẹ đang bị tiếng máy bay ầm ĩ lôi ra đứng ở ngưỡng cửa hiệu : “Tiền ! Bố ơi, mẹ ơi, nhanh lên ! Mưa tiền xuống đây này ?”.
Lúc đó, cả những người đa nghi nhất, những người chán đời nhất cũng cảm thấy như bị điện giật. Tất cả nhào vô cái vòng quay tít mù của xe cộ đang chèn tắc đường phố, khom lưng vì cuộc đi câu kỳ diệu, giữa một dàn hoà tấu những tiếng phanh rít, tiếng chửi rủa, tiếng các gia đình hét lên mách bảo những thành viên nhanh nhẹn nhất của họ, tiếng đe nẹt, tiếng phản đối, tiếng cổ vũ bị che lấp đi phũ phàng bồi tiếng động hãi hùng của chiếc may bay thình lình trở lại và từ đó lại tuột ra một trận mưa vàng mưa bạc thứ hai. “Phép màu đấy mà”! Phép màu đấy mà !” Vài bà lão sắp chết lầm rầm đọc kinh và làm dấu. Những đứa trẻ con bị đám đàn anh khoẻ hơn túm lấy vạt áo, toan leo vắt vẻo lên các ngọn cây nơi các lá non bỗng nở bung ra những tờ giấy bạc.
Đó là những giấy bạc Thụy Sĩ, những tờ giấy bạc đẹp đẽ, ngon lành, phơn phớt màu hoa cà của Schweizerische National Bank ([2]) với giá trị theo thứ bậc từ mưòi đến năm mươi frăng. Cuộc nhào vô trở nên hung dữ, những cuộc đánh lộn nổ ra.
Cho máy bay ngóc lên, Rênata phá ra cười. Nhìn từ trên cao xuống, cảnh tượng gợi đến một chuồng gà mà đám gà vịt phát điên phát rồ đang quay ra mổ nhoáng nhoàng những cái hạt tưởng tượng kia.
- Em đáng ghét lắm ! - Cuốc hậm hực hét lên để lấp đi cái tiếng động cơ gầm rít và tiếng gió dữ tợn.
Anh hết hồn thấy nàng buông cần lái để đóng đánh sập nắp buồng lái bằng kính nhựa lại. Chiếc máy bay chập choạng, làm cho Rênata càng cười lớn hơn. Nàng liếc về phía anh :
- Đừng có mà thách em !
Bên dưới họ, trải ra những thung lũng nhỏ xanh rờn, đây đó lốm đốm màu xanh thẳm của những cây thông mọc bám vào sườn núi. - Giữ chặt, ta bổ nhào đấy ! - Rênata nói.
- Rênata ! - Cuốc hét lên.
Chiếc Paipơ rơi như một hòn đá xuống đàn bò mà Rênata đã lấy làm chuẩn, có vẻ sát trên lưng chúng trong khi chúng chạy tán loạn, hai con chó
to tướng đuổi theo đằng sau. Không đến một tích tắc nhưng đủ cho Cuốc nhìn thấy người chăn bò hoa chân múa tay và giơ quả đấm về phía mình. Cuốc cố lấy giọng bình tĩnh :
- Em muốn chứng tỏ với anh cái gì nào ?
Bây giờ nàng cho trò nhảy chồm chồm qua từng cụm mây nhỏ nhẹ bị gió đánh xô thấp ra, Rênata đã lấy lại một vẻ mặt nghiêm chỉnh hơn. - Chứng minh rằng anh sai hoàn toàn, rằng anh đã không dám trung thực gọi thẳng tên các dục vọng của anh ra. Anh đã thấy họ xông đến đánh nhau khi em thả tiền xuống rồi chứ ? Thế mà anh lại cho rằng sẽ chẳng ai động đậy, rằng em làm thế là đồi bại, rằng em xỉ nhục những người lao động. Nào, ai đúng ? Cuốc ngồi nép vào lòng ghế, vờ không nghe thấy. Anh thoáng buồn nôn. Đương đầu với nàng anh sợ sẽ còn đẩy nàng tới những trò ngông nghênh nữa, có thể làm cho chiếc xe du lịch trong tay nàng biến thành chiếc xe chứa hàng, máy bay du lịch thành cần cẩu dùng đề quay những phim ác mộng. Rênata là cả một sự thách thức, trong những hoàn cảnh nguy hiểm nào đó, tốt nhất là không nên khêu chúng dậy. Cuốc sẽ chẳng bao giờ quên được cái ngày kinh hoàng anh mời nàng tới dự tiệc kỷ niệm trường trung học, nàng đã rỉ tai anh: “Đứa ngồi cạnh em quậy quá à! Đổ đĩa mì vào áo sơ mi nó khéo mà hay đấy nhỉ”. Lơ đãng hoặc dại dột, anh đã nói “Hay”, gây nên thảm hoạ là một vệt dài xốt cà chua, pho mát và bột mì lẫn lộn trên bộ com lê sạch bong của người bạn học.
- Anh không trả lời gì hết à ? - Để phản đối việc anh im lặng, nàng lập tức cho máy bay dựng ngược lên, khiến anh ngạt thở và lưng dính bệt vào thành ghế hình chậu, trong một tư thế song song với đường chân trời. Tiếp đó, anh lại được hưởng một cái bổ nhào mới, hai ba vòng khoan xoắn trôn ốc, trong đó trời đất đều lộn tùng phèo, một đà trượt dài lộn đầu xuống đất và một câu giễu cợt :
- Nếu tiền là cứt thì người ta đã chẳng lổm ngòm bò nhặt thế đâu. Anh nghiến răng lại để cố tự kiềm chế. Nếu con rồ này không làm rơi máy bay trong những giây phút tới thì anh còn có cơ may bé nhỏ được lành lặn trở về điểm xuất phát của hai người : Duy rích. Duy rích, nơi ba ngày nữa, rất chính xác là ngày 26 tháng Tư, lễ cưới của họ sẽ được cử hành.
*
Dada Phinni thật tình không hiểu tại sao chẳng có nhà sản xuất phim nào giữ ả lại giữa đường để bảo ả ký một hợp đồng suốt đời về vai đào lớn bao giờ cả : ả tự thấy mình hoàn hảo. Không một bóng tối, không một nếp nhăn làm giảm giá làn da căng mịn của khuôn mặt ả bừng sáng lên bởi cặp mắt màu xanh hồ thuỷ, cặp mắt được ả tự phán cho là dị thường và bí hiểm. Trần truồng trước gương, ả xoay xoay một trong mấy cánh gương để chiêm ngưỡng lưng mình sau khi đã ngắm nghía mãi đằng trước và chiều nghiêng. Ả bàng hoàng về cái tỷ lệ hài hoà giữa cái eo mảnh đẻ và cặp mông đầy tròn, ánh xa tanh mượt mà của làn da tắm nắng, nét mảnh mai của bắp chân, đường lượn bí ẩn của cặp đùi. Ả rơm rớm nước mắt trước ngần ấy cái đẹp. Một lần nữa, ả thầm hỏi xem mình có làm một con tính đúng không khi tạm thời gắn đời mình vào cái người đàn ông bé nhỏ, tẻ nhạt, vô vị kia, cái người tuy vậy hình như lại có ma thuật làm cho mỗi bước đi đều nở ra bạc ra vàng. Ả đã quen ông ta một cách lạ lùng cách đây sáu tháng... Cộng với lòng say mê của chính ả đối với hình ảnh ả, còn có thêm một tham vọng vô bờ bến về người nghệ sĩ nữa. Ả cầm chắc khi xuất hiện trên màn ảnh hay sân khấu, sẽ tuỳ thích làm bật ra được ở người xem nước mắt hay tiếng cười, ả sẽ làm rung lên được toàn bộ cung bậc các mối xúc cảm của họ bằng bộ điệu tinh tế, tình cảm mãnh liệt của ả.
Cần phải mở đầu tốt đẹp : ả đã làm mẫu cho các bức ảnh dùng để tô vẽ cho câu chuyện về một hộp xúp măng tây. Sau khi ngủ với ả, tay thợ chụp ảnh đã chụp những bức thầm kín hơn để - hắn thề - lưu trong hồ sơ riêng của hắn. Kiêu ngạo đến hoá rồ, ba tháng sau ả đã thấy chúng được in trên một tờ tạp chí tục tĩu, luôn một lèo. Hiểu ngay cái lợi có thể rút ra từ sự phản bội nọ, miễn là ả vờ nổ nỗi bất bình. Một tai tiếng cỏn con có thể dẫn tới một bê bối lớn mà với đôi chút may mắn, sẽ làm chuyển động được một phản ứng quảng cáo dây chuyền. Ả đã hỏi một người bạn gái địa chỉ của tay luật sư giỏi nhất thành phố, quyết tâm đem một vang dội tối đa cho “vụ bội tín” kia.
Ả đến phòng luật sư Moóctimơ Ô Broi, một viên tập sự cấm cẳn tuyên bố với ả rằng : hắn không biết ông chủ đang ở đâu. Ả trở lại hai lần. Lần thứ ba, xen vào câu chuyện giữa ả và viên tập sự là một người đàn ông bé nhỏ, mờ xỉn, loại đàn ông mà một người đàn bà chẳng bao giờ để ý tới trừ phi hắn đi lang thang với một mũi dao cắm vào lưng hay con số tài khoản cài trên ngực. Ả hết sức ngạc nhiên thấy viên tập sự tỏ ra vô cùng kính trọng dị vật nọ rồi nói với một nụ cười quỵ lụy : “Ông Ô Broi sẽ đích thân trông nom công việc của cô”. Thế đấy...
Giữa họ tất cả bắt đầu là như vậy. Ả mau chóng nhận ra cái dáng ẻo lả của nhân vật đã được đền bù bằng một tấm lòng hào hiệp ngông cuồng mà một đêm làm tình đầu tiên không khiến cho cạn kiệt. Thời đó, Dada sống trong một căn phòng thảm hại và thường xuyên bị đe doạ tống khứ ra khỏi đó vì không trả được tiền thuê. Vốn liếng của ả là một va li rẻ tiền, một váy mặc tối duy nhất, một bộ đồ thể thao và túi phấn son.
Những hào phóng của Moóctimơ làm ả choáng váng bao nhiêu thì những ôm ấp của ông làm ả cụt hứng bấy nhiêu. Những ôm ấp kiểu thỏ đực vậy mà cũng vẫn đặt ông luật sư vào cảnh suy sụp gắn với trạng thái thiêm thiếp hôn mê. Sau khi Moóctimơ cho ả về ở trong một dẫy phòng lộng lẫy của khách sạn Oan-đYork (là nơi như có phép lạ, ả có thể gọi ra tất cả những gì hiện lên ở trong đầu, và nơi, dĩ nhiên vì lý do sinh lý, ả đã dành cho mình những vụ ăn nằm vụng trộm và tàn bạo ở đó.)
Thế rồi ả nhân bội yêu sách lên, trong đó một tuần trang bị cho mình một tủ quần áo, khiến một ngôi sao màn bạc cũng phải tái mặt lại. Rồi để thử nghiệm người tình, kiểm tra độ bền vững của những một dây nối buộc ông với ả, ả đã đòi tư trang, châu báu... ông đã chấp nhận với vẻ cập rập nhút nhát, vượt lên cả những điều ả có thể tưởng tượng ra. Ông không tỏ vẻ ngạc nhiên với một yêu sách nào hết và xem chừng ông thích thú được thoả mãn ham muốn của ả ngay cả trước khi ả nói thành lời. Đổi lại, ông chỉ xin sự có mặt của ả trong nhưng buổi tối sầu thảm vô tận của ông khiến cho ả chán muốn chết. Đôi phen, ông cầm tay ả - nếu có một người thứ ba lúc đó đang quan sát thì ả xấu hổ lắm - nắm nó trong tay ông và chiêm ngưỡng nó với vẻ thần phục của một cái đầu ngờ nghệch khó tin.
Mooctimơ ít nói với Dada về công việc của ông, chỉ đóng khung trong việc bao phủ lên người ả vàng bạc, quà tặng, cho tới hôm cách đây một tháng, ông thốt ra cái câu bí hiểm này : “Anh thích là hai chúng ta sống chung với nhau, chỉ riêng em và anh thôi. Em có bằng lòng không?” Biết ông có vợ rồi, Dada vẫn cứ rùng mình tởm lợm nghĩ tới cái cảnh mặt đối mặt ngày ngày đó. Ả lập tức xin lời khuyên ứng phó ở Gimmi, gã thợ ảnh ả vẫn gặp những lúc không bận với Moóctimơ, cũng như vui lòng cho “vay” những món mà gã nhận chẳng mấy khách khí. Gã đã nhấn mạnh cho ả hiểu cái lợi của mối quan hệ với Moóctimơ, đồng thời gã cũng ngạc nhiên : một người thanh tao như Ô Broi lại phải lòng được cái con nhãi tẩm đẫm nước hoa và tự si mê vẻ đẹp của mình, loại đàn bà giễu qua suốt ngày trong phòng ảnh của gã, đứa nào đứa nấy hệt một kiểu như nhau. Nhưng, giống
như mọi bọn đĩ ranh không muốn trả giá cho những thứ chúng giành được nhờ ân huệ nhất thời của cái trôn chúng, Dada nhìn không xa quá tầm trôn, đã miễn cưỡng nói:
- Thấy ngay là không phải anh xơi thứ cỏ rác đó mà!
Cuối cùng luận cứ duy nhất của Gimmi làm cho ả kinh hoàng, nếu không thì cũng ngớ ra là :
- Cái người em coi là cỏ rác đó đang xử lý những vụ gai góc nhất của Công đoàn đấy !
Ả phá ra cười : Moóctimơ, một găngxtơ, một tên cướp ư ? Song, đôi khi cố hết sức, ả cũng đã bằng con mắt của Gimmi, trọng vọng Ô Broi trong chớp nhoáng. Tối qua, mọi sự trở nên gấp gáp. Moóctimơ lại hỏi cái câu đã đặt ra một tháng trước đây. “Em có bằng lòng không?” Đã được Jimmy dạy dỗ, ả trả lời rằng vâng.
Ả vén tấm rèm khoang cửa kính rộng, lơ đãng nhìn ra ngoài đường, nơi những khách du lịch như một cơn nước triều đang trôi chảy lờ đờ trong cái lò lửa. Ả luôn luôn mơ ước được biết Nasau và được lững thững đi dạo ở Bay Street, để rồi có thể yên tâm rằng, ả đã được ở đó và đã chán mớ đời về nó. Một tiếng đồng hồ nữa Moóctimơ mới tới, vé của hai người đã có nhưng đi đâu thì ông chưa cho ả hay. “Ở cái nơi ta đến, em sẽ là một hoàng hậu. Anh cuộc với em là bất cứ thứ gì em muốn đều lập tức có ngay”.
Ả lừng khừng đáp : “Một con cá voi nhá ? Và Moóctimơ liền trả lời với một giọng trẻ thơ : “Anh nghĩ là em nói một con cá voi bằng vàng khối phải không ?”. Thoáng lo sợ, ả quay vào buồng tắm và để lấy lại tinh thần, ả tính nhẩm những ngày còn phải sống với Moóctimơ trước khi nắm được mẻ lớn tiền nong của ông để tếch đi sống với Jimmy.
Với Moóctimơ, cái làm cho ả kinh nhất không phải là việc ông xoa vuốt cặp mông của ả, cầm bàn tay ả, nắn bóp ngực ả... mà là ông trông đợi ở ả cái trò bẩn thỉu, nhớp nhúa kia : lòng trìu mến.
*
Các xe tải nhà binh đã đi Giơne, Niên, Moóctimơgiơ, Lôdan, Phribua, Béc, Luxéc, Đúc và Duyrich để đổ lính. Mỗi lính có nhiệm vụ dò xét một khoảnh ba trăm mét, lục lọi chi li cả cỏ cây hai bên đường trên chiều ngang mười mét.
Được phen hoà hợp với nhau, cảnh sát và quân đội Thụy Sĩ đã đánh giá rằng một cái xác người dù có bị xén cụt mất một cẳng, vẫn có nguy cơ gây
ra được cảnh rối loạn trên đồng quê. Mệnh lệnh tuyệt đối là theo đuổi cuộc điều tra cho tới khi tìm được phần còn lại của cái xác. Đêm đến, các sĩ quan công binh ra lệnh chiếu đèn rọi.
Chiếc cẳng tìm thấy trên tấm bàn chắn đầu máy chuyến xe lửa tốc hành Giơne - Duyrích, cũng đã cung cấp cho các điều tra viên vài ba bí mật. Chiếc giày mang nhãn hiệu một cửa hàng ở New York, hiệu Biatxca. Cảnh sát Duyrích đã gọi điện báo động các đồng nghiệp ở Mỹ.
Họ đã bắt đầu công cuộc tìm kiếm. Với đôi chút may mắn, người ta có thể sẽ mau chóng được biết căn cước chủ nhân chiếc giày. Trong túi quần, ngoài một cuộn những tờ giấy bạc gồm năm nghìn đôla, các thanh tra cảnh sát còn phát hiện ra một tấm vé đã được bấm kìm ở Duyrích. Và họ thật sự bực dọc là một cái cẳng lang thang lại có thể lọt vào Duyrích trong khi lẽ ra nó đã phải tới Giơne cùng lúc với người sở hữu đích thực của nó.
*
Đàng hoàng giữa Vitôriô Piđu và Môsê Yudenman, Italô “Bé” Vônpôn chằm chằm nhìn vào mặt mười một người ngồi chung quanh bàn họp. Việc ngự được vào chiếc ghế bành của anh hắn đã cho hắn một uy quyền điềm đạm mà hai ánh than tàn ác náu ở sau hai hố mắt nửa khép nửa mở - hai tròng đen không ngừng láo liên của hắn - đã phủ nhận đi mất rồi. Hắn không tin ở cái tiếng nói sắp sửa phải từ tốn của hắn vì chỉ có dùng vào những việc gây gổ hay nạt nộ thì giọng nói ấy mới phát huy được hết cái chất thuần tuý cua nó.
Hắn lại cố sức nhập vai cái nhân vật tạm thời phải sắm, ra lệnh cho hai bàn tay hắn thôi sờ mó vào chiếc bút máy bằng vàng khối, cho hai con mắt hắn ngừng cuộc quay đảo miên man.
Bù vào đó, hắn thọc tay vào túi áo, ở chỗ trái tim, để làm một cuộc tiếp xúc vội vã nhưng an thần với cỗ bài năm mươi hai lá mà hắn không bao giờ quên mang theo người, đảm nhận cho hắn hai chức năng, vừa là dụng cụ cờ bạc - cờ bạc luôn luôn nuôi sống hắn, hắn chỉ sống nhờ ở cờ bạc - vừa là thứ ban bố số phận, thứ tuyên cáo các vận hạn may rủi của hắn. Khi đi xa, hắn còn mang theo một bàn cờ quay tí hon. Lúc hắn ném hòn bi ngà vào bàn cờ quay để tạo ra những đường múa nhảy vô cùng tận và có sức quyến rũ thì chẳng còn gì đáng kể nữa với hắn. Lúc đó hắn bước vào một vũ trụ không có thời hạn, trong đó các con số là những vị chúa. Kỷ lục của hắn là ba ngày, bốn đêm ở Las Vegas, trong một phòng khách tư. Từng lúc đều đặn, đám lâu la đem đến đặt trước mặt hắn những đồ ăn thức uống, và hắn
nuốt như máy, dưới ánh chói gắt của những tia sáng nhân tạo đối chiếu vào mặt tấm thảm màu xanh chai. Khi rời bàn cờ quay, hắn chỉ vươn vai cho dãn xương cốt.
Rồi hắn ngã vật xuống thảm, ngủ như một kẻ yêu đời và người ta đã khiêng hắn như khiêng cái xác, về phòng ngủ. Mười bốn giờ sau hắn mới tỉnh dậy...
Các ngón tay không buông cỗ bài, hắn nói :
- Bạn Ô Broi của chúng ta, đại diện của các bạn, lúc này đang trên đường đi Duyrich. Tất cả mọi sự đều ổn.
Đây là bức điện của Đôn Giencô tôi vừa nhận được.
Hắn rút trong túi ra một mẩu giấy nhàu nát hắn đã đọc đi đọc lại hàng trăm lần trước khi chiều theo lời dạy của ông anh: tống đạt lời mời họp và thông báo cái tin.
Etô Gabêlôti liếc nhanh vào bức điện, lặng lẽ truyền cho Ximêôn Pheri và Pheri chìa cho Jiôxép Đôto. Trong khi lần lượt Cácmin Crimelô, Vitoriô Piđu, Anggiêlô Bacba, Vixentê Brutô, Tôma Mécta, Anđô Amanphi, Caclô Bađalêtô và Frăngki Xabatini cùng xem. Italô mơ màng nghĩ rằng hắn đang được chứng kiến một sự kiện lịch sử : cuộc gặp hoà bình của hai “gia tộc” hùng mạnh nhất Công đoàn, họ Gabêlôti và họ Vônpôn. Sau hai chục năm trời chiến tranh lạnh hoặc đổ vỡ chết chóc. Mắt hắn lướt từ bộ mặt này sang bộ mặt kia, nhận thấy ở trên đó thoáng gợn lên nét hoan hỉ không kìm nén đang làm rạn nứt trong chớp nhoáng cái mầu hồ giả tạo dùng làm tâm mặt nạ chìa ra vẻ xã hội. Qua từng bàn tay một, bức điện đi hết một vòng đã lại nằm trước mặt hắn.
- Gì khác nữa ? - Cáclô Bađalêtô hỏi xấc.
Hắn ghét Italô và không bỏ lỡ cơ hội nào để trêu chọc.
Năm năm trước, khi Italô từ Luân Đôn về, Bađalêtô còn ở trong băng nhà Vônpôn. Thay cho lời chào mừng, hắn đã giễu cợt ném ra câu : “Come va, speranzaitut ?” Và quai hàm hắn liền bị vỡ luôn hai chỗ cùng những chiếc răng nanh rụng mất sạch, một chiếc, sau cú húc đầu mù quáng, vẫn còn cắm ngập vào phía trên trán Italô.
Speranzaitut là cái tiếng khinh rẻ mà người Xixin dùng để chỉ những đứa con bỏ quê cha đất tổ vọt ra nước ngoài. Đằng này, nếu Italô có buộc phải sống hai năm biệt xứ ở Anh thì cũng không một thủ lĩnh nào của một trong mấy gia tộc lớn nhất New York hay bờ biển phía Tây lại chẳng hiểu rằng đó
là hắn theo lệnh ông anh mà thôi. Giencô Vônpôn lúc đó là Đôn ([3]) một cái chớp mắt cũng ngang giá trị với một câu sấm truyền và cậu em út chớ có hòng bàn cãi những quyết định của ông.
- Không gì cả. - Italô quắc mắt nhìn Bađaletô đáp.
Hắn những muốn tên này phải chịu cái sức hút tự nhiên mà ai ai ở trước mặt anh hắn cũng đều cảm thấy, tuy ông chẳng hề phải dở cái gì ra để áp đặt. Quả là Italô được người ta sợ, nhưng Gien cô lại có một cái gì đó khác: ông được người ta kính trọng. Vẻ ngoài nhỏ nhẹ, nụ cười lành hiền, ngay thật cùng những năng khiếu bẩm sinh về hoà giải đã che giấu đi một cách tuyệt vời bản chất tàn bạo và tham lam của ông. Trái lại, Italô không bao giờ kìm nén được lâu cơn thịnh nộ sôi sục thường xuyên trú ngụ bên trong người hắn, chẳng hề với lý do chính đáng nào. Những cơn xung đột khát máu thúc đẩy hắn phải thoả mãn ngay tức thì những khát vọng bất kể chúng thuộc vào loại chuyện riêng tư, tình cảm hay kinh tế. Ít khiếu ăn nói, bị các đam mê dằn vặt, thích dùng hành động thô bạo thay vì lời lẽ, những điều này lẽ ra đã buộc hắn phải sống vật vờ ở một vị trí điếu đóm của “dân dao búa”, kẻ ăn người ở, nếu như không nhờ có vai vế của người anh. Các thủ lĩnh Công đoàn nghi ngại tính dễ nổi hung, tật thích dùng các phương pháp sơ đẳng và bạo lực của hắn. Từ An Capo ([4]) đến nay, thời thế đã biến đổi quá đi rồi, chẳng phải các đòn dữ ít đi mà là bởi vì chúng đã được diễn ra êm thấm, uyển chuyển, được thực hiện bởi những kẻ vô danh mà sau khi lĩnh tiền qua người trung gian vẫn chẳng hề biết chúng hoàn thành hợp đồng vì cái gì và cho ai. Thế là chẳng có một đầu mối nhỏ nhặt nào có thể giúp cho các điều tra viên của nạn nhân ngoi ngược lên được tới tên đao phủ : giữa hai người không hề một quan hệ, không cả chút động cơ. Ở đầu hệ thống, mọi “capo” ([5]) đều phải mang bộ mã không thể chê trách của một nhà kinh doanh để cái kỹ nghệ của mình được yên ổn với quan thuế Mỹ, với cảnh sát và với cạnh tranh.
Ngày nay những cuộc đầu tư của các gia tộc vẫn trình bày ra cái dáng dấp và cấu trúc hoàn hảo của một công ty đa quốc gia với những ngành, những nhánh bao la vô tận, được một đạo quân các luật gia điều hành, họ đem những khoản lời bất chính từ những vụ buôn lậu, những vụ tống tiền, những vụ ám sát cùng các thứ tội phạm trên quy mô lớn khác đầu tư vào các xí nghiệp, cái kinh doanh vượt lên khỏi mọi sự nghi ngờ. Quả thế thật, không hiếm những món lời lãi do mua buôn bán ma tuý, sau một chu trình hiểm
hóc và bí mật đã lại được đổ vào tài trợ cho bệnh viện điều trị trẻ con tật nguyền mà lễ khánh thành đã được cử hành om xòm trước sự hiện diện của mọi quan chức thành phố cùng với lời cầu chúc tốt lành của các nhà cầm quyền, lòng biết ơn của chính phủ, những câu cảm tạ xúc động của dân chúng. Giencô Vônpôn luôn theo đúng luật. Tờ - rớt chất xám của ông bao gồm tinh hoa của các trường học lớn về công pháp quốc tế, có vẻ như trong con mắt ông nhìn thì việc kén tuyển bằng vàng ròng các phần tứ ưu tú nhất của mỗi khoa học sẽ bù đắp lại được cái bất hạnh của bản thân ông bị thất học cho tới tận mười tám tuổi. Nhưng khi xem xét các kết quả đưa từ chỗ tạo dựng nên được cái mạng lưới lưu thông mờ ám khổng lồ này của tiền bạc thì người ta lại phải nghiêng mình thừa nhận rằng phương pháp của ông thật tài tình.
Môsê Yuđenman phát biểu :
- Giai đoạn đầu của công việc đã xong. Ba tháng tới, thu nhập của chúng ta sẽ trở nên hợp pháp.
Xuất đầu lộ diện thẳng một lèo từ Bronx, cái quận lầm than của New York, từng vừa theo học đại học, vừa thái rau quả ở các quầy hàng, vừa chơi bạc với bọn lưu manh cùng phố, Yuđenman đã được trời phú cho một đặc ân có một không hai : hắn có thể vượt mặt viên giám đốc xảo quyệt nhất của bất cứ ngân hàng nào về sự mau lẹ và tính hiệu quả. Đẻ ra với khiếu bẩm sinh về con số, giống như ta đẻ ra thì có cặp mắt xanh vậy; hắn không học mà biết, không nghĩ mà hiểu và hắn chẳng phải tìm kiếm bao giờ : hắn cứ phát hiện. Cái đầu óc nhạy bén này còn được lồng thêm bởi thiên tài của con người tốt nghiệp Trường tài chính quốc gia. Không hồ sơ nào, dù rắc rối đến đâu, lại có thể cưỡng lại nổi hắn dù trong vòng năm phút. Ngay lập tức hắn lẩy ra từ trong đó một kẽ hở, một chi tiết nhỏ xíu, một dấu phảy bỏ sót cho phép hắn nuốt lời cam kết một cách hợp pháp nhất trần đời mà lại chẳng bị ai nghi là có tà tâm hay gian trá được. Giỏi hơn một máy tính, hắn thuộc những khoản lợi tức của các gia tộc thù địch cùng nằm trong “Ban” cái liên hiệp ở mức cao nhất của mưòi một ông capô ngự trị trong ngành buôn lậu thế giới, cái tổ chức mà ở trong đó Giencô Vônpôn đâu có phải là một nét trang trí loàng xoàng. Khi Yuđenman vào trong tay gia tộc, Giencô đã phải đấu đá với đám người nhà để buộc họ chấp nhận gã. Một khi người Xixin chính hiệu cấu tạo nên cái khung cốt của gia tộc thì khó lòng chấp nhận nổi một anh Do Thái có mặt trong đám họ rồi. Gắn bó một cách hung tợn với truyền thống tiên tổ của miếng đất già cỗi, họ mang một mối nghi kỵ bản năng vào tất cả những gì xa lạ đối với tông phái, với sắc tộc mình.
Họ ghép người Ai len, người da đen, Do Thái, Tàu và người theo đạo Tin Lành vào chung một sọt. Thoạt đầu, Môsê Yuđenman cố làm cho mình được lãng quên đi, chỉ xen vào khi người ta hỏi ý kiến, không ngả về một ai, không nói xấu bất cứ người nào. Hắn ở đó và hết, có thế thôi, như một cái bàn, cái ghế, dần dà trở nên quen mắt, nhưng người ta biết rằng sẽ thấy nó ở cái vị trí ấy, ngày mà người ta cần đến nó. Hắn quá sắc sảo để không khỏi phải nhìn thấy một số ước luật điều hành băng này đã có cái trở nên vô hiệu rồi, quá thông minh để khỏi hùn lưng vốn vào đó hoặc ra một lời chỉ trích nhỏ nào, vĩnh viễn lấy tôn chỉ của thánh Phăng xoa Đát xin làm tôn chỉ của mình : “Đừng ra sức thay đổi thế giới. Chỉ có đổi thế giới thôi !”. Nhưng hắn cũng không muốn đổi gì cả. Cái vũ trụ bí mật hắn vùng vẫy bên trong đó là cái vũ trụ duy nhất có thế thoả mãn được thói đói khát sức mạnh, nỗi thèm thuồng của kẻ tham mưu nằm trong người hắn. Tài ba đáng kinh ngạc của hắn về kế toán và quản lý giải quyết nốt chỗ còn lại.
Trong khi các gia tộc chém giết nhau xoành xoạch bởi những chuyện vô bổ về uy danh, hắn đã không những gìn giữ được mạng sống mà còn chiếm được một chỗ ở ngay giữa những thành viên của cái “Ban” tối cao, không bị một phản đối nào cả. Mọi sự hắn nhờ ở Giencô, người biết hắn từ thuở hắn còn nhếch nhác và trần trụi, nhưng nhờ ở hắn, Đôn Vônpôn đã lại củng cố được uy quyền của mình. Từ nay, vai trò “cố vấn riêng” dành cho hắn đã lan sang mọi lĩnh vực hoạt động của Công đoàn, và ở trong các vụ có tính tế nhị, Công đoàn đã cho hắn làm một thứ trọng tài, một vai hiền triết. Các trách nhiệm đó không hề ngăn cản hắn xây dựng gia tài riêng ngày một nhân bội lên băng những đầu tư chính xác, những quyết định chớp nhoáng, một sự đánh hơi khó lòng tránh né khỏi của cú vọ để dò ra được tất cả nhưng gì đang vỗ cánh ở trong vòm trời chứng khoán, cờ bạc, thực phẩm, vận tải, may mặc, quần áo, bar, quầy bia, nhà cửa, máy bán hàng tự động, rượu lậu, cá cược, đấu bốc, tống tiền, cho vay lại và chứa gái. Biết rằng để sư tử không cắn thì sư tử phải no, ngay đầu tiên, hắn đã hết lòng chú ý cho các nhân viên đều được thoả mãn, và sang bước thứ hai, sau khi đã chạy chọt được một tự do hành động nào đó rồi, hắn mới gia tăng cho tài sản riêng mình.
Chính là theo lời khuyên của hắn mà Giencô đã bằng lòng liên minh - cho bao lâu ? - với người ông coi như địch thủ số một : Eto Gabêlôti. Môsê liếc trộm vào người này. Nét mặt La Mã, bọng mỡ nặng trĩu dưới hai con mắt mà gã thường xuyên tìm cách che đi cái oai, cái sắc. Eto cân nặng một tạ hai, cố ý mang một phong thái nhân hậu và hồn nhiên thường kỳ được
các cơn giận dữ khủng khiếp điểm xuyết bằng những án tử hình miễn kháng án phủ nhận đi mất. Bởi lẽ trong những buổi đầu gian nan, mạng sống của gã xem ra nặng quá sức gánh đỡ và cái chết của kẻ khác thì lại quá nhẹ với gã. Và một gật hay lắc, gã đã đưa được những người dám làm gã phật ý, dám đứng lên chống lại quyết định của gã đi từ cái sống sang cái chết.
Môsê đã phải có tài ngoại giao nhả ngọc phun châu mới khiến cho Eto chấp nhận được rằng chừng nào làm thông thoáng được những khoản thu nhập thì chừng đó, vượt ra ngoài các mục đích khác nhau, lợi ích của Eto sẽ phù hợp với lợi ích của Giencô. Hai bên đã từng bị chia rẽ bởi hằng hà sa số những xác chết tiếp sau những vụ xung đột mờ tối, những cái xác được bên này đem rải vào bên trong dinh luỹ bên kia; bởi vậy thuyết phục được Eto đem lợi ích của mình hoà vào với lợi ích của Giencô đâu có là chuyện dễ. Nhưng hôm nay, bản hiệp ước đã được ký kết và sắp cho ra đời trận đánh tài chính kỳ diệu nhất mà Công đoàn chưa từng thực hiện bao giờ.
Cho tới lúc này vẫn im lặng. Gabêlôti chắc cảm thấy Yudenman đang quan sát mình. Ông bèn quắc mắt nhìn hắn nhưng lập tức lại thay vào bằng một nụ cười. Môsê mỉm cười lại rồi quay đầu đi.
- Đưa lại cho tôi bức điện nào ! - Eto yêu cầu.
Bằng những đầu ngón tay, người ta truyền bức điện tới chỗ gã, Gabêlôti cầm lấy rồi cười ồ ồ với cậu út nhà Vônpôn :
- Này, Bé, anh cậu chắc không bị sạt nghiệt vì tiền đánh điện đâu nhỉ ! Mọi người cười ầm ĩ. Thủ thế nhưng hiểu ra câu nói của Eto không một hàm ý chế nhạo ngầm nào xúc phạm đến mình, Italô cũng cười theo. Cần nói rằng bức điện mang địa chỉ sở bưu điện Duyrích, nơi phát nó đi, chỉ chứa có một từ, một từ duy nhất gồm bốn chữ cái : “TROY”. Nhưng là bốn chữ tiêu biểu cho cái kết của sự cố gắng chung mà tất cả những người tham dự cuộc họp này đã góp phần để nhằm tiến hành những hoạt động tội ác của họ vào năm 1976.
Nói rất chính xác là con số kinh người: hai tỷ đô la.
*
Inetx cho rằng trong suốt thời thơ ấu, ả đã được nuôi dưỡng đặc biệt bằng sữa và máu. Trong bộ lạc của ả, đàn ông cao tới hai mét hai mươi, đàn bà một mét chín, và khi họ đụng độ với các lính chiến “bình thường” thì kích thước của họ khiến những kẻ kia nom như những thằng lùn.
Ả cũng nói ả là con gái vua và ả có tám người anh, thẩy đều đẹp đẽ như nhau. Đến dịp lễ vào đời, đánh dấu việc họ chuyển sang thế giới người lớn, để tỏ lòng can đảm, họ phải tự tay gây ra vết thương sâu ở vùng bộ phận sinh dục, song chỉ là học đòi mà họ không hay - vì nền văn minh của họ tuy trải ra rất rộng, nhưng vẫn chỉ là thuần tuý khẩu ngữ mà thôi - động tác của những thiếu niên thành Athen rạch cắt dương vật của mình ra cho tới khi các mấu sẹo sần sùi làm cho nó nom hệt những báu vật chạm trổ vậy.
Lanđô, mà bất cứ cái gì liên quan đến dương vật đều không bị coi là xa lạ, há hốc mồm ra nghe những chuyện đó, không hiểu là đùa hay thật, không thể phân biệt được trong chuyện Inetx kể, cái ranh giới lờ mờ phân chia thật với giả nữa. Hắn nhấn mạnh :
- Em nói là các ông anh của em tự lấy dao cạo rạch chim ra à ? Inetx thò tay nhặt quả quít trong cái thẫu to đặt trên chiếc quần của Lanđô vứt dưới mặt thảm.
- Đúng...
- Có hoạ là điên... - Lanđô thở dài. - Bọn man rợ thật sự.
Hắn liếc ngắm cái thân hình mênh mông đang nghỉ ngơi của cô người tình. Chân không, ả cao vừa vặn bằng hắn, điều này tránh cho hắn bị chuột rút bắp chân khi làm tình kiểu đứng với ả. Vậy mà trong hai mùa làm cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp, hắn hiếm gặp những gã con trai cao hơn hắn ở cùng đội hay ở đội đối phương. Hắn quay lại ả.
- Đúng là em cao một mét chín mươi à ?
- Đúng !
- Hay nhỉ, thế mà em chẳng đi cà kheo tí nào cả.
Ả liếc hắn, nửa thú vị, nửa khinh khỉnh.
- Mọi cái đều tương đối, anh Lanđô tội nghiệp ơi. Ở nước em, ngay đến anh nom cũng là ngũ đoản.
Ả đến từ Burundi, từ một thành phố tên là Bugiumbura.
Ả rất hay lấy các đầu ngón tay thon vút, thịt màu súc cù là, móng đỏ chót chỉ vào cái chỗ chính xác trên bản đồ, một điểm trừu tượng đối với Lanđô, một chấm cứt ruồi đen ở giữa Kênia, Công gô, Uganđa và Tandania.
- Thế đấy, con sông này, gần quê em đấy hả ? - Lanđô hỏi, chỉ vào một sợi chỉ xanh da trời trên nền đất mầu gạch của bản đồ... To không ?
- Tạm cho là một con suối... Dài một nghìn cây số, rộng một trăm mét. Đấy là sông Tanganica.
- Đùa ?
- Tạm cho là đùa.
Tên thật ả là Kibonđô, công chúa Kibonđô. Thì cứ đi mà tìm hiểu... Ả kể với hắn rằng một người thợ may Ý đã đặt cho ả cái tên Inetx trước khi ả đến Thụy Sĩ.
Ả là người mẫu số một ở Rôma nhưng tên tuổi ả lan sang tới Luân Đôn, Paris, New York. Ở các nơi này người ta trả ả vàng ròng cho những buổi chụp ảnh. Dáng người đường bệ của ả tuyệt vời đến nỗi ả dám táo tợn đi giầy cao gót mười phân. Đến đâu ả cũng không thoát khỏi bị nhòm ngó. Nhưng không bao giờ có một thoáng giễu cợt nào trong những cái nhìn nuốt chửng lấy ả, chỉ là một thứ ngạc nhiên khâm phục, thứ ngạc nhiên người ta cảm thấy đối với một vật xa lạ đến từ một hành tinh khác mà người ta biết là đẹp, đẹp cùng cực, tuy không qui chiếu được nó vào một tiêu chuẩn thẩm mĩ hiện hành nào, thế thôi.
Lanđô cho tay chạy trên cái đùi trần, dài mãi lên không hết, mịn nhẵn như một hòn đá biển được vần lăn hàng nghìn năm ròng; màu đồng nóng ấm, vừa thả lỏng vừa gân guốc nhưng lại đầy nhục cảm, hôi hổi trong lòng bàn tay. Hắn lờ mờ tự hào rằng một người đẹp đến thế lại đã góp phần nuôi sống hắn, không phải vì hắn đặc biệt cần đến cái đó - nghề nghiệp không nói ra được của hắn đủ cho hắn tiêu xài rộng rãi - mà là vì nguyên tắc. Tiền nong, quà cáp ả cho hắn, kể từ khi ả làm đĩ, như một bà hoàng vứt túi tiền cho một nông nô. Chẳng quị lụy, chẳng có đi có lại, chẳng ca thán, đơn giản chỉ là vì ả thích làm thế, ả hạ cố làm thế và đó là niềm vui của ả.
Ả nhẹ nhàng gạt tay Lanđô ra khỏi đùi.
- Hết giờ rồi. Em có hẹn vào bảy giờ !
- Thằng cha già của em à ?
- Khi hai đứa đứng trước nhau, kính lão ta đến đúng vú em. - Còn khi nằm ?
- Ở trên giường bằng nhau hết. Nói cho cùng thì gần gần... - Bắt lão ta ngâm tôm một lúc nữa nhé ? ...
- Không, đó là một thằng mắc tật chính xác. Với lại khi làm việc, em luôn luôn đúng giờ.
Ả duỗi người, vươn vai như một con báo, ngáp nhẹ một cái. Xúc động bởi những đồng tiền lớn mầu đồng điếu loá hào quang quanh hai núm cứng đanh trên ngực ả, Lanđô nài nỉ :
- Một xíu thôi... Em muốn không ?
Đến nước này là cùng ! Hắn, người đàn ông có cái của quý đã được tất cả đám đàn bà đón nhận như một đặc ân thì lại đâm ra sợ sệt một con mọi đen đang quyết định xem có bằng lòng hay không thay cho hắn ! Ả có vẻ suy nghĩ, nhìn hắn lâu một lúc :
- Là một người da trắng, anh làm tình không đến nỗi tồi lắm... - Em thích da đen hơn à ?
- Màu da không quan trọng, Lanđô...
- Vậy thì cái gì ?
- Cái anh có ở trong quần.
Lanđô sững sờ : hắn kiêu ngạo về những đức tính đã được hàng trăm mụ đàn bà tán tụng, những mụ hắn đã bỏ rơi và làm cho rệu rã, kiệt quệ, già khọm đi sau vài ba cuộc cung ứng tình dục cao cấp. Nhưng bất chấp lòng tin không gì lay chuyển nổi vào khả năng làm cho bất cứ người đàn bà nào cũng được hưởng khoái lạc, Inetx vẫn có thể gieo hoang mang vào trong cái đầu lo lắng của hắn bằng những câu mập mờ. Đêm đầu tiên, sau năm lần liên tục chiếm hữu ả trong tám tiếng đồng hồ khoái lạc không dứt, hắn đã chờ ở ả một lời bình phẩm, và lờ mờ thất vọng vì ả chẳng thèm lộ ra vẻ cảm phục nào cả.
Vì ả im lặng, hắn bèn cố kéo vó lấy một lời khen vậy:
- Em có yêu đấy chứ ?
- Không xoàng...
- Thế nào, không xoàng à ?
Hắn có cảm tưởng bị hút rỗng và có thể ngủ hơn mười năm để lấy lại sức. Ả đã hất đầu - cái đầu thanh tú bị hai con mắt âm thầm và mênh mang ngỡ đâu như kẹp lại ở trên đỉnh gò má ấy chiếm mất - rồi nói thoảng phào: - Không xoàng với một người da trắng.
Hắn chắc hắn là ả bịp. Không người đàn bà nào trên đời này lại cưỡng nổi một cuộc xử trí như vậy mà không phải đưa tới khoa cấp cứu hồi sức. Hắn thiếp vào trong một giấc ngủ nhọc nhằn, ngao ngán vì ngần ấy sự bạc bẽo, vô ơn. Hôm sau, ả đưa cho hắn một chiếc đồng hồ khác thường bằng
bạch kim, mua ở nhà hàng Vasơrông ([6]) - hắn đã có tới hàng chục chiếc đủ mọi mác mà các kỳ công tính dục cua hắn đã thu về từ tay các ả vô danh, sẵn sàng hy sinh nhiều thứ khác nữa nếu như hắn bằng lòng gặp lại. Ngay cả hôm nay, hắn vẫn không hiểu tại sao Inetx công chúa, lại thích tuồn cho hắn những đồng tiền mà vài gã người tình cự phú bao ả để đổi lấy thân hình huyền thoại của ả. Cậu con trai bé bỏng lại là hắn và tuy kiên nhẫn, hắn vẫn không bao giờ chọc thủng được ở ả một mật khu mà hắn nắm giữ chìa vào.
Ả ngồi xuống mép giường, từ từ xỏ chân vào một đôi bốt da thú. Một trong hai con vẹt Hồng Kông huýt gió trong lồng.
- Các con loét choét này em mua à ?
- Người ta cho. Anh thích chim không ?
Lăngđô Baretô cũng đứng lên, vươn duỗi cái khung cốt lực sĩ cường tráng không thừa một gam mỡ nào. Từ khi thôi chơi thể thao, thực phẩm duy nhất, hay gần như duy nhất của hắn là rượu mà hắn uống một hai chai tuỳ ngày, chẳng bao giờ say.
- Anh mê say chim.
Hắn lại bên chiếc lồng vàng, mân mê nó bằng hai bàn tay gân guốc, mở chốt cài và cho đầu ngón tay lùa vào bên trong. Hai con vẹt Hồng Kông cố tránh càng xa càng hay. Lanđô nhè nhẹ lôi ra một con đang vùng vẫy và mổ hắn, nhưng hắn chẳng hề tỏ ra khó chịu. Hắn nâng niu đặt nó vào lòng bàn tay, thổi một hơi nóng hổi làm xù lông đầu nó lên, môi hắn kề sát vào đó. Hắn cười với Inetx :
- Anh yêu điền cuồng tất cả những con vật.
Và không đôi hồi, khập răng một cái, hắn cắt đứt luôn đầu con vẹt.
2
Cô thư ký nép mình cho người mới đến đi vào. Lịch sự đứng lên đón tiếp, không thấy bàn tay chìa ra, Hôme Clốp nhanh nhảu gật đầu thay cho lời chào. Ông chỉ vào một chiếc ghế bành da mà người kia ngồi mớm xuống rồi trở lại chiếc ghế của ông ở đằng sau cái bàn giấy sạch bong không vướng bận một đồ vật gì, kể cả hồ sơ lẫn bút chì, trừ tấm danh thiếp ghi tên và tư cách người khách viếng : “Anđrê Lơvanh, quản lý hội buôn”.
Lơvanh hắng giọng và khẽ mỉm cười. Đó là một người sáu chục tuổi, cực kỳ sang trọng, bộ mặt rám nắng được ốp bọc bằng mái tóc trắng dài với nhưng ánh biêng biếc khiến cho Clốp nghĩ rằng cái màu này là nhờ rất nhiều vào một nghệ sĩ làm đầu. Hôme lộ ra một vẻ kín đáo có thể được coi là một sự khích lệ. Vì Lơvanh vẫn chẳng nói chẳng rằng, Hôme bèn chắp hai bàn tay mũm mĩm lại, đặt chúng nằm thẳng lên mặt bàn rồi liếc nhanh vào đồng hồ.
- Tôi cảm ơn ông đã tiếp tôi, - Lơvanh nói. - Lẽ ra tôi phải xin hẹn nhưng bởi tôi đang ở trên đường qua đây và cái công việc dẫn tôi tới ông lại khá là tế nhị và quan trọng cho nên tôi mới cho phép mình quấy rầy ông. Ông kéo nếp quần, nắn nắn chiếc cà vạt đen giản dị và đưa tay lên vuốt bộ tóc đẹp trong một động tác vô tình.
- Thế này...- Sau một lúc ngập ngừng ông nói tiếp,- Tôi có một số tài sản mà có lẽ tôi muốn tin tưởng vào sự trông coi của ông...
Ông sờ một cách bản năng vào chiếc vali đen để dưới chân, lau vầng trán lấm tấm mồ hôi một cách kỳ lạ bằng chiếc mùi xoa lụa màu mận, chợt lúng túng bởi cái nhìn chằm chằm của Hôme Clốp, hai con mắt màu lơ cận thị không hề chớp, cảnh giác và trung lập, nấp phục sau chiếc kính dày cộp có gọng vàng nhỏ muốt.
Không biết nói gì nữa trước sự im lặng đó, Lơvanh đổi kiểu ngồi trên ghế, bắt chéo chân và đặt tay lên vali, bối rối bởi vẻ trang nghiêm của gian phòng. Điều ông tưởng tượng về thâm cung đất thánh, văn phòng giám đốc của một trong những ngân hàng kín đáo nhất, hùng mạnh nhất Duyrích không phải là như thế này. Tường căng thảm màu be, thảm sàn màu xám và qua cửa sổ, trên các mái nhà của phố Xtămphenbách, ông nhìn thấy những
ngôi nhà của ga xe lửa ở bên kia một quảng trường được nước sông Limma vùi mình xuống dưới vòm lá công viên ôm bọc lấy. Ông hít vào một hơi dài. - Đây là chuyện tám triệu frăng Pháp.
Clốp không động tĩnh. Lơvanh bèn vội vàng nói tiếp:
- Một triệu sáu trăm nghìn đôla.
Ông chủ ngân hàng thong thả gật.
- Kết quả lao động từ hai mươi lăm năm nay của tôi. Ông hiểu cho... nếu xảy ra cái gì đó với tôi... tôi không muốn chúng lại sẽ tan ra thành mây khói bởi khoản thuế di sản.
Clốp tán thành. Lơvanh có vẻ thoải mái ra.
- Tôi sẽ giai thích với ông...
Clốp khẽ gạt vội tay, đồng thời trên mặt ông gợn qua một chút phật lòng. - Thưa ông Lơvanh, ông là quản lý hội buôn ạ...
- Vâng, nếu ông sẵn lòng cho phép tôi...
Ông lấy ra một chiếc ví bằng da cá sấu đen, hai bàn tay dài bồn chồn mở nó ra lấy tờ giấy căn cước và nói với giọng xin lỗi :
- Lẽ ra thì tôi phải mở đầu bằng cái việc này.
Clốp chăm chú.
- Thưa ông Lơvanh, tôi vinh hạnh được ông tới viếng. Tôi có thể biết được những nguyên nhân nào đã dẫn ông tới chọn ngân hàng tôi không ạ ? - Ngân hàng của ông ?... - Lơvanh ấp úng, sửng sốt vì không hiểu sao một nhà tài chính lại có thể tiếp người mang theo tám triệu bạc với một sự nghi kỵ đến thế này được.
Một giờ trước đây, xuống sân bay, ông đã ngỡ mình là chủ thế giới rồi. Như đã hẹn, người mách bảo chờ ông trong một tiệm bar ở phố Vaxevéc. Trả giá cho những rủi ro gặp phải trong việc đưa chiếc vali quí báu đi - mà Lơvanh không biết đưa nó từ Liông đến Duyrích bằng đường nào lẫn cách vận chuyển nào - ông đã nộp cho anh ta hai phần trăm của khoản tiền chuyên chở, tức một trăm sáu mươi nghìn frăng. Và bây giờ, trong khi lẽ ra người ta phải đối xử với ông như một kẻ chiến thắng, chiều chuộng ông, rải thảm đỏ ra cho ông để vinh dự tiếp nhận tiền bạc của ông thì họ lại hỏi tại sao lại chọn Ngân hàng Thương nghiệp Duyrích Trong khoảnh khắc, ông toan lấy lại chức vali, cho cái gã bé nhỏ lạnh lùng này nghỉ. Dẫu sao, thành phố đầy rẫy ngân hàng và hàng trăm cơ sở tài chính đang sẵn sàng dang
rộng cánh tay ra đón ông cơ mà. Nhưng ông không có một cử chỉ gì, và lễ độ nói:
- Ở Paris, các bạn tôi đã nói đến ông.
Clốp nhướn lông mày lên :
- Thưa ông Lovanh, họ ông là gì ạ ?
- Lomba, Eđua Lomba.
- Tôi quả có biết ông Lomba. Vậy, thưa ông Lơvanh, ông dự định như thế nào về việc cho tư bản của ông hoạt động ? Ông muốn lập cho ông một quỹ gửi, hay ngoại tệ hay đầu tư vào chứng khoán.
- Lúc này hãy khoan các cái đó đi. Tôi muốn thời gian đầu ông cho tôi gửi trong một kỳ hạn là ba tháng. Ông có thể cho tôi lãi suất bao nhiêu ? - Gửi ba tháng ? - Clốp bấm một cái nút và nói. - Gáchaimơ, lãi suất cho đồng frăng Pháp gửi trong ba tháng ? Vâng...cảm ơn... - rồi quay lại Lơvanh. - 9,25 phần trăm.
Lơvanh thất vọng bĩu môi.
- Ít quá. Tôi lại hy vọng là nhiều hơn thế kia.
- Ông có thích đổi tiền của ông sang một tiền khác không ? - Thí dụ ?
- Đôla, mác, frăng Thụy Sĩ...
- Lãi suất có cao hơn không ?
- Kém hơn, trừ đôla lúc này không chắc chắn lắm vì còn chờ công bố tình hình cân đối thương nghiệp.
- Với mác thì bao nhiêu ?
- 4,5 phần trăm. Dĩ nhiên là phải kết hợp những bấp bênh của đồng frăng với các yếu tố khác. Thà lấy một số phần trăm như ở một ngoại tệ đang lên còn hơn cái lớn trội ở một đồng tiền đang xuống.
- Thưa ông Clốp, ở địa vị tôi, ông sẽ làm thế nào ?
- Thưa ông Lơvanh, tôi không ở địa vị ông.
- Tôi muốn có một tài khoản mang số.
- Vâng, như ông muốn. Ngoài ông ra còn ai nữa biết con số đó. Lơvanh có vẻ ngạc nhiên. Clốp nói tiếp :
- Tất cả chúng ta đều là những kẻ trần tục, thưa ông Lơvanh. Tôi sẽ phải đưa tiền của ông cho ai, trong trường hợp ông qua đời?
- Chính thế, về việc này, tôi muốn nói với ông đấy...Tôi đã có vợ... Clốp lấy trong ngăn kéo ra một tờ giấy trắng và sửa soạn ghi. - Tôi giả định là bà Lơvanh...
- Không! Không! - Lơvanh cắt lời. - Không phải bà ấy!
Mặt Hôme Clốp kín đáo khép lại.
- Vậy ai ? - Ông hỏi.
- Con gái đỡ đầu của tôi.
- Tên gì ?
- Lili ! Tôi muốn nói là Elian... Elian Guốcnay.
- Vậy ông muốn lấy bà Guốcnay là người thừa kế ?
- Cô Guốcnay. Vâng, thế đấy.
- Địa chỉ của cô ấy ?
- 118 phố Grơnen, Paris.
- Quận ?
- Sáu thì phải... tôi không chắc lắm.
- Nghề nghiệp ?
- Thư ký.
- Sinh ngày ?
- 27 tháng Chạp.
- Năm ?
Lơvanh có vẻ như định nhảy tòm xuống nước trầm mình. - 1953.
Clốp liếc nhanh một cái với vẻ không lấy gì làm thích thú. - Tên của công ty cô ấy làm việc ?
- Cô Guốcnay là thư ký riêng của tôi.
- A !... Vậy thì tôi sẽ yêu cầu ông, thưa ông Lơvanh, mở ngay một tài khoản chung với cô con gái đỡ đầu của ông.
- Chung ?
- Cô Guốcnay sẽ lấy được tài khoản của ông... - Clốp nhẫn nại giải thích. - Nhưng nếu…nếu…- Lơvanh lắp bắp.
- Nếu sao, thưa ông ?
- Nếu chẳng hạn như cô ấy và tôi, hai người giận nhau...
- Làm thế nào trách được cô ấy... ? Tóm lại, ông hiểu rằnh đàn bà là như thế nào rồi.
- Tôi cần phải hiểu rằng cô Guốnay không được ông hoàn toàn tin cậy phải không ạ ?
- Không tới mức để cho cô ấy được tự do với tám triệu frăng ! Lơvanh nổi đoá.
Hôme Clốp thình lình đứng phắt dậy :
- Trong hoàn cảnh ấy, tôi không thấy tại sao bản thân tôi và các người hợp tác với tôi lại cùng có thể tin cậy cô ấy được.
- Nhưng thưa ông... - Lơvanh bàng hoàng nói.
- Tôi cảm ơn ông đã nghĩ tới ngân hàng chúng tôi. Tôi rất tiếc, thưa ông. - Dẫu sao ông cũng sẽ không từ chối một triệu sáu trăm nghìn đôla gửi vào chứ ạ !
- Chào tạm biệt, thưa ông. Chắc chắn ông sẽ tìm ra nhiều ngân hàng khác trong thành phố lý này được vinh dự đón tiếp ông.
Để tỏ rõ cuộc gặp chấm dứt, Hôme xé tờ giấy ông vừa ghi chép. Lơvanh đứng lên, nắm lấy quai vali, nhìn ông chủ ngân hàng lần cuối cùng, những điều ông đọc được ở trong mắt Hôme Clốp là không xui ông cố nối lại cuộc đối thoại. Ông phui phủi một cách đáng thương những hạt bụi tưởng tượng trên ve áo rồi đi ra cửa.
Hôme chờ cho Lơvanh ra hắn mới đến đứng trước cửa sổ. Ông dành ngày tháng của đời ông vào việc tống khứ những người thuộc loại này. Tình yêu ghen tuông của những ông già điển mã đối với các thư ký của họ là một nguồn những phiền toái vô tận cho mọi nhà tài chính xứng đáng mang cái tên gọi đó. Giống như phần lớn các đồng sự Thụy Sĩ, Hôme Clốp coi nghiệp vụ của mình - mà ông có một ý niệm tốt đẹp nhất - chẳng phải một nghề, cũng chẳng phải một thiên chức, mà là một giáo quyền thật sự, một tôn giáo trong đó chính bản thân và các đồng sự của ông là những thầy tu nghiêm túc. Tiền đáng được trọng vọng nhất, người ta nói đến tiền chỉ với những từ ngữ cung kính, lầm rầm xuýt xoa tựa như nói tới thượng đế ở trong thánh cung vậy. Xử dụng nó, quản lý nó, nhân nó, đầu tư nó, đếm nó, đếm lại nó : đều là những công việc thiêng liêng mà chỉ những tôi tớ tài cao đức trọng mời đảm đương nổi. Thâm cung không mở ra cho đám hãnh tiến mờ ám của sự giàu sang bao giờ, bất chấp các điều ngu xuẩn từ thập phương tha về Thụy Sĩ, nơi các đấng tông đồ có đầu óc chính trị mạnh mẽ
đã muốn làm cho trở thành cái két bạc của vũ trụ, người oa trữ cho những loại cú vọ về khoa đảo chính, thiên đường thuế khoá cho những ông già đã một chân bước vào trong mộ. Trong cái số lượng bao la những vụ việc được xử lý, chắc chắn khó mà tránh khỏi những vết tì ố. Đều kỳ, người ta đem ra bàn bạc lại lai lịch những tài sản Do Thái mà chủ nhân đã phải gian truân vô cùng mới thu hồi lại được, khi các cuộc chiến tranh đã kết thúc. Những tài sản đó được đầu tư thành những tài khoản mang số (bắt đầu từ lúc những lời đe doạ của Hít le đã thúc giục cộng đồng Do Thái phải giữ được chúng an toàn), đã trở thành đối tượng của những vụ tranh chấp mà đến nay một số vẫn còn kéo dài với vài ba mống sống sót ở các trại tập trung về, hay những kẻ thừa kế của những người mất tích. Vụ Truhigiô, cả cái vụ này nữa, đã gây ra một tai tiếng phản quảng cáo khá rầy rà. Năm trăm triệu đôla bằng vàng và ngoại tệ lũ con của tên độc tài chuyển tới Giơne, mà chính phủ nước Xanh Đôminhguê vẫn đang cố thu hồi kia đã chạy đi đâu mất rồi ? Và ngân quỹ chiến tranh của F. N.L.([7]) - năm mươi triệu frăng Thụy Sĩ mà từ 1962 đã lãi mẹ đẻ lãi con đến bao nhiêu - cái ngân quỹ ấy, từ khi Môhamét Khitđê chết đi, chẳng ai tìm được tung tích nữa. Nghịch lý thay, nhưng điều bậy bạ làm hoen ố Thụy Sĩ, sự im lặng, cái được xây cất lên ngang tầm một thiết kế trong mọi giao dịch tài chính như đã được ghi ra trong điều 47 “Luật Liên bang các ngân hàng có quĩ tiết kiệm”, tín điều được các ông chủ ngân hàng, Hôme Clốp đứng đầu trong đó, đọc thuộc làu làu.
“Người nào, với tư cách thành viên một cơ quan, nhân viên được ủy nhiệm, người thanh toán hay ủy viên hội đồng ngân hàng, người quan sát của Hội đồng các ngân hàng, hay thành viên một cơ quan, hay nhân viên một thiết kế xét duyệt được trao quyền, để lộ ra một bí mật được giao phó cho y, hay y biết do trách nhiệm hay công vụ của y, người nào xúi giục người khác vi phạm bí mật nghiệp vụ, sẽ bị phạt tù ít nhất là sáu tháng hay phạt vi cảnh tới mức 50. 000 phrăng. Việc vi phạm bí mật vẫn bị trừng trị ngay cả khi trách nhiệm hay công vụ đã chấm dứt, hoặc người nắm giữ bí mật không còn hành nghề của mình nữa”.
Khốn thay, nếu như đã có một luân lý về pháp luật thì về tiền bạc lại không thể có được một luân lý cho nó.
Ai có thể khoe khoang biết rõ đồng tiền hắn đút túi và đồng tiền hắn cai quản là từ đâu đến ? Trước những trái gió trở trời của lịch sử, trước những cơn sài giật chính trị - về bản chất là phù du và biến hoá giống như thói đa
đoan của con người - đồng tiền vốn dĩ vĩnh cửu vậy thì cái nguồn gốc bí mật của nó sẽ phải được giao nộp cho ai đây chứ nhỉ ? Trái lại, chính sự bí mật đã gây ra biết bao lời đồn đại, người ta sẽ chẳng bao giờ nói tới những chính phủ đó đã bị đồng tiền bôi bẩn về ý thức nghĩa vụ, tính nghiêm túc luân lý, lòng trung thực. Hôme Clốp ngấm ngầm đau khổ về việc những động cơ của các đồng sự đã không được thông cảm một cách đúng đắn hơn, nhưng tính kín đáo ở ông lại ngăn cấm không phát biểu ý kiến về điều đó giống như phần lớn đồng nghiệp, là người theo đạo Tin Lành tử tế, ông đã tài trợ ngang nhau cho năm giáo phái tu hội, giáo phái Mêtôđich, giáo phái Cải lương, giáo phái Báptít, giáo phái Luthơ, tuy rằng bản thân ông thuộc về nhánh của Unrich Đơvinhi, một trong những nhánh không khoan nhượng nhất của giáo phái Canvanh. Khi công việc tốt đẹp - mà ngày một tốt đẹp lên thật - ông nuôi dưỡng niềm vui thênh thang của tâm hồn bằng cách rót những phần trăm hậu hĩ vào các tu viện (ông có chân trong một hội đoàn cựu học sinh), vào các phái đoàn dự các đại hội giáo hội và chẳng bao giờ keo kiệt thì giờ đi rao giảng hay luận bình trong đạo hữu nghe các chú giải về “Thiết chế đạo Giatô” của Jăng Canvanh, về Kinh Phúc âm, về mười điều răn dạy về “Tuyên cáo giản lược”, những bản văn thiêng liêng nhưng quen thuộc mà từ đó ông rút lấy những bài học cho đời sống tinh thần của mình.
Những đức hạnh như vậy rõ ràng cần đến một số đền bù về phương diện cá nhân mà các thiết chế, gia đình, luân lý và hoạt động nghề nghiệp chớ bao giờ nên làm cho hao thiệt đi. Khi một người đàn ông đã đến tuổi thành thục, cân bằng, bảo đảm có được niềm tin vững vàng rằng bản thân không bao giờ trở thành đồ chơi của những thói đam mê thì con người ấy có thể tự cho phép mình có được một số chỉnh lý đối với đạo đức cá nhân mà chẳng nguy hại gì hết. Y như mấy năm trước, một trong những đồng nghiệp lẫy lừng của ông, tiến sĩ Raihác, chủ tịch Ban Tổng giám đốc tín dụng Thụy Sĩ đã nói rất chí lý rằng : “Chẳng phần tử nào tự thân nó là độc hại cả. Chính liều lượng làm nên thuốc độc”.
Hôme đâu có phải chờ người ta nhắc đến câu ngạn ngữ của Paraxen mới biết dùng mà không lạm, thôi ăn trước khi no, hút mỗi ngày một điếu xì gà, điếu duy nhất - loại Pănsơ Cơlơbratx mua ở nhà hàng Đavidốp ([8]), ban cho thân xác những thoả mãn định kỳ mà thân xác bà vợ ông, Simen Clốp, không còn cấp phát được cho ông nữa.
Ở mọi mặt, ông đều biết dừng lại kịp thời, yên ổn với lương tâm, tự an ủi về một nỗi mình thiếu hấp dẫn, thân hình múp míp, hói đầu, hai cẳng quá ngắn bằng cái ý nghĩ theo năm tháng đã trở thành lòng tin rằng đồng tiền là một đền bù tuyệt vời cho những khiếm quyết tầm thường kể trên, là một chế phẩm của duyên dáng, trí tuệ, tư thế thoải mái và vẻ dung dị, những thứ Chúa đã không rủ lòng thương ban tặng cho ông. Ngược lại, Người đã phú cho ông một bộ răng quá ư hoàn hảo đến nỗi một vài người cộng tác, chứng nhân của một vài nụ cười hiếm hoi của ông nhân dịp ông công bố một kết quả đặc biệt đáng hài lòng, đã ngỡ chúng là của rởm. Hôme Clốp trút vào cho chúng những sự săn sóc chi li và say đắm, không ngần ngại một tuần hai lần tới nhà bác sĩ vòm miệng lẫy lừng nhất - và đắt nhất Duyrích, - giáo sư danh tiếng Xtrôn.
Để tránh nguy cơ bị nhiễm bẩn do lần đánh răng trước, Hôme không dùng một chiếc bàn chải hai lần bao giờ. Ông có hàng gói bàn chải đánh răng dự trữ, với đủ mọi hình dáng mà chỗ chênh nhau trong cách sử dụng quá là tinh tế để cho kẻ phàm tục hiểu nổi, tám góc, gọt cạnh thành bút sơn, bẹt, nhọn hoắt với mười sợi lông chuyên dùng cho các khe lợi, bằng gương, bằng lông thú, chưa kể tới cái máy phun tia có sức mạnh điều chỉnh được, thuốc phòng chống sâu răng, những kẻ thù của cao răng. Nhưng há miệng ra để làm gì, và há ra cho ai chứ nhỉ? Tập séc, địa vị, tính liêm khiết của ông đột nhập các cánh cửa, các két sắt và các cặp đùi còn nhanh nhẹn hơn cả kẻ đáng sợ nhất trong đám lường gạt, đứa dối trá nhất trong bọn Đôn Gioan. Chi tiền thì đơn giản hơn khom lưng lấy lòng nhiều. Hôme đã ở cái tuổi - năm mươi hai -người thành đạt không đặt ra những câu hỏi về ý nghĩa cuộc đời nữa mà chỉ cứ việc đơn giản hưởng thụ cuộc đời thôi. Và thời gian, cái thời gian từ nay được đếm ngược chiều với ông, hơn bao giờ hết, đã hoá ra tiền bạc. Tối hôm kia, ông đã phải cầu viện tới toàn bộ sự lì lợm của ông để không run lên bần bật trước khoản tiền đồ sộ của một trong những khách hàng giao phó cho ông, một người Mỹ gốc Ý có tên Giencô Vônpôn mà các thông tin viên New York của ngân hàng Thương nghiệp Duyrích, sau một cuộc điều tra lâu dài và kín đáo, đã phát hiện với Hôme rằng người đó “được xem là” một trong những trùm sò bí mật của Công đoàn, tuy bề ngoài công việc ông ta không có gì chê trách được. Clốp đã vùi sâu tin này vào trong trí nhớ và ngỡ quên đi rồi. Nhưng tám năm sau, tức là hai ngày trước đây, nó đùng đùng trở lại, mạnh như một quả đấm. Ông sống lại mồn một cái khung cảnh mới cách đây có vài giờ.
- Tôi có thể làm gì cho ông, thưa ông Vônpôn ?
- Mở cho tôi một tài khoản mang số.
- Ông không muốn dùng lại cái ông đã có ở nhà chúng tôi sao? - Vâng.
- Tốt lắm.
- Chưa đầy hai giờ nữa, ông sẽ nhận được giấy báo chuyển ngân của chi nhánh ông tại Naxau, nó mới nhận tiền sáng nay đấy.
- Bao nhiêu ?
- Hai tỷ đôla.
Để giữ được một bộ mặt bình thản trước thông báo về con số cuồng ngông này, Hôme đã phải tháo kính ra vờ lau. Nghề nghiệp của ông đã cho ông quen thuộc với sự vô hạn độ của các số lượng, nhưng là ở cấp độ một lục địa, của những công việc tập thể, rải rác trong một thời gian nào đó. Đằng này là cả một khối nguyên vẹn, một lèo, do một người nắm giữ ! Giọng bình tĩnh, Vônpôn nói thêm:
- Tôi muốn khoản tiền có hoạt động trong kỳ hạn gửi.
- Vâng, chắc chắn rồi.
- Ông cho tôi lãi suất bao nhiêu ?
- Nó thay đổi tuỳ theo kỳ hạn gửi.
- Làm cho tôi lãi suất từng ngày một. Ông sẽ có trong tay khoản tiền đó trong vòng sớm nhất là hai mươi tư giờ nữa, muộn nhất là bốn mươi tám giờ.
- Sáu phần trăm !
- Bẩy !
- Lãi suất từng ngày một là sáu !
- Ông muốn gì tôi nào ? Tôi muốn nó là bẩy !
- Đồng ý. Chỉ dẫn tiếp theo của ông thế nào ?
- Chuyển khoản tới Panama, Liên Công ty hoá chất. Cả hai chúng tôi đều có quyền.
Lúc đó, Hôme mới nhìn sang con người khoảng năm chục tuổi, còm nhom đứng bên Giencô Vônpôn. Vônpôn đã giới thiệu người đó là Moóctimơ Ô Broi, cố vấn tài chính và đại diện của người liên doanh với mình. Dĩ nhiên Clốp không hỏi một câu nào về “người liên doanh” kia của Giencô Vônpôn. Đổi lại, ông biết tên tuổi, văn phòng nghiên cứu luật của Ô
Broi, rất sáng giá trong các giới kinh doanh quốc tế. Ông ngạc nhiên trước vẻ tức cười của ông ta.
- Thưa ông Vônpôn, ông sẽ chuyển lệnh của ông cho tôi bằng bí danh nào ?
- Mama.
- Tôi xin ghi lại. Thưa hai ông, hai ông có thể cho tôi một mẫu chữ ký của hai ông, tôi muốn nói là chữ ký của... Mama được không ? - Để làm gì nhỉ ? - Vônpôn nói. - Chúng tôi sẽ báo cho ông bằng dây nói mà.
- Chỉ là thủ tục hành chính nội bộ thôi ạ... Clốp vừa nói vừa chìa cho họ một bút máy và một tờ giấy trắng tinh.
- Ô Broi và Vônpôn cùng ký vào đó chữ Mama.
Clốp cầm lấy tờ giấy.
-Ai trong hai ông sẽ cho tôi lệnh chuyển ngân, ông Vônpôn hay ông Ô Broi.
Ông Vônpôn cho phép mình mỉm nụ cười đầu tiên.
- Sẽ là tôi. Nhưng chẳng quan trọng gì cả vì từ nay ông chỉ còn biết có Mama mà thôi.
- Ông nói đúng hoàn toàn. Tôi chỉ còn có việc cho ông một con số... - Không cần. Tôi đã chọn nó ở Naxau rồi.
- Tôi có thể ghi lại được không ?
- 828384.
- Tốt lắm.
- Dĩ nhiên ông sẽ chuyển chỗ lãi của tiền gửi sang một tài khoản riêng chứ nhỉ ?
- Dĩ nhiên.
- Ông sẽ hiểu, đấy là nghiệp vụ phí của chúng tôi.
- Nghiệp vụ phí của ông là bao nhiêu trong dịch vụ ?
- 0,125 phần trăm của số tiền giao dịch.
- Không xoàng... Lẽ ra tôi nên làm chủ ngân hàng!
- Nghề này cũng có nhiều cái gò bó, thưa ông Vônpôn.
- Tôi chắc sẽ gọi dây nói cho ông ngày mai.
- Sẵn sàng phục vụ ông.
Khi hai người đứng lên, Hôme nói thêm :
- Tôi chúc hai ông những ngày ở Thụy Sĩ tốt lành.
- Cảm ơn cho phần tôi. Tôi còn ở đây bốn mươi tám giờ nữa. Còn ông Ô Broi thì đi ngay tới Hoa Kỳ.
Lúc đó xảy ra một điều rất mau lẹ và cực kỳ lạ lùng.
Đã đội mũ lên đầu, Giencô Vônpôn lại chạm trán Hôme Clốp. Cả hai đều bước sang ngang để tránh, nhưng tình cờ xui khiến lại đều né sang cùng một bên. Lúng túng, ông chủ ngân hàng thấy người Mỹ mỉm với mình một nụ cười xin lỗi mà ông xác nhận bằng cách thân thiện vỗ vỗ vào vai ông ta. Thế là thình lình Clốp cảm thấy bị ôm chầm lấy trong một cái hôn, “abbraccio” ([9]) kiểu Xi xin. Vônpôn lần lượt đặt má mình vào hai má Hôme. Không biết làm gì với hai bàn tay mình, bất giác Hôme cũng đặt chúng lên vai người khách kỳ dị. Họ buông nhau ra cùng một lúc và ông chủ ngân hàng ra đóng cửa, ngượng nghịu như một người thuộc giáo phái Canvanh có thể ngượng nghịu thế nào khi đứng trước một sự bày tỏ quá nồng nàn về tình bạn kiểu La tinh. Bình tĩnh lại, ông gọi ngay lập tức Ogien Sơmeblinh, một trong những lực lượng giấu mặt có hiệu lực nhất của giới tài chính thế giới .
Ở Saen, không xa Vanđu tại Litxtextai bao lăm, có một toà nhà hoàn toàn vô danh và buồn tẻ, không mang đến cả một tấm biển cỏn con nào trên cổng chính của nó nữa. Không có cái gì đặc biệt làm cho bốn tầng gác của nó khác với các ngôi nhà chung quanh. Hằng ngày, vào năm giờ chiều, nhân viên rời toà nhà ra về, tựa hồ vừa làm xong một công việc văn thư nào đó. Trong thực tế, chỗ khác nhau duy nhất giữa họ với các viên chức là ở sự khổng lồ của những món tư bản họ thao túng.
“Ngân hàng của các chủ ngân hàng”, đúng là nằm tại Saen này. Do hàng triệu con người thu góp lại, tiền đã được giao nộp hàng ngày tới hàng nghìn ngân hàng và lập tức các ngân hàng này đem đầu tư chúng vào các công ty mà họ có cổ phần; các công ty này lại cho nó quá cảnh, một cách hợp pháp nhất thế giới, vào các chi nhánh của mình đặt tại những nước mà ở đó, những lợi thế về mọi mặt, trước hết về thuế má, cho phép chúng tiếp tục cuộc bành trướng mà không bị bóp nghẹt quá đáng. Đến lượt mình, các cổ phần của những Bahama, Thụy Sĩ, Naxau, Lixtenxtai, Panama, Lúcxămbua hay của một trong hằng hà sa số những hòn đảo miền nhiệt đới đã được cải biến thành thiên đường tài chính độc lập kia - với sự ưu đãi bí mật, các
cường quốc kinh tế hoàn toàn được lợi dụng trong việc họ tồn tại, dù chỉ là để tự do tiến hành kín đáo sự làm ăn riêng của họ tại đó - đến lượt nó, các cổ phần này khép kín chu trình lại bằng việc giao tài sản của mình cho các nhà ngân hàng khác - đôi khi lại chính là nơi mà chúng đã khởi hành, mở màn cuộc hành trình dài dằng dặc của chúng - thành một điệu luân vũ chóng mày chóng mặt, trong đó chỉ bằng quán tính của riêng sự vận động của nó thôi, đồng tiền đã lớn lên, nhân bội, phồng nở, con quái vật trừu tượng mà chẳng có cái gì làm cho nó hiện hình ra cả, trừ những lệnh mua hay bán ở đầu cùng của dây chuyền, dẫn tới kết cục là sự chết chóc dữ dằn, sự hưởng thụ, sự hoang phế, chế độ nô lệ hay tự do... Trong thời gian đó, tựa như hụt hơi đuối sức, nó dừng lại đôi lúc ở Saen, rồi từ đó lại hăm hở hơn nữa lên đường vì cái chu trình bất tận của các cuộc tái đầu tư, sau khi gốc gác của nó đã được quên vùi và tung tích của nó được “rửa sạch”. Chỉ có các chủ ngân hàng và các chính phủ biết đến thôi, cơ quan này không làm việc vặt.
Những nước lớn nhất thế giới đã phải nhờ đến dịch vụ của nó để vay, để cho vay hay để giấu giếm những khối lượng tiền bạc không thể ngờ tới trong những kỳ hạn khác nhau từ hai mươi bốn giờ - thời hạn một ngân sách quốc gia, đến nhiều năm - kinh phí của một cuộc nội chiến dai dằng, một cuộc cách mạng, một cuộc cải cách kinh tế quốc dân.
Sớm muộn, các món tư bản đang lồng chạy sẽ không tránh khỏi đến trú ngụ lâu hay chóng tại Sean để rồi lại được thổi tung đi - sau khi đã được gột bỏ các nhơ bẩn của chuyến ngao du - bỏ cơ quan tài chính này, cái cơ quan cũng chẳng hề bao giờ nhìn thấv màu sắc của chúng cả. Vậy là Hôme Clốp đã đem món tiền mặt Giencô Vônpôn vừa trao cho, tuyên bố với Sơmenblinh, một trong những người phụ trách, rằng Ngân hàng Thương nghiệp Duyrích có trong tay một món tư bản hai tỷ đôla, và việc đầu tư này ngay lập tức được cụ thể hoá ra bằng một cuộc trao đổi thư tín “qua lời hứa danh dự”...Đến lượt mình, Sơmenblinh lại sẽ cho món tiền “hoạt động” với một lãi suất cao hơn lãi suất ông trả cho Hôme Clốp. Tuỳ, hắn được tự do cơ mà, Clốp nghĩ...
Ông tính nhẩm lại các con toán. Ông đã cho Giencô Vônpôn bảy phần trăm - không, Mama, ông sửa lại trong một lúc phởn trí. Hai tỷ đôla đầu tư ở mức phần trăm một năm là một lợi tức thực thu 383.561,643 đôla một ngày, cho là 383.562 đôla. Cùng món đó lại cho đầu tư ở mức chín phần trăm một năm sẽ đem lại cho ông một thu nhập hằng ngày là 493.150 đôla cùng các bụi bậm. Thực lãi cho ông 109.588 đôla, điều không thể coi
thường, ngay đối với tiền tiêu vặt của một nhà tài chính lớn. Cộng vào đó còn có thêm khoản 0,125 phần trăm của dịch vụ đối với cái tổng số tiền cầm cho quá cảnh, đã mang lại rất chính xác hai triệu rưỡi đôla. “Có những ngày người ta cảm thấy mình là đứa con cưng chiều cao Chúa”. Nhưng lẽ ra Vônpôn hay người đại diện của ông ta đã phải gọi từ tối hôm qua mà sao vẫn chưa thấy tăm hơi gì cả. Ngày hợp thức sắp hết, như vậy là phải nhân đôi 109.588 đôla tiền lợi tức của ngày hôm trước lên nữa đấy. “Họ hãy gửi ở chỗ chúng ta một tháng nữa đi”. Hôme cầu nguyện, hướng vào một ông thánh mơ hồ. Ông không dám gọi thẳng tên Chúa ra khi là chuyện đôla.
Cánh cửa đóng sầm ở sau lưng ông.
- Con đánh cuộc là bố đang nghĩ đến một người đàn bà !
Hôme giật nẩy người như bị bắt quả tang.
- Con nên gõ cửa trước khi vào.
- Cái ấy sẽ nên nhắc lại với mẹ.
Người con gái ôm lấy bố và đưa ông quay một bước valse. - Con vừa bày ra một trò chơi ngộ lắm.
- Kể xem nào... - ông nghi ngại nói.
Tính ngông cuồng của con gái làm ông thầm vui thích, tuy đôi khi nó rất nguy hiểm. Ông chỉ có thể ghi nhận một cách chua chát rằng Rênata có toàn quyền đối với ông, rằng ông cho qua mọi sự rồ dại của cô.
Có thể vì cô là phản đề sống động của bà mẹ, có thể vì thác tóc mềm mại màu hạt dẻ ngả biếc, thân hình thanh mảnh - tại sao cô lại có được cái chân dài đến thế với một người bố như ông nhỉ? Cặp mắt màu tím của cô, đôi mắt làm cho đàn ông bối rối khi vẻ mặt cô thình lình trở nên nghiêm trang và cô nhìn xoáy vào mắt họ thay vì một câu hỏi câm nín, không bao giờ bộc lộ. Tại sao giữa tất cả những người tán tỉnh cô, cô lại đã chọn con người duy nhất không thuộc tầng lớp mình ?
Bố của Cuốc Hanh, chồng chưa cưới của Rênata, từng là thủ quỹ của ngân hàng. Con người không thể chê vào đâu được, đúng thế, nhưng dẫu sao cũng chỉ là thủ quỹ ngân hàng và đã làm việc đó suốt những ba chục năm.
Một tuần nữa, tính từ hôm nay, Hôme sẽ phải mời Utô Hanh, người vợ ít trang điểm của Giôxép Hanh, khiêu vũ. Và lễ cưới của con gái - ông đã muốn nó rực rỡ xứng với những bức tranh Gôganh và Phragôna của ông - sẽ bị vấy bẩn bởi sự có mặt xoàng xĩnh và vụng về của bố mẹ cậu con rể.
Chưa nói tới những thể thức kinh người của buổi lễ do Rêtana định ra và không chịu nới lỏng, những điều người ta sẽ còn nhắc tới hàng thế kỷ nữa nếu như cái Liên bang Thụy Sĩ này đến năm 2277 vẫn cứ còn tồn tại. Cả ở chuyện này, Clốp cũng lùi bước...
- Đó là một trò chơi hư đốn và tuyệt vời ! Nó tên là Hồng ân bay. Một nếp nhăn hằn sâu giữa hai lông mày ông chủ ngân hàng. ông nhắc lại như máy :
- Hồng ân bay ?...
- Đó là bởi vì Cuốc và cái lý thuyết rởm của anh ấy cho rằng tiền tự thân nó là xấu, là gây thối nát và mọi cái…
- Bố không hiểu...
- Anh chồng tương lai của con cũng chẳng hiểu nốt! Con bèn lấy máy bay của bố bay lên trên Chiavêna vào giữa lúc lễ hội nông nghiệp và con đã ném bom xuống đám ngu ngơ bằng toàn giấy bạc. Bố có lẽ nên xem cuộc nhào vô đó !
Trước vẻ bi đát của ông bố, nàng bật cười :
- Đừng làm ra vẻ đi! Cần cho Cuốc quen với sự giàu có chứ bố ! Nếu không vui đùa chút xíu thì tiền để làm gì ?
*
Piêtrô Biatxca chỉ có một ân hận trong đời : bố ông chết trước khi chứng kiến chiến thắng của ông. Chính nhờ ông già Giuxép mà Piêtrô đã thành công, nhờ những lời khuyên bảo của ông già, nhờ sự hùng hục của ông già bỏ ra để cưỡng bức đứa con trai độc nhất phải nghiên cứu đường nét của một chiếc giày như người ta xem xét chi ly đường nét của một người đàn bà yêu dấu vậy.
- Mày sẽ thấy, - một hôm ông già nói với con trai,- tất cả những gì hôm nay khiến mày đau khổ, rồi sẽ làm nên hạnh phúc của mày. - Ông già đúng đấy. Bốn mươi tám tuổi, Piêtrô đã giàu, điều không phải xoàng khi người ta từng bị đói suốt cả thời thơ ấu. Nhưng còn hơn thế nữa, ông lại còn nổi tiếng, được trọng vọng và có quyền chỉ bán những tác phẩm nghệ thuật của mình cho những người ông xét thấy xứng đáng được là khách hàng của ông mà thôi. Khách mời của những buổi biểu diễn đầu tiên, những tiệc rượu, những buổi khai mạc triển lãm, ông đã trở thành một trong nhưng bộ mặt quen thuộc của New York hoa lệ. Các ngôi sao màn bạc gọi ông bằng Piêtrô, các nhà tài chính thân mật vỗ vai ông và không hiếm chuyện một nữ
diễn viên sân khấu hạng nhất muốn giành lấy đặc ân của ông đã lại cho ông đặc ân của mình. Bí quyết thành công của ông được xây dựng trên hai yêu tố. Cái thứ nhất : duy trì truyền thống nghề thủ công trong khi chỉ những con quái vật công nghiệp mới duy nhất có thể sống sót nổi. Cái thứ hai mà ông còn tự hào hơn, dựa trên một ý kiến thiên tài : đem lại cho bàn chân cái sự cao quý như cho bàn tay. Vì trong các xưởng của Biatxca, người ta không chế tạo giày, người ta đắm đuối vạc vào những tấm da mỏng mịn nhất, đắt tiền nhất, “những chiếc găng cho bàn chân”, theo lối diễn tả đã đảm bảo được cho ông sự lừng lẫy tiếng tăm. Theo tháng năm, Biatxca đã hoàn thiện được phương pháp của mình, những mầy mò ban đầu đã nhường chỗ cho một trình độ làm chủ tay nghề hoàn hảo và cửa hiệu của ông ở Đại lộ Sáu đã trở thành một thứ câu lạc bộ tư nhân trong đó không một thành viên nào lại nghĩ tới việc thảo luận những cái giá lè lưỡi ra, vả chăng Piêtrô cũng có nói tới chúng bao giờ đâu ! Khi một khách hàng rụt rè hỏi ông hoá đơn, ông tìm cách sao cho khỏi phải nói đến cái chữ tiền, quá lắm thì nó được gợi ý ra bằng một uyển ngữ thích hợp. Một nụ cười trắng loá làm bừng sáng lên khuôn mặt sẫm màu của ông, lúc đó Biatxca bèn nói ông sẽ nghĩ tới chuyện đó “ngay khi ông có chút ít thì giờ”. Đôi khi ông đẩy cái đỏng đảnh tới chỗ để phải giục giã nhiều phen ông mới hạ cố nói rõ số tiền của tấm séc ra cho.
Lạ lùng thay, việc không bao giờ đòi tiền lại làm cho ông được trả công sòng phẳng. Trừ một lần, một diễn viên điện ảnh nổi tiếng mà ông được biết là đã uống thuốc ngủ tự sát, điều Piêtrô phán xét là chướng - bố ông vẫn dạy rằng không ai được tự ý chết trước khi trả xong hết nợ nần.
Sự thất vọng của Biatxca chỉ lâu có ba tháng : sự kế thừa được giải quyết, ông đã được hưởng hai bức tranh Rơnoa ([10])- hoàn toàn thứ xịn, - hiện treo ở trên tường buồng khách thử giày của ông, bên trên cái quầy rượu, tại đó có một chuyên viên chịu trách nhiệm việc giải khát và nuôi ăn - kể cả trứng cavia - của ông. Đúng là giá giày của ông xê xích giữa năm trăm và một nghìn đôla hoặc hơn nữa, tùy theo cái đầu ngông nghênh của khách hàng, như một số đã đòi khoá giày là bằng vàng thật, mười tám kara. No mứa, uống nốc thoải mái những lời khen tụng, chất lèn quá tải những tình bạn nồng cháy, Piêtrô lại chủ tâm đóng vai con người khiêm nhường, món xa xỉ phẩm tột độ, nài nỉ để được gọi là người thợ giày. “Tôi là người thợ giày duy nhất của nước Mỹ có những bức tranh của Rơnoa”, ông thích nhắc đi nhắc lại câu ấy.
Ông đi vào trong gian xưởng, một chú thợ học nghề ngồi ở đó. Một chàng người Ý trẻ tuổi tóc quăn đang tập lấy cỡ chân của một anh bạn. Biatxca đi đến ngây ngất như mọi lần bởi cái mùi da phảng phất - mùi thơm kín đáo của bên trong một chiếc xe Rônx ngự trị trong gian phòng, nơi đang lúi húi bận rộn khoảng một chục con người.
Giọng nghiêm trang, ông phán :
- Chớ quên rằng đường nét chẳng là cái gì hết ! Cái quan trọng là hình khối. Luôn luôn tưởng tượng bàn chân ở trong cái hình khối của nó. Mày tưởng Miken Lăng ([11])làm khác chắc ?
Ông tiếp tục đi, ngắm ở trên những ngăn giá chạy dọc tường những chiếc phom giày hoàn hảo mà khách hàng sau hai lần mua mở đầu mới được quyền có chỗ ở đấy.
Ông quay lại cậu học nghề :
- Này, những cái chân kia tao trông còn quen thuộc hơn cả mặt mũi của chủ chúng cơ. Ngay cả bịt mắt lại, chỉ sờ vuốt thôi, tao cũng biết chúng thuộc về ai !
Cậu học nghề mỉm cười. Một cô tóc vàng đẫy đà, mặc váy may lấy, thò đầu vào qua khe cửa.
- Xinho Biatxca... (Trong giờ làm việc, Piêtrô yêu cầu nhân viên cho ông xin chữ xinho [12] ).
Ông hất hàm.
- Có hai người hỏi ông. - Cô ta nói thêm.
Piêtrô sang bên cửa hàng. Thoạt nhìn ông biết ngay là cớm, mặc dù một con người trong đó có vẻ khá chững chạc. “Bây giờ cớm cũng phải qua đại học Havớt”. Ông nghĩ thầm với một thoáng chua chát.
- Thưa các ông ?
- Thưa ông Biatxca, - người chững chạc cầm cái gói trong tay nói, - tôi có thể hỏi ông một câu không ạ ?
- Nếu tôi có thể giúp được ông, - Piêtrô đáp, trong khi người thanh tra cảnh sát thứ hai kín đáo chìa cho ông xem tấm thẻ.
- Liệu ông có thể nhận diện được khách hàng của ông qua giày của người ấy không ạ ?
- Nếu giầy ở chỗ tôi làm ra…dĩ nhiên.
- Giầy ở chỗ ông làm ra đây Người cánh sát tháo chiếc khăn bọc chiếc giầy.
Biatxca cũng chẳng phải cầm lên.
- Của người bạn tôi, - ông nhấn đến chữ bạn, - Giencô Vônpôn. Như một luồng điện chạy qua, hai người cảnh sát nhìn vội nhau. Mắt ngỡ ngàng. Người đó đầu tiên nuốt nước bọt.
- Ông Biatxca, ông nói tên gì đấy ?
- Vônpôn ! Giencô Vônpôn ! - Piêtrô nhắc lại với vẻ kẻ cả, biết rất rõ rằng giữa những tên thảm hại này, và ông, cái tên thần kỳ kia vừa mới đào ra một vực thẳm.
- Ông Biatxca, ông chắc chắn như thế ?
- Tôi làm giày cho ông bạn Vônpôn của tôi từ gần mười năm nay. - Biatxca lên nước. - Những chiếc giày này vừa mới giao cho ông ấy chưa quá ba tháng. Tôi thậm chí có thể nói với các ông... - Mặt ông lộ ra vẻ kinh hãi của người thực hành bị đối chất về bí mật nhà nghề.
- Ông Biatxca, thế này...
- Tôi đã lấy bằng sáng chế của thủ pháp cho phép khách hàng của tôi có những cái gót cao chín phân mà nom bên ngoài thì chỉ là bốn. Với lại, nếu các ông muốn xem chân của ông ấy...
- Chân ông ấy ?
- Cái phom chân ông ấy. Tôi có trong xưởng phom của hai nghìn sáu trăm cái chân, một nghìn ba chân trái, một nghìn ba chân phải. - Không có ai cụt một chân à ? Người thấp hơn không kìm được đã tung ra một câu tưng tửng.
Bạn anh ta cắt lời :
- Ông tin chắc tuyệt đối ?
- Sai thì chặt đầu tôi ! Nhưng tại sao...
- Chúng tôi cảm ơn ông, ông Biatxca. Một giờ nữa chúng tôi sẽ quay lại. Họ ra đi với cái gói của họ. Biatxca thấy họ xô nhau để vượt nhanh qua ngưỡng cửa. Cái đó nghĩa là thế nào nhỉ ? Làm sao giày của Giencô Vônpôn quyền thế lại rơi vào tay cảnh sát cơ chứ ?
Chợt run lên, ông đi vội đến buồng làm việc, mở toang cửa, đóng nó đánh sầm lại, rồi lao đến máy điện thoại.
*
Khi kim giây đồng hồ nhảy lên con số 7, Hôme Clốp ấn ngón tay trỏ vào một công tắc điện tử vùi sâu trong túi áo. Cánh cửa nhân viên ra vào tự mở ra. Chính qua đó mà sáng sáng, vào lúc tám giờ rưỡi đúng, các nhân viên của Ngân hàng Thương nghiệp Duyrích đi vào làm việc. Trong trí nhớ người Thụy Sĩ, chưa một ngân hàng nào trong Liên bang từng bị cướp. Vậy bọn trộm cướp đi đâu ? Chúng ẩn náu vào đâu được cơ chứ, khi mà toàn bộ dân chúng sẵn sàng cộng tác ngay tức thì với cảnh sát ? Và giả dụ chúng nó phá được cái két bạc thì chúng làm thế nào mà ra khỏi nước này ? Thực tế là không thể được. Việc không có các tiền lệ cũng không ngăn các cơ sở tài chính canh giữ bí mật,vàng bạc, tiền tài của mình bằng những thủ pháp kỹ thuật bất khả xâm phạm. Ở Béc, ở Giơne, ở Lôdan, ở Phribua, ở Duyrích, các công ty chuyên ngành bảo vệ ngân hàng hái ra của. Các sáng chế tân kỳ nhất về bảo mật trong các phòng thí nghiệm đã được các chuyên viên chứng minh và kiến nghị đều kỳ.
Chỉ cần chúng hơi hoàn thiện hơn hệ thống hiện dùng là người ta đã lập tức thay thế ngay, dù cho tốn kém thế nào.
Khi tấm cửa bọc sắt chấm dứt vòng quay im lặng của nó, Inetx đã cố ý dừng lại một thoáng nhanh trên bậu cửa, đơn giản để ông chủ ngân hàng ghi nhận ngay nhãn tiền vẻ cao quý của thân hình ả được tôn thêm lên bằng một áo măng tô lông điêu thử đen, loà xoà quét mặt đất, mở ra ở đôi bốt da thú. Loá mắt bởi vầng mặt trời đen này, Hôme Clốp ngẩng đấu lên, níu lấy cái nhìn lạnh lùng của Inetx rồi nép mình để ả đi vào. Ông đẩy cánh cửa lại rồi bấm công tắc cho chẹn kín tức thì mọi ngả ra. Đoạn, bước chân con cón và tự trọng, ông đi theo ả suốt hành lang, con rùa cơ khí hoá bám gót con hươu uyển chuyển có những sải chân dài dài. Ông không hiểu ông nên ngắm cái gì nhiều hơn, cái eo thon nhỏ một cách kỳ diệu, dáng đầu hay cái cổ đài, vượt thoát ra khỏi hai vai như một cành hoa kia ?
Đi hết hai hành lang nữa, họ vẫn không nói một lời.
Khi đến gian phòng các quầy trả và nhận tiền, trống rỗng một cách lạ lùng ở bên trong ngôi đền bị các kẻ thờ phụng bỏ cho hoang vắng kia, ông mới làm một động tác dò hỏi.
Ả nháy mắt, tỏ ý tán thành. Họ lại tiếp tục đi, im lặng, xuống một cầu thang dẫn tới tầng ngầm. Đi sau Inetx, Clốp đã chật vật nén kìm ý muốn sờ vào ả. Nếu to gan, có lẽ ông đã bảo ả vén hai vạt áo lông cùng váy lên để xem ả ngoáy mông trước mặt ông, cùng hai cái đùi để trần của ả. Nhưng có những điều mà chính đồng tiền cùng không cho phép nói ra, không phải vì
chúng khó quan niệm hơn các điều khác, mà chính là vì nếu để lộ cái dục vọng thúc đẩy chúng, gọi dục vọng đó lên, thì cái người đã lột trần chúng ra đó sẽ bị chúng làm cho vô phương tự vệ. Họ đến trước cánh cửa cuối cùng. Hôme rất vất vả che bàn tay bị giật bắn lên vì run rẩy, khẽ vỗ vỗ vào công tắc điện tử để tạo ra ở đó một từ có năm chữ cái mà sự lắp ghép vào nhau của chúng sẽ cho phép cái trò kết hợp mã số mở toang cửa vào phòng các két bảo hiểm, mọi hệ thông báo động tạm thời ngắt điện.
Họ đã ở trong phòng bảo mật, một gian hình chữ nhật dài hai mươi mét, rộng tám mét, ở đây những khách hàng muốn biệt lập với sự đời đã đến trầm ngâm suy tưởng.
Trần, sàn, tường đều bằng thép khối có khả năng chịu được một vụ nổ nguyên tử. .Mùi nước hoa của Inetx như xâm chiếm toàn bộ, một cái gì nồng ấm và sống động ở trên cái khí lạnh chết người của kim loại. - Làm giường cho tôi ! - Ả ra lệnh.
Hôme Clốp lấy ở trong túi ra hai chiếc chìa khoá, ngoáy chọc vào ổ khoá một cái két mang số 829, két riêng của ông. Im lìm như một pho tượng, Inetx xem ông làm, cao kỳ, uy nghi, ngấm ngầm thú vị bởi nỗi xúc động ả đã gây ra ở ông, cái cuối cùng rồi cùng đã lan sang cả ả : với một người đàn bà, chẳng thứ gì kích thích hơn được chính cái khả năng kích thích đó, bất kể người đàn ông trong cuộc với mình nom sẽ ra sao.
- Đôla ! - ông chủ ngân hàng lắp bắp.
- Đôla, Mác, Frăng Thụy Sĩ và vài nén vàng ! - Ả gay gắt đáp, giọng sai bảo.
- Em có muốn cởi măng tô ra không ?
- Lúc muốn hãy hay.
Hôme quay lưng lại ả, lùa tay vào trong két, lôi ra từng vốc đầy những tập giấy bạc. Ông vứt chúng xuống đất. Inetx lấy mũi giày khe khẽ đạp lên đó.
- Nữa !
Ông lóng ngóng lấy ra nhiều nén vàng, một nén trượt rơi khỏi tay, ông liền lập tức xin lỗi bằng một giọng phạm tội. Ả chỉ nhún vai, vẫn chằm chằm nhìn ông như con thằn lằn nhìn con muỗi vậy. Một nửa mét khối bạc giấy đã la liệt trên mặt đất. Hôme quỳ xuống cởi các tập bạc.
Như lơ đãng, Inetx lấy đầu ngón chân gẩy hất chúng ra thành một đống mà Hôme rải tãi lại cho nó lờ mờ mang hình một tấm đệm nằm. Khi thảm
tiền cao tới hai mươi phân, Inetx bèn duỗi chân ra và Hôme đang quỳ liền nằm ềnh xuống. Ả hạ cố mỉm cười một nụ cười :
- Nó có mùi gì không ?
- Cô có thể cùng ngửi với tôi, - ông ấp úng.
- Chưa. Cởi quần áo ra !
- Ngay à ?
Ả đi ra xa vài bước.
- Coi này, ta cho đằng ấy xem cái này nhé...
Ả nằm ngửa ra, tốc cao váy, giơ chân lên thành hình chữ V, những cái chân dài vô cùng vô tận, hoàn hảo đến vô cùng vô tận, một phần của chúng được bọc trong đôi bốt. Xúc động, cổ họng khô khốc. Clốp thốt ra một tiếng khàn khàn :
- Inetx !
Ả nhắc lại, lần này cục cằn :
- Cởi quần áo !
Hôme ngồi lên đống giấy bạc bắt đầu cởi quần. Ông luôn luôn mặc com lê màu xám chì, thắt cà vạt và đi giầy đen, tất đen, sơ mi trắng. Cái ngông duy nhất về áo quần của ông là ở chỗ chọn lựa cái thứ ông luôn luôn giấu vợ, những người thân và những người cộng tác của mình : những chiếc quần đùi màu đỏ rực, có chấm trắng, tuy kiểu cách từ eo xuống đến đầu gối thì vẫn là cổ điển.
- Bỏ quần đùi ! - Inetx ra lệnh.
Ông thình lình hiểu ra ý nghĩa của cái cảnh tượng mang dạng thức nghi lễ này : Chúa đã được hình dung bằng tiền, còn hành động của ông thì tượng trưng cho lòng báng bổ Chúa. Từ khi ông gặp Inetx - quỷ dữ hiện thân ! - cái nghi lễ tính dục này cứ luôn tái diễn. Ông đã thật thà, ngờ đâu ả dựng nên cảnh này - thì chẳng phải là ả ban lệnh cho ông trước đó hay sao ? Nhưng lúc này, nằm trên tấm đệm bằng tiền trong gian phòng bảo mật của chính ngân hàng mình, dưới mắt con mọi huyền thoại đang dạng cẳng chổng ngược lên trời, trong chớp nhoáng lúc này, thất kinh lên vì tính chất kỳ dị của cảnh tượng và cố tìm lấy cho nó một ý nghĩa, ông nhận thấy té ra chính bản thân ông mới là kẻ khêu gợi nên và sinh thành ra nó.
- Thằng nhỏ con da trắng, chớ cục cựa! - Inetx ra lệnh.
Đến lượt ông khẽ dạng đùi ra. Ả bò đến chân ông, môi đẩu, hai cánh tay vục vào những tờ giấy bạc, một số đã vờn vuốt nhè nhẹ lên má ả.
*
Gian sảnh khách sạn nom giống quảng trường một cái làng trong ngày chợ phiên. Các bà to béo mặc áo tắm bécmuyda màu tím, những đoạn tĩnh mạch viêm tắc lồ lộ phơi bày ra, hô hố cười, đứng tựa vào quầy rượu nhấm nháp các cốc vại bia hay nốc thẳng một hơi như đàn ông vậy. Những chiếc Tisớt ([13]) của các ông chồng họ thì in những cây dừa màu sắc loè loẹt, nếu không phải là hình La Giôcông mà nụ cười bị nhoè nhoẹt đi trong lúc in đã biến thành một cái nhăn nhở. Moóctimơ Ô Broi, mồ hôi ướt đẫm cố lách một lối đi trong đám đông hò hét và nhàn hạ. Ông phải hét lên để cho một trong những người gác nghe thấy:
- Tôi là Ouyn Keli, buồng 879.
Ông chưa kịp nói hơn, người kia đã nhẩy bổ đến quầy của mình rồi quay lại chỗ ông, một tờ giấy ở trong tay.
- Chìa khoá của ông không ở trên bảng, thưa ông Keli. Bà Keli ở trên đó rồi. Ông có một lá thư.
Moóctimơ đút nó vào túi, không đọc. Tim đập rộn, mắt rình mò, ông đi đến một chiếc thang máy. Khi từ trong thang máy ra hành lang tầng tám, ông đi vài bước và bất chợt quay lại, thấy chỉ có mình ông. Lúc đó, ông mới giở tờ giấy nhầu nát ông đã không ngừng sờ mó ở trong túi, nhìn vội vào đó. Nó được gửi tới “Ouyn Keli, khách sạn Echxenxiơ, Naxau, Bahama” . Con dấu mang tên một sở bưu điện ở Luân Đôn. Bức thư ngắn ngủi : “Xin gọi lại Giuđích !” Một cái thờ dài nhẹ người, một cái nhăn mặt. Ông nhắm một cây gạt tàn có chân ở góc hành lang, châm lửa bức thư, ném vào đó, chờ nó cháy hết rồi lấy đầu ngón tay nghiền nát tro ra. Ông đưa ống tay áo lên quệt lau ngang mặt. Đoạn đặt chiếc cặp xuống, thắt lại cà vạt ở dưới cổ chiếc sơ mi ướt sũng rồi đi về phòng 879, nơi Dada đang chờ ông. Ngay như nếu ông có một chút xíu do dự thì ông cũng không thể nào lùi lại được nữa rồi. Bức thư đã chặt đứt cây cầu cuối cùng nối ông với quãng đời đã qua của ông. Nó có nghĩa là một cái chết của đấng nam nhi được lựa chọn, cái chết của bản thân ông, hoặc một tài sản lớn kinh người, tuỳ theo ông có được may mắn hay không. Từ nay trở đi, tất cả là vấn đề xếp đặt bố trí từng giây phút. Không thể gọi từ buồng ông được ông quyết định gọi dây nói từ sân bay, ngay trước khi cất cánh. Tính đến sự chênh múi giờ thì lúc ấy sẽ là
bốn giờ chiều ở Duyrích. Đến trước buồng 879, ông gõ nhẹ vào cửa, thầm cầu mong là Dada đã sửa soạn xong và đã chờ sẵn ông với hành lý trong tay.
*
Italô Bé Vônpôn hất tay xua người con gái trần truồng đang sát xà phòng lên lưng hắn ở dưới vòi hoa sen. Hắn lau tay vào chiếc áo choàng tắm, nhẹ nhàng cầm lấy điếu xì gà Havan còn bên thành bồn tắm, rít một hơi và ngạc nhiên gắt vào trong ống nói.
- Nhắc lại !
Ở đầu đằng kia là Angiêla, người vợ trẻ hắn phải để lại ở New York. Hắn yêu nàng điên rồ, ghen chết đi được. Khi buộc phải xa nàng trong vòng bốn mươi tám tiếng đồng hồ, hắn gọi nàng liền liền, chẳng để nói cái gì hết, chỉ cốt nghe tiếng nàng cho thích mà thôi. Trước khi gặp Angiêla, “đàn bà” không hề tồn tại với Italô. Tất nhiên là hắn đã có sống chung với bầy đàn những con vật hai loại khác nhau của những tạo vật không có dương vật - người mẹ và con đĩ. Người mẹ, nhân vật huyền thoại, thiêng liêng, có mọi đức tính, lần lượt hết an ủi lại khuyên bảo, bao che, đối tượng của lòng kính trọng sâu xa nhất ở những tên cướp gốc gác La tinh. Bà mẹ kết tinh ở mình cái mà mỗi đứa trong đám chúng còn giữ được về tuổi thơ, tình yêu và lòng trìu mến. Ngoài người mẹ ra - những người vợ được thụ chức vinh thăng ngay khi sinh hạ đứa con đầu lòng lại đến lượt trở thành người mẹ - là những con đĩ, tức là tất cả những người đàn bà khác, được sử dụng khác nhau để thoả mãn cái năng lượng sinh lý đầy ứ, bị kiểm kê như những con số khi họ có được tiền bằng cách bán trôn, bị hắt hủi như những con vật đáng chán khi họ toan kiếm cho mình một đôi hồi khoái lạc. Và Bé Vônpôn đã gặp Angiêla. Người đàn bà... Tại cái nơi duy nhất hắn không bao giờ đặt chân tới, một thư viện. Công bằng ra, phải nói rằng hắn vào đó không hề ngẫu nhiên một chút nào. Không phải để mượn một quyển sách, mà để làm mất hướng hai tên khốn nạn bám sát hắn ở Luân Đôn, phía Chenxi. Hi vọng đánh lạc hướng được hai đứa rồi, hắn đứng ở sau cánh cổng chính, tim đập thình thịch, tay nắm chặt vũ khí trong túi quần.
- Tôi có thể giúp được gì cho ông không ?
Tuy tiếng nói nghe dịu dàng và trang trọng, hắn vẫn giật thót. Ngay ở giây phút quay lại, hắn biết sẽ là nàng.
Đất có thể sụp, người ta có thể bắn một phát vào hắn, xử tù chung thân hắn, hành hạ hắn tại chỗ, không cái gì có thể làm lung lay niềm tin thình
lình ở hắn rằng nàng sinh ra là vì hắn, rằng hắn đến với cõi đời này là vì nàng, rằng không ai có thể ngăn cách được họ ra cả, không bao giờ. Trong cái nhìn dài lâu họ trao nhau trước khi Angiêla cúi đầu xuống, tất cả đã được nói ra mà chẳng phải thốt nên lời. Quá nhiều linh cảm để không thể không thấy giây phút này là hiếm có và quyết định, nàng đã hỏi với cái vẻ ngượng ngập làm cho Italô xúc động :
- Anh tìm loại sách gì ?
Miệng hỏi, đầu nàng nghĩ rằng mình chưa hề gặp người đàn ông nào thuộc loại này bao giờ. Rất lực sĩ, sang, một thứ dáng vẻ man rợ thay thế cho cái đẹp ở anh ta, nó toát ra ở người anh ta như một mùi thơm. Với một nụ cười để lộ ra hai hàm răng trắng bóng, hắn trả lời :
- Có cuốn sách nào bảo tôi cách gỡ bỏ được hai thằng mặt mẹt không ? - Đây là một thư viện triết.
- Vậy có một cái cửa nào dẫn ra lối sau không?
Nàng đã đưa hắn ra đó. Lúc từ biệt, hắn cầm tay nàng.
- Cám ơn.
Và nàng chưa kịp rút tay về, hắn nói thêm :
- Nếu tối nay cô tự do, cô có muốn chúng ta đi ăn với nhau không ? Tôi sẽ giải thích với cô.
Có những thời điểm không diễn lại bao giờ. Phải biết nói ngay tức khắc là có hay không ?
- Dạ, - nàng đã thầm thì.
- Tôi sẽ đón cô ở đây lúc tám giờ. Ôkê ?
Năm mươi tám ngày sau, Italô Vônpôn cưới nàng ở New York, bứt vợ ra khỏi bản luận án tiến sĩ triết học Anh. Nàng đã để bao nhiêu thời giờ giải thích cho chồng hiểu sự học hành của nàng là gì mà sáu tháng sau ngày cưới, nàng vẫn chưa hiểu nghề thật của chồng là thế nào cả. Với mọi câu hỏi của vợ, hắn chỉ đưa ra một bộ mặt hề.
- Công việc gia đình ấy mà. Anh giúp ông anh Giencô. Sửa chữa lặt vặt... bán rau, bán hoa quả...
Nhưng tiền nong của họ tiêu hàng đống cũng như toà nhà sang trọng họ sống ở Đại lộ Công Viên đã làm nàng nghĩ vẩn vơ...
- Angiêla, cara mia ([14]). Em nhắc lại đi... - Hắn nói.
Nhưng đường dây giữa Naxau và Mỹ nghe rất rõ. Khi chắc là vợ đã hiểu ra ý mình, hắn cười rống lên, cái bụng toàn bắp thịt của hắn rung nẩy, ngón trỏ bất giác mân mê cái sẹo cũ, kỷ niệm một viên đạn lạc ở Portô Ricô đã khoét thành một cái rốn thứ hai bên sườn phải.
Nhưng Angiêla vẫn quay trở lại vấn đề, giọng gấp và lo lắng. - Anh cần phải nghe em, Italô ? Họ bảo em là nghiêm trọng và cấp bách. - Không, em thấy anh rồi mà lại. Anh gọi lại bọn cảnh sát nhé? Thấy cái ý kỳ cục, hắn bật cười phá lên.
- Thế họ có bảo em tại sao anh lại phải gọi họ không?
- Không ! Họ chẳng muốn nói gì hơn với em cả, anh cần tiếp xúc ngay với đồn cánh sát Đại lộ Sáu...
Italô phì cười : hắn, Bé Vônpôn mà lại đi liên hệ với lũ nông dân mặc đồng phục à !
- Em có bảo họ là anh ở đâu không ?
- Không, không Em bảo em không biết gì hết.
- Nghe này, em yêu, anh đang tắm dưới vòi hoa sen...Anh đang cười vỡ... Cô gái bị xua đi khẽ hé cửa ra và vừa cười chẳng úp mở vừa lấy hai lòng bàn tay nâng vú lên. Italô ra hiệu bảo đi ra chờ hắn ở chỗ khác. Ở đâu hắn đến, người của hắn cũng đều chuẩn bị cho hắn một uỷ ban đón tiếp cung cấp một cách khá chắc nịch những mông và vú. Hắn chỉ việc vục tay vào cả đống mà vầy vọc cho tới khi nào hắn ngủ thiếp đi. Đùa cợt, tay chân của hắn và hắn đã đặt tên cho bọn gái điếm là “Thuốc ngủ”. Italô có một sinh lực dồi dào đến độ chỉ riêng về mặt vệ sinh thuần tuý, hắn cũng đã phải cần đến thuốc ngủ. Dĩ nhiên, hắn không bao giờ coi cái việc chung chạ vài ba giờ với bọn gái ấy là một sự lừa dối Angiêla.
- Angiêla, em yên tâm, anh phải thay quần áo... anh có một cuộc họp công chuyện...
Không suy nghĩ, bằng đầu ngón tay cái, hắn cho bàn cò quay tí hon chạy, lăng hòn bi ra và thầm đặt cuộc vào con số chín.
- Italô, em van anh ? Anh cần phải gọi họ ! Em đã thấy họ, họ có vẻ nghiêm túc đấy !
- Em đã gặp họ ? - Vônpôn thắt họng lại.
- Họ đến nhà…Có sao với anh không ?
- Và em đã cho họ vào ? Vào nhà anh ?
- Cưng, anh muốn em làm như thế nào lúc đó ?
Viên bi, sau một lúc ngập ngừng, đã quyết định lấy số ba mươi mốt, nơi nó dừng lại im lìm.
- Cứt ! Hắn nói cho mình chứ không phải cho vợ - Được, anh sẽ liên hệ với họ. Anh sẽ gọi lại cho em...
Hắn đặt mạnh máy nói. Chà người, khoác áo choàng tắm, hút một hơi xì gà, nốc một ngụm uýtxki Xcốtlen, hắn nhấc máy và quay số tám gọi tổng đài.
- Đây, 1003 đây. Cho tôi New York ! Tôi muốn đồn cảnh sát Đại lộ Sáu... Hắn đi vào trong buồng. Nằm úp sấp trên giường, cô điếm làm ra vẻ hờn dỗi khi thấy hắn đến. Hắn lơ đãng phát một cái vào mông ả và ngay lúc đó, thú vị thấy bàn tay mình để những vết đỏ hằn trên da thịt. - Anh làm em đau. - Cô điểm trách.
- Tên em là gì ?
- Anh ác lắm. Em sẽ không bảo anh.
- Anh cần biết làm cái quái gì, - hắn dửng dưng nói, rót cho mình một cốc uýtxki nữa. - Thôi, con ranh, nào! Làm cho tao đi !
Ả nằm ngửa lên.
- Thế nếu anh làm trước cho em thì sao nào ?
Chuông reo. Ả cầm cốc rượu ở tay hắn và đưa lên miệng.
- Đồn cảnh sát Đại lộ Sáu... Tại sao các ông lại đòi tôi biết cơ chứ ? Các ông bảo vợ tôi là liên hệ lại... - Hắn hơi cứng người. - Italô Vônpôn... Vâng. .. Đồng ý... !
Hắn cầm lấy tay cô gái điếm, khép các ngón tay ả vào cái của mình. Rồi nắm gáy ả, ấn đầu ả xuống bụng mình.
- Vâng... Vônpôn... Thế nào ? Tại sao ?...
Thình lình mặt hắn nhăn lại, các cơ bắp người hắn căng lên -Ông nói gì vậy ? - Hắn ấp úng.
Hắn nghe nửa phút nữa và môi hắn chợt trở thành một đường thẳng, trắng nhợt, dữ dằn. Thấy giọng hắn khác, cô gái ngẩng đầu lên nhìn hắn. Hắn co chân đạp ả ra.
- Cút ! - Hắn rít lên, không nhìn ả, bàn tay che ống nói lại. Ả muốn chơi nước trên với hắn.
- Anh không có quyền nói với em cái giọng đó !
Hắn tát man rợ. Kinh hoàng, ả nhìn hắn bằng hai con mắt màu xám đầy sợ hãi và nước mắt. Italô lấy một xấp đôla ở trong ngăn kéo bàn ngủ ra vứt vào mặt ả.
- Xéo ! Mày được hai mươi đấy ?
Ả cúi xuống để nhặt tiền và trong chớp nhoáng, trước cảnh tượng ả bày ra cho hắn thấy trong tư thế đó, hắn đã tiếc là không dùng ả. Hắn nói : - Tôi đáp chuyến máy bay đầu tiên ! - Rồi dập máy xuống. Đoạn nói với cô gái. - Tôi có việc trong buồng tắm. Đừng có ở lại đây nữa khi tôi trở ra. Ngay khi hắn biến, ả vội đếm các tờ bạc, xoa xoa má rồi cười một mình. Với cái giá này, ả sẵn sàng để cho hành hạ nhiều nữa. Ba phút sau, ả đã đi. Italô gọi đám vệ sĩ, nói rõ một đứa phải chờ hắn trong chiếc xe đậu ở bên dưới khách sạn, trong khi đứa kia thì đặt vé cho chuyến máy bay sớm nhất đi New York.
Sau đó hắn gọi dây nói cho người luật sư, kể cho biết hắn sắp sửa đến đồn cảnh sát Đại lộ Sáu, nơi đích thân ông luật sư sẽ phải chờ hắn ở đó. Cuối cùng, hắn lệnh cho thư ký moi ra ngay lập tức Moóctimơ Ô Broi và dẫn lão tới sân bay. Tuy đứng trên đỉnh chóp bu, toàn năng và bất khả xâm phạm, Bé vẫn giữ những phản xạ của tên kẻ cướp tập tọng vào nghề. Hắn mua bằng vàng các viên chức cao cấp của cảnh sát nhưng trông thấy một cảnh sát giao thông, hắn lại ớn cả người, tựa như hắn vẫn mười bốn tuổi bọ vậy. Bồn chồn, hắn dứt dứt một sợi dây giày và rùng mình nghĩ đến chiếc giày của Giencô mà đám cớm chết dịch kia khẳng định với hắn rằng đã tìm được, không cho biết ở đâu và như thế nào hết. Mà anh hắn thì có thể làm bất cứ cái gì, trừ có chuyện đánh mất giày hoặc bán đi từng chiếc một !
3
Đi cùng Dada đến tận quầy bar, Moóctimơ Ô Broi bảo ả chờ mình ở đó. Ông nói rõ là họ sẽ cất cánh trong bốn mươi phút nữa. Với mỗi câu ả hỏi đi đâu, ông đều đáp lại bằng một im lặng hung tợn và những mỉm cười bí hiểm, bẹt dí trên bộ mặt máy giật liên hồi. Ả cũng cảm thấy ông căng thẳng đến nỗi không nỡ nài thêm, nhưng dù sao cũng vẫn tỏ vẻ không bằng lòng bằng cách vục mũi vào ly sâm banh âm ấm mà một anh hầu bàn mồ hôi tong tỏng đã đặt xuống trước mặt ả, dáng điệu nhởn nhơ như thể một vại bia vậy. Moóctimơ nhanh chóng mất hút vào trong đám đông để đương đầu với cơn thử thách áp chót của cú bạc pôkơ kỳ ảo ông đang chơi.
Nếu không thành công, ông cam đoan mình sẽ vĩnh viễn biến đi, đến hành tinh khác. Tim ông đập mạnh. Nhiều phen ông bị những nhóm hành khách đi tìm máy bay của họ, huy hiệu móc vào sơ mi, nồng nặc mùi rượu, lôi kéo ông theo. Ông lạc vào giữa những gian khác nhau, quay trở lui, bồn chồn xem đồng hồ và hiểu rằng ông đã đi qua cái gian ông tìm, buồng điện thoại, hai ba lần rồi mà không hay. Cô trực máy có thể một lúc trò chuyện với nhiều người mà vẫn sửa lấy móng tay được.
- Thưa cô, tôi muốn gọi Thụy Sĩ...
- Ở Mỹ à ?
- Ở châu Âu ! Cạnh Pháp, Đức, Anh, Ý...
Cô ta liếc ông một cái, vẻ căm ghét, khinh bỉ :
- 83-65-92. Ở Duyrích.
- Buồng số 3.
- Có chờ lâu không cô ?
- Buồng 3 !
Ông khép cửa lại sau lưng, tựa hồ có người nghe được câu chuyện ông chưa bắt đầu. Trên vách, những dòng chữ dâm ô quen thuộc, những tuyên ngôn chính trị, những con số bị quên, những tín điều thần học kèm theo những dòng chữ phục thù. Ông lau mặt. Mùi xoa của ông ướt sũng, sơ mi cũng đầm đìa. Tất cả dính hết vào da. Ông thầm hỏi cái nóng hay cái sợ là kẻ chịu trách nhiệm duy nhất đây ?
Lúc đầu dự án của ông chỉ là trò chơi trí tuệ, thú giải sầu biện chứng, sự tính toán những nguyên nhân và kết quả lồng khớp vào nhau một cách tuyệt vời không trục trặc. Thế rồi thình lình, trước nỗi kinh ngạc ghê gớm của ông, lý luận thoắtt đã trở thành hiện thực mà ông thì chẳng hề ý thức được, thấy rằng chính bản thân ông đã ra lệnh cho chúng chuyển động. Việc gặp Dada đã mở ra cho ông một nhục cảm trước đó ông không ngờ là nó lại tồn tại, đồng thời nó cũng làm cho ông hiểu được nỗi ghê tởm không thú nhận ra của ông đối với người vợ. Một điều khác nữa cũng khiến ông day dứt.
Đó là năm mươi bảy năm ròng bỏ ra để sống cho cuộc sống kẻ khác trong khi chính cuộc sống bản thân ông thì chẳng có cái quái gì đáng kể. Từ nay là thời được phạm mọi chuyện điên rồ, những điên rồ ông chưa từng cho chính mình hưởng ở vào cái tuổi chúng còn chưa đến nỗi nguy hiểm lắm. Còn cái sự sợ thì ông cũng cho tung hê nốt, khi đó là điều kiện tất yếu để làm cho cuộc đời thứ hai của ông hoàn thành được. Ông thoáng khinh khỉnh hình dung Giuđích nằm dài trên cái giường nhớp nhúa, nhồi nốc aspirin và không hề hay biết rằng với bản thân và thiên hạ thì bà đã chết từ lâu lắm rồi. Có lẽ Moóctimơ sẽ dùng đến tên bà lần cuối cùng, dưới một bức thư không do bà thảo lấy.
Chuông điện báo làm cho ông chồm lên. Chiếc máy nói tuột khỏi bàn tay ướt nhoèn của ông khi ông đưa nó lên tai.
Một giọng đàn bà lẩm bẩm cái gì đó không hiểu bằng tiếng Đức. Ông hắng giọng cho rõ tiếng nhưng vô ích. Run lập cập, cuối cùng ông đã thốt ra được bằng tiếng Anh:
- Ngân hàng Thương nghiệp Duyrích phải không ?
Ở đầu kia thế giới, người ta trả lời phải.
- Ông muốn gì ?
Ngay trong lúc đó, hiểu ra rằng cái sống, cái chết của ông hiện đang trông cậy vào may rủi, ông buột ném ra:
- Hôme Clốp. Khẩn và việc riêng !
- Rõ. Tôi xem ông Clốp có hay không đã nhé. Tôi bảo là ai đây ? Moóctimơ cố nuốt nước miếng. Rồi gần như bình thường, ông thốt ra hai tiếng của cái tên gọi thần kỳ:
- Mama !
*
Theo trật tự lớn dần, đại uý Kiếcpatric ghét cả lô đàn bà, đàn ông, loài người, giống vật nuôi trong nhà và người Mỹ gốc Xi xin. Ông thấy việc họ có quyền được theo đạo Giatô là tai tiếng, có lẽ ông sẵn sàng ra một đạo luật cấm họ vào nhà thờ, có hộ chiếu hoặc được ra khỏi một ghéttô ([15]) loại Halem, nơi có lẽ người ta nên tập trung họ lại. Các sếp của ông dĩ nhiên đã khai thác tối đa mối hận thù này của viên thuộc cấp. Không vụ gì liên quan đến Công đoàn mà lại không qua tay ông, không một đứa đàn em, một kẻ cướp hạng bét nào mà không có hồ sơ đầy đủ ở trong tay ông. Khốn thay, bắt tù chúng lại là chuyện khác.
Bọn khốn kiếp trả vô vàn khoản tiền béo bở hằng năm cho các đạo quân luật sư sẵn sàng khuấy đất đào trời lên nếu như cảnh sát có chạm đến một sợi lông của chúng.
Cho nên ông ngỡ đã mừng đến ngất xỉu khi người ta đến báo ông rằng một cái cẳng giang hồ đậu trên một đầu máy xe lửa gần Duyrich có thể là của gã Giencô Vônpôn bất khả xâm phạm.
Một người chủ giày, Biatxca - bản thân tay này cũng nằm trong cái giường bị ông mửa ra - đã chính thức nhận dạng chiếc giày và chủ của nó. Điều vừa xoàng lại vừa ghê ! Chẳng bao giờ một trùm cướp bị mất một cái cẳng mà lại không gây ra sóng gió nghiêm trọng cả. Huống chi lại là Vônpôn thì cứ gọi là ngang với động đất, dẫn tới những phản ứng dây chuyền không thể lường hết nổi. Sắp sửa sẽ không rời được chúng nửa bước rồi đây ! Và nhờ phúc tốt nếu may ra người ta đã ám hại Giencô thì Kiếcpatric được phép nuôi mọi điều hy vọng. Vui mừng, ông xoa xoa tay, lùa chúng thay lược vào trong mớ tóc hung đỏ rậm rịt. Rồi vẻ mơ màng, ông nhìn chằm chằm vào người phó của mình, Phinnơgơn. - Anh nhớ nhé...Trong chưa tới một giờ nữa, một Vônpôn sẽ ngồi ở cái ghế này !
Phinnơgơn bĩu môi ngờ vực.
- Nói riêng với nhau thôi, đại uý tin cái đó à ?
- Không. Nhưng ta vẫn có thể hy vọng.
- Hắn nói với đại uý cái gì trong dây nói ?
- Hắn nói : “Tôi đến”.
- Và nếu hắn đến thật ?
- Một phần mười nhưng có thể là thật. Muốn gì thì đây cũng là chuyện anh ruột hắn mà chúng ta lại có chiếc giày.
- Hắn sẽ hỏi ý kiến các luật sư của hắn. Theo ý tôi hắn sẽ chuồn thẳng đến Thụy Sĩ để nhận dạng cái chân.
- Anh có thể nhận được một cái chân không, anh ấy ?
- Nếu là của một cô gái đẹp.
- Chờ xem. Anh đã phòng bị chưa ?
- Hắn đến đâu, hắn làm gì, tôi muốn là ngay sau khi hắn ở trong văn phòng này ra thì người của anh sẽ bám lấy đít hắn nhằng nhẵng. - Nếu như hắn vào đây.
- Nếu như hắn vào... - Kiếcpatric nhắc lại với vẻ nuối tiếc. Ông lắc đầu, mặt thình lình sáng lên vẻ dịu dàng.
- Phinnơgơn, anh hình dung xem, hình dung là ta chẹt được hắn, hắn làm một trò bậy bạ... ta tuyên án hắn ngồi ghế điện. Này, tôi nói với anh cái này... Tôi sẽ nộp mười năm lương của tôi để người ta cho tôi cái đặc ân được chính tay hạ cái cầu dao điện xuống thế này... thế này...
*
Mỗi lần có quan hệ tình dục - tuần một lần - Hôme Clốp lại tăng cường đánh răng trong thời gian tối thiếu là bốn mươi tám tiếng đồng hồ. Cần phải làm thế để thanh toán hàng tỷ con vi trùng sinh sôi nẩy nở trong vùng miệng do sự tiếp xúc của đôi môi ông với các bề mặt không trong lành của người đàn bà kia. Ông đang đánh răng lần thứ tám trong ngày, hùng hục đã mười phút để tiêu diệt kẻ thù bằng thứ vật liệu thượng thặng tân kỳ thì bỗng nghe thấy tiếng ro ro kín đáo của điện thoại. Ông nhổ vào chậu ngụm nước sát trùng mà ông xúc đảo trong miệng cho lần cọ rửa cuối cùng, lau miệng, thoả mãn nhìn cái phòng tắm tí hon kề sát văn phòng ông - ông đã đặc biệt dành vào công việc vệ sinh răng miệng rồi mới nhấc máy lên.
- Việc khẩn và riêng, ông đó nói tên là Mama... - Cô thực tổng đài nói. - Ông có tiếp không ạ ?
- Chuyển cho tôi nói chuyện.
Có một tiếng kịch và trong vòng hai tích tắc, ông chủ ngân hàng nghe thấy rất rõ tiếng thở khó khăn, hổn hển. Một cách bản năng, ông liền cảnh giác. Thực tiễn tiền nong đã cho ông cái giác quan thứ sáu. Không bao giờ lầm, nó đánh hơi ra được những việc lành mạnh với những cú lừa thối tha
đôi khi chỉ bằng cách xem con số, đôi khi ở giọng nói, ở một vẻ bất thường thoáng qua của người đối diện, bằng một rung nháy đơn giản của mí mắt, một máy giật bồn chồn ở cơ mặt mà không ai cảm thấy được, ngoài ông. - Alô ?
- Alô... ông Clốp ?
- Tôi đây !
- Mama!
Không phải tiếng Giencô Vônpôn. Vậy đây chỉ có thể là người đại diện của ông ta, cái ông còm nhom bé nhỏ Moóctimơ Ô Broi. Kỳ quặc. Vônpôn đã nói rõ là sẽ đích thân gọi đến cơ mà... Hôme thận trọng xác nhận sự có mặt của mình.
- Tôi nghe !
- Ông biết tôi là ai chứ ?
- Vâng.
- Có một thay đổi nho nhỏ.
Bàn tay cầm máy nói hơi xiết chặt. Clốp không lầm, có chuyện đây. - Thay đổi gì ạ ?
- Ở địa điểm chuyển tiền đến.
- Tôi phải chuyển nó đến đâu ?
- Ngân hàng Trung ương Giơne, ngay bây giờ.
- Đáng tiếc.
- Xin lỗi, sao ?
Một lần nữa Clốp cảm thấy hơi thở khò khè của Ô Broi dồn dập lên. - Tôi nói là đáng tiếc. Tôi chỉ có thể làm việc chuyển tiền đến địa điểm mới với ký nhận của một trong hai người có quyền.
- Sao ? Nhưng chúng tôi vội. Chúng ta đã bằng lòng...
Clốp lạnh lùng buông ra :
- Những lời chúng ta hẹn chỉ có tác dụng khi các khoản của bản hợp đồng ban đầu được tôn trọng. Mà ông lại muốn thay đổi địa điểm đã được định trước lúc ban đầu.
- Tốt lắm. Tôi phải làm gì đây ?
- Một thủ tục chỉ mất của ông một phút. Tôi chỉ cần chữ ký của ông. - Nhưng tôi không ở Thụy Sĩ nữa rồi.
- Rất tiếc. Người mà tôi đã tiếp cùng ông vẫn còn ở đây chứ ạ? Ngập ngừng khó nhận thấy ở đầu dây đằng kia.
- Tôi nghĩ là không, ông ấy chắc là đang trên đường tới gặp tôi. Hôme biết là ông luật sư nói dối. Chức năng đầu tiên của ông là phải bảo vệ khách hàng của mình. Trong trường hợp chính xác này, tuy không hề có bằng chứng nào về cái điều ông đánh hơi thấy, ông vẫn xét thấy cần kéo dài thời gian. Ông không phải người buông hai tỷ đôla vào mây vào gió, mà chẳng hề có dăm ba sự thận trọng sơ đẳng che lót cho mình . Ông nói rõ một lần nữa :
- Tôi rất thông cảm hoàn cảnh của ông. Ông hãy gửi tôi cho tôi một lời kèm chữ ký và lệnh của ông sẽ được thi hành ngay lập tức. - Tôi nhắc lại là rất cần kíp ! - Ô Broi kêu to lên.
- Tôi chờ giấy của ông trong vòng bốn mươi tám giờ nữa. - Lâu quá !
Một im lặng vài giây.
Ô Broi lại nói bằng giọng rõ ràng là cố sức kiềm chế.
- Ông nghe cho... Vì lẽ cần kíp... ông không giúp công chuyện tôi được thuận lợi thì khách hàng của tôi sẽ không vui lòng.
- Thưa ông, ông hãy tin rằng tôi buồn lắm, nhưng tôi không được lựa chọn.
- Vậy tôi đến ! Tôi đi chuyến máy bay đầu tiên. Tôi sẽ ở chỗ ông tối nay. - Tối nay ? Ông gọi tôi ở đâu vậy ?
- Naxau.
- Ở ông đang mấy giờ ?
- Mười hai giờ trưa.
- Thưa ông, ông có biết ở Duyrích hiện đang là bảy giờ tối và tôi còn ở văn phòng là điều ngoại lệ không.
- Ông Clốp. - Ô Broi gầm lên. - Với một khối lượng công việc như của chúng tôi thì ngày hay đêm có quan trọng gì đâu ?
- Ông chớ nghĩ như thế, thưa ông. Tôi có những việc hẹn phải làm trong tối nay.
- Có thể ông sẽ tiếp tôi muộn hơn không ?
- Ngân hàng đóng cửa đến tám giờ rưỡi sáng mai. Cho là ông có chuyến bay ngay bây giờ tôi cũng không thể gặp ông ở ngoài giờ làm việc của ngân hàng tôi được.
- Nhưng ban đêm !... Ban đêm... Với ông chỉ mất có một phút, một chữ ký đơn giản thôi. Ông cho phép tôi được nài xin ông.
- Thưa ông, tôi không xử lý công việc ban đêm. Tôi có qui tắc tuyệt đối là không bao giờ làm việc sau mười một giờ đêm. Tôi rất tiếc ! - Tôi sẽ ở chỗ ông sáng mai vậy. - Ô Broi nhượng bộ với vẻ tuyệt vọng trong giọng nói.
- Xin lỗi một nghìn lần nữa. Tôi chờ ông.
Hôme Clốp đặt máy xuống, chợt có mong muốn dữ dội là đi đánh răng. *
Bước vào đồn cảnh sát, ba người luật sư chau mũi hin hít. Toàn mùi chân thối, bánh mì kẹp thịt lâu ngày, mồ hôi và bia. Hai cảnh sát da đen mặc đồng phục hình như cũng chẳng để mắt đến họ nữa. Một trong hai đang đánh mổ cò vào cái máy chữ cổ đại, còn người kia hai tay chắp đít đứng trước rào sắt phòng giam nhăn nhở cười trước những lời chửi rủa của cô gái giang hồ. Trong phòng giam, một gã say ngủ, ngáy ầm ầm.
- Tôi hỏi... - Giônni Kíp nói, hách dịch, khinh bỉ.
Ông ta đi lên hai bước trong khi hai đồng nghiệp, Hubớt Mơđơn và Chétxtơ Hêli bọc lấy Italô Vônpôn. Kíp, Mơđơn và Hêli là ba luật sư đắt nhất New York. Cả ba đánh giá thời gian của họ khoảng giữa năm trăm và một nghìn đôla một giờ, tuỳ theo cái đầu khách hàng. Dĩ nhiên với Công đoàn thì chi tiết đó không quan trọng: Công đoàn đã cho họ một khoản tiền khoán khá đồ sộ để họ buông bỏ hết mọi việc đang làm dở dang một khi có tín hiệu của Công đoàn.
- Vâng ? - Người cảnh sát nói, mắt không rời khỏi chiếc máy chữ. - Chúng tôi có hẹn với đại uý Kiếcpatric ! - Giônni Kíp buông ra, vẻ vô cùng ngán ngẩm.
Người cảnh sát chẳng có vẻ gì là rung động.
- Chúng tôi ? Ai là chúng tôi ?
Kíp lùa tấm danh thiếp của mình xuống dưới mũi hắn.
- Này, anh bạn, anh có nhanh nhẹn lên không hả ?
Tay da đen cầm tấm danh thiếp, xoay xoay đủ mọi chiều, vờ đọc rồi uể oải đứng lên.
- Tôi đi xem cái đã.
Hắn biến vào trong cái cửa đằng sau quầy. Khi trở lại, hắn bảo viên luật sư :
- Ông đại uý rất bận. Ông ấy đang có hẹn. Ông ấy yêu cầu các ông lát nữa quay lại hoặc là gọi cho ông ấy.
- Thế nào ? - Kíp nổi đóa - ông ta quấy quả khách hàng chúng tôi rồi lại không thèm tiếp à ?
- Khách hàng của ông ? Ai là khách hàng của ông?
- Ông Vônpôn. - Hêli xen vào. - Italô Vônpôn.
- Ai là Vônpôn trong các ông ? - viên cảnh sát hỏi.
- Đủ rồi ! - Kíp hét lên. - Đi báo cho ông ta biết đi !
Và trong khi viên cảnh sát biến mất lần thứ hai, ông ta cứ lẩm bẩm “bê bối quá” được các đồng nghiệp gật gù đồng tình.
- Ông đồn trưởng chờ các ông ! - Tay da đen giữ cánh cửa nói. Họ theo anh ta vào một hành lang rồi chui vào phòng giấy Kiếcpatríc như những con bò mộng vào đấu trường.
Viên đại uý đứng lên đón họ.
- Xin lỗi, luật sư. Tôi không biết là ông đi cùng ông Vônpôn. Người gác của tôi không hiểu.
- Luật sư Hêli, luật sư Mơđơn, ông Italô Vônpôn. - Giônni Kíp nói cấm cẳn.
- Mời các ông ngồi.
- Không, cảm ơn. Chúng tôi thích đứng hơn. - Hubớt Mơđơn nói. - Tuỳ các ông. - Kiêcpatric nói, bất giác lùa tay vào mớ tóc đỏ rực của mình. - Ông Vônpôn, tôi ngại rằng anh ông đã gặp phải một tai nạn. Biatxca khẳng định chắc chắn. Chiếc giày mà các đồng nghiệp Thụy Sĩ chúng tôi tìm thấy ở cái chân bị chặt đứt là của anh ông, Giencô. Không vì thế mà tôi nói rằng cái chân kia cũng là chân của anh ông. Tôi có thể hỏi... Nhũng ngày gần đây, anh ông có ở Duyrích không ?
- Chúng tôi có thể xem chiếc giày được không ? - Kíp ngắt lời. - Một lát nữa, thưa luật sư. Ông Vônpôn, ông có thể trả lời chúng tôi được không ?
- Ông nghe này, - Hêli xen vào. - Giencô Vônpôn những ngày vừa qua có ở Thụy Sĩ thật.
Kiecpatric cứ nhìn xoáy vào mắt Italô đang lơ láo rất nhanh, không ngó đâu vào đâu cả.
- Ông Vônpôn ? - Kiếcpatric nhấn mạnh, không để ý tới lời Hêli. Italô hắng giọng :
- Anh tôi ở Duyrích vì có một cuộc hẹn công việc.
- Ông không buộc phải đưa ra chi tiết. - Mơnđơn trách.
- Cho tôi xem chiếc giày. - Vônpôn nói.
Kiếcpatric mở ngăn kéo bàn giấy, lôi chiếc giầy ra rồi đưa cho Italô. Hắn ngắm nó hồi lâu.
- Có thể chiếc giày này là của anh tôi.
- Ông có chắc không ?
- Sao lại chắc được ? - Kíp nhún vai, nói. - Bản thân ông liệu có thể nhận được chắc chắn những đồ vật thuộc về một ai đó trong người thân của ông không ?
- Ông đồn trưởng, tôi không được rõ lắm. - Hêli nói châm biếm. - Khách hàng chúng tôi nghỉ hè hai ngày ở Bahama, ông lại làm cho ông ta phải trở về...
- Tôi chỉ yêu cầu ông ấy trở về thôi ! - Kiêcpatric cắt lời, mắt vẫn không rời Italô. - Ông Vônpôn chưa bị buộc phải làm theo yêu cầu của chúng tôi để giúp chúng tôi điều tra bao giờ cả. Ngoài ra, ông Vônpôn, tôi thú nhận là không ngờ lại gặp ông với các luật sư bao quanh vì một thủ tục nhỏ mọn như thế này đâu.
- Ông tìm thấy cái chân lúc nào ? - Italô hỏi.
- Đã được ba mươi sáu giờ rồi. Nó được để ở trên tấm bàn chắn của một đầu máy xe lửa đang vào ga Duyrích.
- Chúng ta đi thôi. - Italô bực dọc nói.
- Về ông anh ông, tôi buộc phải ra một thông báo tìm kiếm quốc tế. Cũng có thể vào lúc này hay lúc khác trong cuộc điều tra, tôi lại cần đến sự làm chứng của ông.
- Ông biết tìm anh Vônpôn tôi ở đâu à ?
- Ông Vônpôn, ông có ý định rời New York những ngày tới đây không ? - Kiếcpatric hỏi.
- Xin lỗi. - Mơđơn tức nghẹn thở. - Thế là thế nào?
- Ông luật sư, không có gì đặc biệt cả. Tôi chỉ cần biết cái chỗ tôi có thể liên hệ với khách hàng của ông khi cần đến thôi.
- Tôi đi Thụy Sĩ bằng chuyến máy bay đầu tiên. - Italô càu nhàu với một vẻ rầu rĩ, đầu cúi xuống. - Tôi muốn biết cái gì đã xảy ra với anh tôi. - Ta hy vọng không phải là ông ấy, ông Vônpôn. Có một việc cũng làm cho các đồng nghiệp Thụy Sĩ của tôi đau đầu. Trong túi quần... tôi muốn nói cái quần phủ ngoài cái chân, người ta đã tìm thấy một vé Duyrích - Giơne, bấm kìm ở Duyrích hai mươi phút trước khi phát hiện ra tai nạn. - Vậy ? - Mơđơn nói.
- Ông luật sư... - Kiếcpatric nói, giọng trách móc. - Một người chưa được nhận dạng đi tàu Duyrích – Giơne, và cái chân bị tiện đứt của người đó được tìm thấy hai mươi phút sau tại Duyrích, điểm xuất phát của nó. - Thì sao, đại uý ?
- Hoàn toàn lôgic là lẽ ra cái chân phải đi tới Giơne chứ, đúng không ? - Cái đó thì thay đổi được gì ? Chừng nào chưa nhận dạng được ra người có cái chân đó.
- Chúng ta đi thôi ? - Vônpôn nói.
- Ông Vônpôn, - Kiếcpatric kết luận, - nếu có một chút tin tức nào của anh ông, hãy cho tôi biết. Phía tôi, nếu có cái gì mới, tôi cũng sẽ báo ông. Hai bên khẽ gật đầu chào nhau. Italô và các luật sư của hắn đi ra khỏi văn phòng. Cửa vừa khép lại, Phinnơgơn đã thò đầu vào.
- Phinnơgơn, - Kiếcpatric vui vẻ nói, - chúng cáu rồi ! Người của anh hãy kiểm tra xem tên lưu manh ấy có vé đáp máy bay đi Duyrich thật không. Tôi muốn hai người của tôi cũng ở trên máy bay. Anh chỉ định Cavanô và Môhani nhé !
*
Anh giẫy giụa bên dưới nàng, cố chống đỡ và quay mặt đi khi nàng định hôn vào môi anh, rồi bỗng gỡ ra:
- Người ta đang chờ chúng mình, em !
- Thế nào ? Có thể là sẽ thú vị đấy. Được làm tình trong lúc biết người khác đang...
- Anh không thích ra trễ đâu.
- Anh mà biết được anh đã đang kích thích em như thế nào khi vờ sợ em hiếp nhỉ ! Nhưng cũng có thể là anh sợ thật phải không?
Cuốc lấy mu bàn tay lau mép. Rênata bất chợt thấy.
- Son môi em không để vết nhỉ. Anh muốn em thử nữa không? Cuốc đánh bài lủi. Xuất thân từ một gia đình tiểu tư sản, anh vĩnh viễn cảm thấy khổ sở ở địa vị của mình, bị giằng xé giữa gốc gác bình dân - mà anh vờ vịt cao giọng đòi hỏi nó để đỡ bất ngờ khi bị người ta ném toác nó vào mặt mình - với lòng ham muốn được sung sướng, các bài diễn văn cách mạng, thị hiếu đối với sự xa hoa và sự khinh miệt cố tình phô ra đối với đồng tiền (kết hợp với nỗi thèm khát mênh mông được có nó) cũng như đối với toàn bộ hệ thống tư bản chủ nghĩa nói chung. Tất cá các dục vọng không thể điều hoà với nhau đã sống chung trong anh trong cuộc nổi loạn thường xuyên sôi sục. Cho đến cả cuộc hôn nhân sắp tới của anh, ý nghĩa sâu sa của nó cũng tuột ra khỏi anh. Rênata là hiện thân của mọi cái anh tuyên bố mửa oẹ ra : đầu óc nhởn nhơ, gia tài giàu có, vợ đẹp hỗn hào và một sự bàng quan hoàn toàn đối với các vấn đề to lớn của hành tinh : nạn đói trên thế giới, môi trường, chủ nghĩa Mác, lý tưởng của quần chúng lao động...
Trong các lóp ngôn ngữ anh giảng ở trường đại học Duyrích, anh nuôi dưỡng sinh viên của anh bằng Lênin hơn là bằng Truybétxcoi hoặc Xốtxuya ([16]). Anh đề xướng tự do tính dục tuyệt đối, đả phá gia đình, tôn giáo, thói đạo đức giả. các công ty tờ rớt, các bá quyền kinh tế. Trong đời riêng, anh nhút nhát, như đám nữ sinh viên liến láu nhất của anh đã xác nhận, anh luôn phải cự tuyệt những tán tỉnh của họ. Trong thực tế, Cuốc không có can đảm thực hành những lý thuyết anh đưa ra. Anh không bao giờ có cái cử chỉ giải phóng mà anh khuyên người khác, cái cử chỉ có thể làm cho anh hoà hợp được với bản thân mình.
Ngay ngày đầu gặp nhau, với cái nhìn không thể trệch, trong chớp nhoáng Rênata đã nhận ra chỗ khớp nối của cái cơ chế mâu thuẫn kia. Thói bạo dâm vô thức của nàng đã được giải quyết nhờ thói cuồng nộ ngôn từ của Cuốc; nàng ở đó chỉ cốt để che giấu đi chỗ thiếu dũng khí tính dục nơi anh mà thôi. Thế là Rênata bèn nhân bội đủ mọi trò khiêu dâm lên, luôn làm chướng tai anh bằng tự do ăn nói, xúc phạm đến những ý tưởng, nguồn gốc, nghề nghiệp của anh, thách thức anh hàng nghìn chuyện khêu gợi, khi
thấy đã làm được cho anh đỏ bừng mặt lên bởi một từ quá sống sượng, một ám chỉ quá lộ liễu, một cử chỉ quá táo tợn.
Để nuôi dưỡng cái cảm giác tuyệt diệu về sự hùng mạnh, nàng có thể làm bất cứ cái gì : mở cúc quần anh ra ở bên dưới bàn ăn trong một bữa cơm tối của gia đình, đi lại trần truồng trước mặt Manuêla, người hầu phòng, vén váy lên tận đùi ở trên ghế sau một chiếc tắc xi mà anh tài thì mắt dính chặt vào tấm kính chiếu hậu đang sắp sửa cho xe leo quàng lên vỉa hè.
Thật nghịch lý, sự ít cân lượng của anh đối với nàng lại thúc đẩy nàng kéo dài mối quan hệ của hai người.
Thay vì làm nàng nản thì cái quyền lực nàng có đối với anh lại kích thích nàng vun vén cho nó càng thêm bền vững: họ đã đính hôn, trước sự bàng hoàng của hai bên gia đình vẫn coi cuộc sống vợ chồng sắp tới này như hôn nhân của một con cá mập với con thỏ vậy. Dĩ nhiên Cuốc căm ghét ông bố vợ tương lai. Hôme Clốp tượng trưng cho cái gì là tệ hại nhất trong “bộ máy”, vừa là một lực lượng tài chính, lại vừa là một ông bố tốt, một người chồng tốt, một công dân tốt, một người Canvanh xác tín.
Một người làm việc bố thí từ thiện, một người nêu gương, một nơi chứa đựng những niềm tin, những ý niệm thu nhận không hề ngờ vực bao giờ. Tóm lại, Clốp hạnh phúc đến phát ớn. Loại người mà Cuốc dâng nộp tốt nhất cho sự trừng phạt của đám học trò anh: chủ ngân hàng, tên ăn cắp hợp pháp, kẻ ăn bám của xã hội tiêu dùng, cái nốt ruồi của hệ thống.
Anh nhắc đi nhắc lại với học trò, nẩy lua lên.
- Các xí nghiệp cho lương của nhân viên đi ngày 23 mỗi tháng. Nhưng đồng lương đó đến ngân hàng vào hôm sau. Nếu các anh là công nhân các anh hãy thử giành lấy lương của mình trước ngày mồng một tháng sau xem! Ông chủ ngân hàng sẽ nói là chưa nhận được gì cả, là tài khoản của các anh rỗng, là các máy tính chưa rót tiền vào. Trong khi đó, hắn sẽ cho tiền của các anh hoạt động cho lợi ích của riêng hắn. Và kẻ khốn nạn ấy kiếm lời bằng mồ hôi các anh. Còn thí dụ nào khác không hả ?...
Anh đầy phè những thí dụ như thế trong người. Một hôm uống một ít rượu, anh đã ngỏ lời bất bình với bố vợ tương lai :
- Cho dù ông có thật thà với niềm tin của ông đi nữa, cho dù ông có làm việc từ thiện đi nữa, ông vẫn cứ làm cho trật tự xã hội bị hoại thư, làm cho nó thối nát.
Cuốc đã nhìn ông bó vợ, vẻ nghiêm khắc như người ta nhìn một thằng điên, còn Rênata thì khoái quá: cười rú. Nàng dẫn người chồng chưa cưới
về nhà. Trong buồng nàng, anh đã lao vào một cuộc chứng minh hùng hồn cho thấy : qua các tờ rớt ăn uống, nền trung lập miệng lưỡi và các ngân hàng của mình, Thụy Sĩ thực tế đã phải chịu trách nhiệm về những đại thảm hoạ thế giới, về cái chết cua Agienđê, về những sự tắc tị kinh tế của các chính phủ nhân dân, chiến tranh, nạn đói, buôn bán vũ khí, tàng trữ ngoại tệ và thiết lập các nền độc tài. Thèm muốn anh, Rênata cứ lẩm bẩm :
- Đúng rồi, anh Cuốc yêu quý của em, đúng rồi... Anh nói phải... Làm tình với em đi Như thói thường, nàng lại đi bước trước, nắm quyền chủ động. Và Cuốc đã chịu đựng, càu nhàu nhưng chịu đựng. Như thói thường...
- Cuốc ! Em làm kẹt mất cái khoá kéo váy rồi. Giúp em được không ? Nàng ngồi trên giường và cái mẩu xíu xíu của Balen xiaga([17]) sắp lột truồng nàng ra đã được trả bằng các giá mà một người thợ mỏ Côlômbi không kiếm ra nổi trong hai mươi năm. Anh hậu đậu cố gỡ cái khoá. - Anh không làm được.
- May mà em lại không bao giờ để anh phải làm cái việc đó ! Nếu để anh làm thì có lẽ em vĩnh viễn còn trinh, anh Cuốc tội nghiệp, Manuêla ! Nàng lại gọi to:
- Manuêla ! Ả làm cái gì thế nhi ? Chồng ả đang làm giàu ở Bốtxoana, trong mỏ kim cương.
- Mà cô ta lại đi làm hầu phòng ?
- Nói cho đúng, tay chồng mới đi có ba tháng nay.
- Anh ta có mỏ ?
- Đào mỏ. Cũng là người Bồ Đào Nha như vợ. Đọc tin rao vặt thế là nổi cáu lên, đi luôn. Khi hắn trở về, thì giàu là cái chắc, hắn sẽ cưới ả, cho ả mười một đứa con và nhốt ả ở trong nhà. Anh muốn gì, ả yêu thằng đàn ông của ả mà. Trong khi đó, em chẳng nhờ vả được ả cái gì sất. Khi hắn chọi ả, lâu phải mười phút, bây giờ ả suốt ngày ngồi đọc thư hắn hoặc là viết cho hắn. Manuêla?
- Thưa cô ?
Chị ở đó, thấp bé, có vẻ gầy, tóc ngắn, mắt đen và lông tơ ở chân, cánh tay, mép trên, tuy vậy xinh xắn, một cái gì trẻ thơ, hơi ngây ngô. - Chị đang ở Bốtxoana đấy à, cưng ?
Manuêla cười, sướng quá. Chị thường hay tâm sự với cô chủ. Rênata Clốp lúc nào cũng sẵn sàng nghe những đau buồn của người khác. Nàng có những lời khuyên hay, bù đắp hậu hĩ cho những ngày cuối tháng và đối xử với người hầu như với bạn gái. Manuêla thờ phụng nàng - khi chồng chị còn làm tài xế mặc chế phục ở Duyrích, cô chủ chẳng đã cho phép chị gặp chồng trong buồng ngủ của mình đấy sao ?
- Tôi giúp gì cô chủ được đây nào ?
- Cuốc định hiếp tôi. Chàng ngốc này làm kẹt cái khoá kéo. Chị có thể sửa nó cho tôi được không ?
Phì cười, Manuêla sửa rất nhanh các thiệt hại. Rênata đưa mắt tìm Cuốc ở trong tấm gương - anh quỷnh đang vờ nhìn qua cửa sổ để không cho ai thấy mình đỏ mặt.
*
- Thằng cớm hạng bét, bẩn thỉu này, thằng Ai len cục cứt tóc đỏ này ! Nó chắc đang sướng rên lên. Một Vônpôn ở trong bàn giấy của nó ? Giencô sẽ không bao giờ tha thứ cho tớ đâu ?
Yudenman lúng túng cúi đầu xuống.
Italô nói với hắn tựa như không hề có chuyện cái chân kia. Mỗi lần hắn định quay về câu chuyện đó thì thằng út nhà Vônpôn lại lập tức bẻ sang hướng khác.
- Tôi rất lo, Bé, rất lo... Tôi đã cho tìm kiếm ở Thụy Sĩ, vẫn không thấy Giencô đâu. Anh đừng nghĩ tôi đang muốn chơi trò làm con chim báo gở với anh, nhưng nếu cái chân kia mà...
- Im đi ! Không phải anh tớ mà, tớ đã bảo cậu rồi. Cậu tưởng Giencô lại nghệt đến cái độ chui xuống dưới một đoàn tàu à ?
Môsê Yudenman cắn môi làu bàu :
- Thế nếu như người ta giúp anh ấy chui thì sao ?
Italô thình lình túm lấy cổ áo Yudenman, hung dữ nhìn hắn trừng trừng một lúc.
- Tớ bảo cậu là không phải anh ấy ! Có lẽ anh ấy đã ghé qua Ý để ấp một con nào đó rồi. Tớ biết anh tớ chứ, phải không ?
Nhưng Yudenman không xài được kiểu bày tỏ niềm tin đó. Vụ này quá ư nghiêm trọng. Hắn đang cần những sự thật chắc chắn. Hắn lấy hết can đảm
ra, vì hắn là một trong mấy người hiếm hoi biết rõ sức mạnh huỷ diệt và man rợ của những phản ứng mù quáng ở Italô Bé Vônpôn. - Bé, đừng cáu, nghe tôi đã... Anh biết tôi là cố vấn của nhà anh từ gần mười năm nay. Có bao giờ Giencô phàn nàn về các ý kiến của tôi không ? - Ồ, thôi đi !
- Hãy trả lời cho một câu thôi, một câu hỏi thôi.
- Rặn ra đi !
- Nếu thật là Giencô thì anh có nhận được không ?
Italô nổi khùng.
- Tại sao cậu cứ nghĩ là tớ sẽ đi làm thằng nghệt ở Thụy Sĩ ? - Anh có một cái để nhận dạng được chân anh ấy mà.
- Đúng, cứt ! Khi bọn này còn bé, ông cụ cho bọn này xe đạp, hai đứa một chiếc. Ông cụ mua của một lão say đánh pôkơ nướng sạch túi... Để có tiền về, hắn đã bán cái xe cho ông cụ lấy mười xu. Giencô muốn đi thử ngay. Tớ thì ngồi trên cái đèo hàng. Ngã vỡ mặt. Giencô bị pê đan va phải cổ chân. Anh ấy còn mãi cái sẹo.
Yudenman càng lúng túng, hắng giọng :
- Cổ chân trái hay phải ?
Bé quắc mắt nhìn hắn :
- Phải ! Bao giờ máy bay tớ bay ?
- Hai giờ nữa. Có một điều khác nữa làm tôi suy nghĩ...Tôi phải gặp Ô Broi sáng nay. Lão không có ở văn phòng...?
- Thì sao ?
- Không sao. Tôi đã gọi dây nói đến nhà lão. Cũng không nốt. Vợ lão không gặp lại lão kể từ khi ở Naxau.
- Cái ấy thì dính quái gì đến chúng ta ?
- Nghe đoạn sau đã... Ô Broi có một con bồ, Dada Phini.
- Tớ biết, tớ biết !
- Ả cũng biến mất luôn.
Vônpôn nhìn Yudenman, ngạc nhiên.
- Môsê ? Cậu định nói gì với tớ thế ?
- Tôi thấy người ký gởi một tài khoản hai tỉ đôla thình lình lại mất tích là điều lạ. Có thế thôi.
Italô sửng sốt :
- Nếu Ô Broi mất tích thì đó không phải là việc của tớ. Cái đó liên quan đến chủ của hắn, Eto Gabêlôti chứ?
Yudenman kiên nhẫn lắc đầu.
- Khoan... Anh biết tại sao Gabêlôti lại không đích thân đi Duyrích với Giencô không ?
- Ai chẳng lạ là thằng đó sợ đặt cái đít lồng bàn của nó lên máy bay ! - Đúng. Cho nên mới cho Moóctimơ Ô Broi làm đại diện quyền lợi. Lúc này chỉ có hai người lấy được tiền: Đôn Giencô và Moóctimơ Ô Broi. Italô phá lên cười. Một tiếng cười miễn cưỡng và giả tạo.
- Cậu cứ bảo tớ ngay là cái quái thai ấy định lỉnh đi với tiền của Công đoàn chứ gì !
- Tôi không nói cái gì như thế hết. Tôi chỉ nhắc anh rằng đây là chuyện hai tỉ đôla.
- Một thằng chết rồi thì ba xu cũng không xơi nổi?
- Ô Broi chưa chết. Chỉ là không thấy hắn đâu nữa thôi...Yudenman nói nhẹ nhàng.
Italô cáu kỉnh nhún vai :
- Ô Broi ! Cái tên thảm hại đó sợ đến cả chính cái bóng của hắn đấy ! - Với hai tỉ đôla thì chẳng còn ai là thảm hại nữa đâu, chẳng ai còn sợ gì nữa đâu.
Italô nghi ngờ nhìn Yudenman, xem hắn đùa hay thật; nhưng không... Môsê nom rất nghiêm túc. Hắn nổi nóng.
- Cậu to đầu mà dại, có một chi tiết cậu không thấy! Cậu tưởng Gabêlôti ngốc đến nỗi không hỏi Ô Broi số tài khoản hay sao ?
- Có thể... - Yudenman nhượng bộ. - Thậm chí chắc là có hỏi. - Vậy ? Sao cậu lại phải vòng vèo như thế ?
- Ô kê ! Quên chuyện đó đi... Đừng giận tôi. Tôi đã làm khá nhiều để thực hiện được vụ này, tôi hơi bị căng đầu. Đâu tôi cũng thấy là lôi thôi cả. - Ô Broi không thể làm chuyện đó với chúng ta đâu. Nó chẳng có cái gì trong quần hết. Nó không dám đâu! Cậu thấy nó đánh lừa Gabêlôti à ? Môsê !... - Vônpôn thình lình ngừng lại. - Mà nếu chính là tên Gabêlôti rác rưởi kia?
- Không, không - Yudenman cắt lời hắn. - Gabêlôti chẳng xơ múi gì ở đó cả. Đánh nhau đã đủ rồi. Không phải Gabêlôti !... Nếu xảy ra sự rắc rối, nếu không may Đôn Giencô... Xin lỗi, tôi nói trệch... Nhưng mà việc này...thì chỉ có thể là do Ô Broi.
- Đã nghĩ như thế ở trong đầu rồi thì cậu hãy khạc vào mặt Gabêlôti đi ! - Italô quát, giận dữ. - Đi hỏi hắn đi, đi đi.
- Tôi cần nói thật với anh…Nếu Ô Broi định giở trò thối ra thì chưa kịp nhúc nhích hắn đã bị chặn tay ngay lập tức rồi. Tôi đã báo Lanđô Baretô ở Duyrích. Nó đã để ý rồi ! Tại đây tôi đã cắm người trước cửa nhà lão. Một số đứa khác thì thay nhau trước cửa nhà con bồ nhí lão...Đừng bận tâm, Italô, đừng để ý làm gì... Đi Thụy Sĩ và cho tôi được chóng chóng yên tâm về Giencô... Đi chứ ?
- Tớ muốn yêu cầu một việc khi tớ vắng nhà. Thủ tiêu Biatxca! - Biatxca ? - Yudenman kinh ngạc.
- Tại nó mà tớ bị gọi đến gặp bọn cớm.
- Có lẽ hắn không thể làm khác.
- Mặc kệ. Cho thủ tiêu nó ! Đáng lẽ nó chỉ việc câm mồm ! - Tôi sẽ xem, tôi sẽ xem...
Vẻ lạnh lùng, Italô nhìn hắn trừng trừng.
- Cậu cho thủ tiêu hay để tớ lo cái đó hả ?
- Yên tâm ! Ta sẽ cho nó một bài học nho nhỏ. Có những việc cần hơn thế cơ.
- Không ! Tớ thích thanh toán nóng nợ nần.
- Thế tiền của chúng ta anh có nghĩ tới không ?
- Tiền ở đâu thì vẫn cứ còn ở đấy ! Cho kềnh Biatxca hộ tớ. Tớ sẽ lo cái khác.
- Được, - Môsê lảng, - được...
Tốt nhất đừng có bao giờ thẳng thừng chọi nhau với Italô cả. Khi hắn điên lên, hắn có thể làm được mọi trò, đặc biệt là hy sinh những lợi ích đồ sộ để trút vợi đi một cơn giận trẻ con.
- Italô, - Yudenman nói thêm, - tới nơi anh gọi dây nói cho tôi luôn nhé. Nếu anh có khó khăn gì, tôi lập tức nhảy ngay lên chuyến máy bay đầu tiên...
*
Manuêla châm một điếu xì gà nhỏ. Chị cho phép mình hút ba bốn điếu một ngày, ngoài giờ làm việc. Rồi đặt chân lên gờ bàn phấn, chị đọc lại bức thư của mình :
“Giuliô yêu quí, Giuliô của Manuêla.
Em có thể đọc thuộc lòng thư anh bởi vì em đọc nó nhiều lần quá. Nó làm cho em sợ. Em không ngờ công việc của anh lại nguy hiểm đến như thế. Cho nên em xin anh, bỏ quách nó đi ! (Chị gạch dưới chữ bỏ hai lần). Không cần tiền ! Em không muôn xảy ra rủi ro với anh. Muốn gì người ta ở đây cũng rất sung sướng, mà sống sung sướng thì quan trọng hơn chết giàu. Anh có lẽ nên từ chối công việc đó. Anh hãy nghĩ là nếu họ trả anh ngần ấy tiền thì chính là vì họ không tìm ra được ai khác. Vậy thì về đi! Ta sống một hai năm nữa ở Duyrích, cô chủ của em sẽ cho anh một việc làm bình yên và ta sẽ về Anbuphâyra, hai ta góp vốn vào, em sẽ có thể mua được cửa hàng của ta. Với lại, Giuliô, em làm thế nào với đứa con trong bụng nếu như trước khi cưới em, bố nó lại bị một tai nạn ?
Anh đáp ngay máy bay về, đắt thế nào cũng kệ, về đi, Giuliô! Muốn sao ta cũng chẳng cần nhiều tiền cơ mà. Em có giúp phục vụ bữa ăn tối ở nhà ông Clốp. Này, em có thể nói với anh là những người tiền bạc ngập lên ấy đều có vẻ xỏ nhau và anh hãy tin em, họ chắc là không làm tình luôn với nhau đâu; muốn gì cũng không như chúng ta, Giuliô của em ạ, có cảm tưởng họ sờ vào nhau bằng các cái gắp và hôn nhau qua giấy vệ sinh ở trước miệng để tránh lây bệnh lậu. Ngay cả ông Cuốc và cô Rênata cũng thế tuy thứ năm nay là họ cưới nhau, trong những điều kiện anh đã biết đến đấy : toàn thành phố đang bàn tán chuyện này ! Giuliô, em nhớ anh, em van anh, hãy nghe theo em một lần và em bảo cái gì thì anh hãy làm nhá. Về đi ! Đừng đặt chân vào cái mỏ ấy nữa mà hãy trở về ôm lấy em Manuêla vào trong tay anh nó đang cần đấ. Em sẽ đọc lại một lần nữa thư anh trước khi đi ngủ nhưng em chắc nó sẽ làm cho em có những cơn ác mộng. Trên giường không có anh, em rét.
Em yêu anh.
Manuêla trọn đời của anh.
Manuêla lấy một chiếc phong bì ở ngăn kéo bàn phấn rồi viết địa chỉ chồng chưa cưới :
ÔNG GIULIÔ ANMÂYĐA
CÔNG TY HỢP CHẤT VATXƠNA
CHUKUĐU BÔTXOANA
(NAM PHI)
Rồi chị lùa lá thư vào trong phong bì, quệt lưỡi vào rìa có hồ dính và đặt lên bàn phấn. Mai chị sẽ bỏ bưu điện sớm nhất, như hằng ngày chị vẫn làm, để gửi cho Giuliô. Nằm trên giường chị thầm hỏi liệu có là tốt không đây. Một người bạn gái của chị đã tâm sự với chị rằng có chửa đến tháng thứ ba hay thứ tư, các bà mẹ tương lai có thể thấy đứa con cựa quậy ở trong bụng mình. Mà chị thì có chửa đến ba tháng rưỡi rồi.
*
Khi ba người đàn ông đi vào cửa hàng, Biatxca biết ngay sắp có chuyện với bọn cướp. Chúng rất trẻ, dáng điệu sinh viên nhưng trong mắt có cái vẻ gì đó lạnh lùng và độc ác. Đứa cao nhất giống như trong một bức biếm hoạ của các bộ phim ngày xưa về Tên Sẹo Mặt ([18]) xách một cái hộp đựng đàn viôlông. Cái gì chứa bên trong đó?
Biatxca thầm hỏi. Ông sống phải phép với cảnh sát lẫn với đàn em các gia tộc ở New York. Ngoài ra, quan hệ của ông với Đôn Giencô Vônpôn thì ai cũng quá rõ để cho không kẻ nào dám sờ vào ông. Sau khi cảnh sát tới, ông đã cố gọi đến nhà Đôn Giencô nhưng không được. Bởi một sự kỳ quặc của dây nói, số máy lúc réo bận, lúc không ai trả lời. Sau hai giờ cố gắng vô ích, ông đã thôi, trao cho cô thư ký gọi tiếp, nhưng cô cũng chẳng may mắn gì hơn.
- Các ông ? Tôi có thể giúp gì các ông được đây ?
- Ông là Piêtrô Biatxca ?
- Chính tôi. - Ông trả lời, lên mẽ, thình lình ý thức được sức mạnh hiệu lực của những mối quan hệ trên cao và sự có mặt bên ông của nhiều người khác. Ở tuổi ông, thành đạt như thế này mà lại để cho đám tép riu vô danh hạng bét quật ngã ư ?
- Chúng tôi muốn đặt ông đóng giày, - người cầm hộp đàn nói. - Các ông cần hẹn trước với các thư ký của tôi. Trước hết, thợ của tôi cần có mẫu chân cả khối của ông.
- Đây, một cái mẫu đây ! - Người kia nói.
Thình lình hắn quay người Biatxca đi và đá mạnh vào đít ông. Trong tiệm, khách hàng và nhân viên chứng kiến cảnh tượng này đều đứng lặng,
bàng hoàng. Biatxca xấu hổ, đỏ ran cả trán. Hiểu rằng uy tín, danh giá trong tương lai đều trông chờ ở phản ứng của mình, ông chống lại: - Ông không biết là ông đang đánh ai à ?
Một tên lưu manh rút khẩu côn Magnum ở trong túi ra, lừng khừng buông thõng xuống cạnh người, sau khi đã đi ra đứng ở cửa ra vào. Đứa kia dứt đứt dây điện thoại.
- Thế nào, kích thước ấy mày có lấy không ? - Tên cầm hộp đàn hỏi nhẹ nhàng, điểm thêm cho câu hỏi một cái đá thứ hai.
- Ông vẫn chống lại :
- Tôi không quen anh lẫn người nào điên rồ cử anh đến nhà tôi, nhưng anh sẽ phải trả giá đắt đấy.
Lại một cái đá nữa.
- Mày có nhanh lên không hay tao phải cho cái đá nữa ?
- Giencô Vônpôn, tên người đó có nói với anh điều gì không ? - Biatxca thách thức, vất quân bài cuối cùng vào trận đánh.
Đứa dứt đứt dây điện thoại đi lại bên ông.
- Này, anh già, tớ đi nhiều, bụi ở giầy, anh già có muốn đánh xi cho tớ không ?
Hắn đặt chân lên một tập giấy bạc còn để trên mặt két :
- Nào, đánh !
Biatxca không động đậy, hắn liền nện cho ông một quả đấm vào giữa miệng. Rồi thản nhiên giật chiếc áo của chị thu tiền, làm rách ra một mảnh như giấy thấm, đưa cho ông chủ tiệm giầy:
- Đánh xi !
Để cho thêm sức nặng, hắn chĩa vào gáy ông một khẩu Harinhtơn Risơtxơn cỡ 22. Mắt đầy tức giận và sợ hãi, Biatxca cầm lấy miếng vải, đưa nó lên trên chiếc giày cao sáu phân. “Giày của bọn giàu xổi” – Ông không thể không nghĩ như thế mặc dầu đang trong tình trạng khốn đốn này.
- Lau mạnh nữa ! Quỳ xuống ! Có cái vòi bơm của tao ở trước mặt chắc mày sẽ làm tốt hơn. Tao muốn giày bóng loáng.
Piêtrô quì xuống và đánh bóng chiếc giày.
- Đủ rồi ! - Thằng cầm hộp đàn xen vào sau một lát - Đi lấy kích thước cho chúng tao.
Một bà khách hàng, nhân lúc mọi người đang bị hút vào cảnh này, đã đi ra cửa.
- Tôi ra. Tôi không có dính dáng gì đến công việc các ông. Tôi muốn ra. - Chậc, chậc ! - Tên cầm khẩu Magnum tặc lưỡi.
Hắn vẩy mũi súng bảo bà về chỗ cũ.
- Ít nhất cũng phải cho tôi biết các ông muốn gì ở tôi chứ ? - Bắt đầu sợ thật, Biatxca hỏi.
- Thì đã bảo mày rồi đấy. Làm giày mà. Đi !
- Thế nào ? - Tên cướp gác cửa nói. - Đóng chứ ?
Tên bắt Biatxca quì, nói với cô thu tiền :
- Ra kéo rèm che cửa xuống !
Hết hồn, cô ta rời chỗ ngồi, toan lấy hai bàn tay che chỗ áo rách mà qua đó người ta thấy nhô ra một bầu vú quá nặng. Hắn gọi giật lại : - Dán cái này lên cho người qua đường trông thấy...
Hắn đưa cho một mảnh vải lấy ở trong túi ra. Cô mở nó và mọi người có thể đọc thấy : “Đóng cửa vì lý do công việc”. Yên tâm, hai đứa khác đẩy Biatxca vào phòng trong. Thấy họ vào, không một người thợ giày nào dám ho he.
- Cái gì thế này, kia kìa ? - Tên cướp cầm hộp đàn hỏi, chỉ vào hàng trăm phom giày dàn ra dài dằng dặc trên các ngăn giá.
Bọn nó, tựa vào cửa, chĩa súng vào hơn một chục nhân viên đang im lặng, mắt mở to, nhợt nhạt !
- Phom chân các khách hàng của tôi. - Biatxca nói. Bây giơ các ông có thể giải thích cho tôi.
- Đi lấy cho tao một cái.
Piêtrô đem đến cho hắn một chiếc phom. Vừa xem, tên cướp vừa hỏi : - Mày có bao nhiêu chiếc ?
- Hai nghìn sáu trăm ! - Pêtrô lẩm bẩm.
- Bằng cái gì thế ?
- Thạch cao.
- Tại sao mày viết ở trên Pôl Numen ? ([19])
- Vì là phom chân ông ấy.
- Này, - tên huýt gió khâm phục, - ra là mày không đóng giày cho lũ cùng đinh đâu nhỉ.
Biatxca nhún vai một cái cáu kỉnh:
- Tôi hỏi này, chơi cái trò gì đấy ?
- Thằng này và thằng này ! - Tên cướp ra lệnh, trỏ vào hai chú học việc. - Lấy gậy, ở đằng kia kìa, đấy, rồi khua tất cả những cái phom này xuống đất cho tao !
- Ấy không ! - Biatxca kêu lên. - ông không có quyền!
Chỉ hai bước, tên cướp bắt ông đánh giày đã ở bên cạnh ông. Hắn quật báng súng vào má ông, làm rách một đường. Choáng váng, Biatxca khuỵu xuống rên rỉ.
- Đừng làm thế ! Đấv là tất cả vốn liếng của tôi...
- Thế nào, có đi không ? - Đứa cầm hộp đàn nói, giọng lạnh lùng và sốt ruột.
Hai người học việc, sau khi nhìn nhau bất lực lấy đầu gậy quẹt các ngăn giá ở ven tường. Các phom giày rơi xuống đất, trong tiếng đổ vỡ tan tành. - Giúp chúng với, các người kia !
Những người còn lại đều ý tứ quay đầu đi để không nhìn thấy nước mắt và máu ở trên má ông chủ mình.
- Bây giờ giẫm ! Nghiền nát ra cho tao... ! Còn một cái ở trên giá bên trên kia. Bên dưới nữa !
Người có tuổi nhất trong đám thợ xen vào :
- Đừng cái ấy... Mêrilin đấy !
- Mêrilin ([20]) ? Không đùa đấy chứ !
- Tôi xin ông !...
- Thì mày giữ lấy Mêrilin của mày ! Muốn gì thì ở chỗ đó cô ta cũng chẳng dùng gì nhiều đến giày. Giẫm !... Giẫm !...
Hai tay che mặt, vẫn phủ phục, Biatxca đã có gan nhìn những người thợ, những đứa con, có phần nào như thế, của mình đang giẫm xéo lên những mẫu chân duy nhất từng làm cho ông giàu có và nếu như người ta còn muốn để cho ông sống trên đời này thì ông sẽ phải để ra hàng năm trời mới tạo lại được.
- Bây giờ cho tao xem kho dự trữ những thứ xa hoa của mày !
Biatxca hất đầu về phía một cái cửa trong cùng phòng, phủ đầy những lóp bụi dầy. Ông khó nhọc đứng lên, loạng choạng trên các mảnh thạch cao, không khỏi đọc thấy trên một miếng còn nguyên vẹn chữ Henri Kítsinhgiơ. Phía các nhân viên, không ai động đậy. Ông quay quả đấm cửa mở vào trong kho. Nó chất ngập những da quí, nhập từ Ý hay Anh, những đôi giày sắp giao trả khách hay đang đóng dở. Điềm đạm, tên cướp mở cái hộp đàn ra, Biatxca sửng sốt : nó không đựng khẩu súng máy nào mà là một mỏ hàn oxy cắm vào chiếc bình ga cỡ nhỏ, hình quả cầu.
- Ông không châm lửa đốt nhà chứ ? - Piêtrô ngây ngô hỏi. Không trả lời, tên cướp lấy chân đá tung các hộp giày ra. Mãi hắn mới thèm buông :
- Không đốt nhà. Chỉ muốn làm xem xém đi cái mặt hàng tồi tàn của mày thôi !
Hắn vặn một cái. Ga phì rít lên ở đầu mỏ hàn. Hắn đánh lửa châm vào đó. Ngọn lửa vọt ra, kéo dài ngoẵng và liếm vào những hộp giấy bồi đầu tiên. - Ông có cần tiền không ? - Piêtrô hỏi tác giả của cơn ác mộng đang làm cho ông trở thành tay trắng.
- Không, không, không cần tiền...
- Vậy cái gì ?
- Không cái gì cả. Đưa chân không của mày ra đây!
Như cái máy, Biatxca cởi giày tất ra. Bây giờ ông không sợ nữa, tất cả, khi ông đã chẳng còn gì thì còn cái gì tệ hơn xảy ra với ông được nữa ? Các phom, các kho hàng của ông bị mất đi không thể nào bù chuộc lại được. Vượt khỏi cái sợ, ông nói không nghĩ ngợi :
- Tại sao ?
- Mày đã có phom chân cho mày chưa ?
- Chưa.
- Thế thì hay. Mày không thể dùng đến nó nữa đâu.
- Tại sao ?
Cái mỏ hàn, trong một động tác bất chợt và lặp lại, tung ngọn lửa nghiền nát hai bàn chân ông mà với một sự tinh tường kinh khủng, ông nghe được cả tiếng xương vỡ nát ra.
- Vì chúng sẽ không bao giờ có cùng một hình thù nữa mà ! - Tên cướp bảo ông, vẻ lịch sự dễ thương.
Khi cái đau như làn sóng chạy khắp người ông và ông toan hét lên thì chợt nhận thấy trong căn nhà kho chỉ còn lại có mỗi một mình ông.
4
Rời sân bay Kennơđi, nơi hắn để Italô Vônpôn ở lại, - Môsê Yudenman bảo tài xế đưa mình về nhà càng nhanh càng tốt, nhưng không được vì thế vi phạm luật giao thông của bang New York. Hơn ai hết, hắn hiểu rằng sống ở ngoài lề pháp luật đòi hỏi một sự tuân thủ mù quáng hàng ngàn cái luật nho nhỏ dớ dẩn điều hành cuộc sống của các công dân bình thường. Muốn thoát ra khỏi cái đó là số kiếp của tất cả những kẻ yếu đuối bị buộc phải chết bẹp bởi hệ thống. Mấy năm trước, hắn đã đọc mẩu tin vặt trong một tờ báo Ý : một bộ trưởng, bị một cảnh sát giao thông đi mô tô giữ lại vì lái xe quá nhanh, đã doạ người cảnh sát này các biện pháp trừng phạt tệ hại nhất. Đần độn và có đầu óc kỷ luật, anh ta cứ làm biên bản. Vụ việc vỡ lở và trở nên ầm ĩ vì ông bộ trưởng đã tung tiền để người ta cách chức viên cảnh sát kia, còn anh ta thì báo động công tố, công luận, đổng lý văn phòng... Cuối cùng, cái nồi đất đập bẹp cái nồi sắt.
Anh cảnh sát giao thông đi mô tô vẫn làm việc đó và vẫn cưỡi mô tô, còn ông bộ trưởng thì phải xin từ chức: chuyện đáng buồn nhưng nêu gương biết mấy !
Và việc tương tự không phải không thể xảy ra với Môsê. Quy tắc tuyệt đối hắn đã chọn là ban cho những kẻ tăm tối cái mà xã hội từ chối họ : sự coi trọng. Người có công việc với hắn càng hèn kém, thảm hại bao nhiêu, hắn càng tỏ ra lễ độ ngọt ngào, quan tâm chu đáo họ bấy nhiêu. Khốn thay cách hành động như vậy vẫn là không có hiệu quả ở cấp cao nhất. Xử sự với người đứng đầu các gia tộc lớn của Công đoàn cũng khó như với các thùng thuốc nổ vậy. Quyền lực của họ có bao giờ là sự bàn giao kế tục đâu, đó là một loại những vụ án mạng do chính tay họ hay do đám trung gian đâm thuê chém mướn, nhằm tiêu diệt những kẻ ở trên bậc thang cao nhất.
Trước khi bị ám sát, như họ đã từng giết những kẻ khác, họ ca một bản ai ca buồn tẻ về những cái chết bất đắc kỳ tử và máu. Tâm thần phân lập ở dạng thuần tuý, các “trùm sò” không chịu được sự mâu thuẫn, tự cảm thấy mình là trung tâm của một hệ thông đe doạ, chẳng tin bất cứ ai. Nếu cho tới bây giờ Yudenman vẫn giữ được trung lập chính là vì hắn khá thông minh để nhìn thấy trước những phản bội, những tan vỡ liên minh, đối tượng của những xung đột tương lai, luôn luôn rút lui kịp thời ra ngoài cuộc. Hắn chua chát nghĩ rằng các sự phiền phức sắp bắt đầu rồi đây. Hắn không dám bộc
lộ tất cả mối lo ngại của mình cho Italô. Bằng bản năng, hắn hiểu rằng tuy chưa có bằng chứng hẳn hoi, song một loại đòn ngầm đang được chuẩn bị. Hắn không thừa nhận một đức tính người nào ở Moóctimơ Ô Broi, ngoài một năng lực nghiệp vụ siêu phàm; hắn đánh giá Moóctimơ là bạc nhược, do dự và bề ngoài quá ư thảm hại đến độ khổ thể tin cậy được. Kẻ lừa bịp hoàn hảo là kẻ có thể quay giáo vì nụ cười của một con đĩ rẻ mạt.
Nếu cái chân là của Giencô Vônpôn, nếu Đôn Giencô đã chết thật ở Duyrích thì có rất nhiều khả năng không phải là chuyện ngẫu nhiên. Cái chết này có lợi cho ai nhỉ?
Môsê gạt ngay tức khắc gia tộc Gabêlôti. Etô, trùm của nó, không ngu gì lại giở mặt trước khi giải quyết xong ván bạc ngân hàng tế nhị được đem ra chơi trong mấy tuần qua. Ngoài ra, những vấn đề kế tục do cái chết của Giencô đặt ra cũng sẽ rất gai góc khiến cho chắc chắn là sẽ dẫn tới việc cái “Ban” toàn năng phải đứng ra phân giải. Trong lúc này, ở Công đoàn, không ai được lợi trong việc xét lại nền hoà bình mong manh được lập nên cách đây ba năm nhờ một thoả ước chung. Gabêlôti biết tất cả những cái đó. Lão không phải không hiểu được rằng các đồng cấp của lão sẽ chẳng tha thứ cho lão về việc nhen lại một cuộc chiến tranh không phục vụ cho ai hết. Còn lại O Broi.
Yudenman nghĩ rằng gã phải lên cơn điên nặng thì mới dám hy vọng nẫng nổi tiền của Công đoàn mà vẫn sống yên lành, trong khi thật sự gã đã tự khép mình vào một bán án tử hình vô phương cứu vãn, chẳng khác nào tự bắn cho mình một phát súng vào đầu vậy. Khổ thay, lại chính là Môsê đã thuyết phục Vônpôn và Gabêlôti chấp nhận mối liên minh nhất thời đó cho một trận đánh ngoại lệ duy nhất. Vậy là do một run rủi nhỏ mọn, hắn đã nằm ở tận gốc cuộc thoả thuận giữa hai bên mà cơn điên rồ của kẻ tầm thưòng vô ý thức đang có cơ biến nó thành một loạt những vụ chém giết.
Triển vọng này làm Môsê run sợ đến độ suýt nữa bảo tài xế chở đến nhà Eto Gabêlôti. Tại sao lại không chứ?
Hắn sẽ nói thật những nghi ngờ của mình, hỏi ông ta có biết Ô Broi hiện ở đâu, ông có số tài khoản kia không?
Nếu Gabêlôti hiểu được ý nghĩa những câu hỏi đó thì ông ta sẽ đủ khôn ngoan để gọi đến Thụy Sĩ kiểm tra xem hai tỷ đôla còn yên vị ở đấy hay là biến rồi.
Song hắn lắc đầu. Tư cách là “cố vấn” của hãng Vônpôn sẽ lập tức làm cho hắn bị ngờ vực ngay. Eto quỷ quyệt và đa nghi. Trước hết, cần phải chờ
Italô cho tin tức, nắm chắc rằng bất hạnh đã xảy ra thật với Đôn Giencô. Sau đó, vẫn có đủ thì giờ để đi tìm hiểu... Cầu cho số tiền mặt đó không biến mất khỏi ngân hàng !
Môsê ngán ngẩm nghĩ rằng nếu Gabêlôti không sợ đi máy bay đến thế thì lão đã đến Duyrích cùng Vônpôn để cùng chia sẻ bí mật của họ ở đó rồi. Ô Broi sẽ không bao giờ len được vào quy trình của trận đánh “TROY”. Hẳn, Yudenman sẽ hiện ra như người chiến thắng. Và Italô sẽ không bị thả rông như một con thú dữ cô độc, thừa sức gây ra mọi sự mất mát do đầu óc manh động, cùng những hành động sai trái do thói kiêu căng. Trước khi bắt tay hành sự, không bao giờ gã út nhà Vônpôn hỏi ý kiến ai sất. Cho đến nay, chỉ có lòng kính sợ đối với ông anh cả mới ngăn được hắn phạm vào những việc không thể nào cứu chữa nổi. Hắn chỉ mơ tưởng trò hung bạo, sẵn sàng lợi dụng bất cứ xích mích nào để vung lưỡi tầm sét chiến tranh lên và thanh toán khoản bất đồng từng đối lập - theo ý hắn thì đã kéo quá dài - bản thân gia tộc hắn với gia tộc Gabêlôti.
Rất vất vả, Môsê mới khiến được Italô nhận cho hai vệ sĩ đi theo. Không phải là để bảo vệ gã với kẻ thù, mà là với chính gã. Yudenman chỉ thị dài dài cho Phôncô Môri, Piêtrô Bêlindôna về thái độ chúng phải có khi ông chủ của chúng nổi cơn tam bành. Tất cả những vụ này thật mới đáng nản làm sao.
Khi xe dừng lại, Môsê đang chìm dần trong một đại dương những ý nghĩ u ám, cứ ngồi im lìm một lúc lâu; chẳng thấy cả cánh cửa xe đã được mở ra. Nếu linh cảm không lừa dối hắn thì máu sẽ loang khắp cả ra đây. *
- Vào ông bạn, vào... !
Hôme Clốp bắt chặt tay người khách. Đó là một người trạc bốn mươi tuổi, dáng vẻ trẻ trung tuy mái tóc đã bạc, cắt rất ngắn.
- Ông đi đường suôn sẻ chứ ?
- Rất tốt, cảm ơn.
- Tôi có thể mời ông một ly không ? Uýtxki ?
- Rất hay.
Hôme lấy hai chiếc cốc bạc ở trên giá.
- Ông ngồi... Ông nán lại Duyrích lâu không ?
- Ba giờ nữa tôi đi Đitroi.
- Ngốc. Tôi đã hy vọng giữ ông ở lại ăn tối.
Hôme mở ngăn kéo bàn giấy lấy ra lọ mực Uốttơmơn.
Ông mở nút, rót vào hai chiếc cốc một nước mực sáng màu. - Không, xin đừng ngại, ngay đến cả người Thụy Sĩ cũng không uống được đâu. Đây là một thứ uýtxki Ai len, ba mươi tuổi. ông thử xem... Người tóc bạc ngửi ngửi với vẻ nghi ngại. Ông tên là Menuyn Bốt, lãnh đạo công việc hành chính của Công ty Xe hơi Lục Địa, một xưởng chế xe hơi lập ra sau chiến tranh. Edmông - Luyxiêng Clốp, bố của Hôme và cháu bốn đời của Onoê Clốp, người sáng lập Ngân hàng Thương nghiệp Duyrích đã tham gia tài trợ cho Công ty những ngày đầu tiên. Khi đó, năm 1946, Luyxiêng - Etmông đã góp một suất 20 phần trăm vào vốn ban đầu, bằng với bốn bạn cùng kinh doanh khác : Liên hiệp các ngân hàng Thụy Sĩ, Tín dụng Thụy Sĩ, Ngân hàng Trêđơ Manhattơn và Tơrớt bảo hiểm Morgơn. Nhắm vào ý muốn được đền đáp của những người dự phần vào cuộc tranh chấp, họ đã ủng hộ đến cùng một kíp trẻ các kỹ sư người Mỹ thiết kế kiểu, hăm hở tung ra thị trường một chiếc xe tên tuổi có thể cạnh tranh được với những Rônx Roix và Cadilac.
Chưa đầy mười năm, xưởng thủ công bé nhỏ ba trăm thợ đã trở thành một tổ hợp to lớn sáu nghìn người. Trong thời gian đó, các cổ phần đã nhảy vọt ghê gớm để đạt tới 1200 phần trăm giá trị ban đầu của chúng. Ngân hàng Trêđơ, Tín dụng, Liên hiệp và Morgơn đã rút một phần vốn đem bán đi với giá cao.
Do tình thế, Edmông - Luyxiêng không đụng đến cái ví của mình, đã trở thành người có cổ phần lớn nhất với một phần năm giá trị qua Công ty Xe hơi Lục Địa. Có cái hay mà cũng có cái dở...
- Ông gọi dây nói làm tôi ngạc nhiên. Ông có điều bí mật cần báo mà chỉ có thể nói trực tiếp thôi hả ?
Menuyn Bốt thoáng có một vẻ nhăn nhó, bối rối.
- Lại có một sự cố khác nữa.
Không suy nghĩ, ông đưa cốc cho Clốp và nhận lại một cốc đầy. - Một sự cố khác ?
- Cái thứ bẩy trong mười sáu tháng. Cùng nguyên nhân. Gãy thân tay lái. Cái miệng đỏ hồng, nhỏ nhắn của Hôme hơi nhếch lên.
- Điều tra cho thấy cái gì ?
- Nguyên nhân đã rõ. Một lỗi trong việc tôi thép của những thân tay lái trang bị cho tất cả các xe Bóng Đẹp P9.
- Sao lại tất cả ?
- Thân tay lái làm ở chỗ chúng ta. Chúng ta đã mua lại với giá hạ một kho thép trong ba năm.
- Thay thép đi.
- Thưa ông, đã thay.
- Ông đã khiếu tố người cung cấp thép chưa ?
- Ngay từ hôm đầu, khi bà vợ goá của người lái xe bị chết trong một chiếc P9 quàng lên lưng chúng ta một đội quân luật sư.
- Mụ ta đã thắng ?
- Mụ ta sắp thắng. Chứng minh rằng trách nhiệm của sự cố không hề rơi vào chồng mụ ta mà là do một hư hỏng máy móc thì có khó gì với mụ ta đâu. Chưa hết... Những người thừa kế của sáu người kia cũng đang kiện chúng ta.
- Ông Bốt, theo ông thì ta phải làm gì ?
- Thưa ông, tôi cũng không rõ. Tôi đến đây là để xin ý kiến ông. - Bao nhiêu chiếc Bóng Đẹp P9 hiện đang lưu hành?
- Trên thế giới ? Thưa, 482.326 chiếc.
- Ông có chắc chắn những sự cố đó không phải là thuần tuý tình cờ không ?
- Bảy sự cố vì những lý do như nhau thì không còn là tình cờ nữa, nó đã thành một khuyết tật.
Hôme Clốp thở dài.
- Ai chứng minh với chúng ta là sẽ còn có những sự cố khác nữa ? - Chúng tôi đã đặt câu hỏi này với máy tính. Về mặt thống kê mà nói thì cứ trung bình mười nghìn xe lại có một xe bị gãy thân tay lái. Tức là sẽ có bốn mươi tám sự cố trong số 482.326 chiếc đang lưu hành. - Thật đáng sợ !
- Đây là con số thống kê, thưa ông. Không có gì chứng tỏ trong thực tế các sự cố lại xảy ra. Tôi chỉ báo ông là chúng Có Thể xảy ra mà thôi. - Tôi không cho phép như thế. Chúng ta cần báo trước cho tất cả các chủ xe P9 trên thế giới biết - Ông gợi ý thế nào đây ?
"""