Sheila Webb nghĩ mình đến gặp một quý bà bị mù đợi cô ở nhà số 19 khu Wilbraham Crescent – chứ không phải là gặp một cái xác đàn ông trên sàn nhà. Nhưng khi cô Pebmarsh phủ nhận việc yêu cầu cử cô Sheila Webb đến đây, cũng như không hề sở hữu những chiếc đồng hồ hiện diện xung quanh cái xác, rõ ràng họ cần đến một thám tử tài ba. “Vụ án quá phức tạp nên hẳn nhiên nó phải rất đơn giản,” Hercule Poirot tuyên bố. Nhưng kẻ sát nhân vẫn lộng hành còn thời gian thì cứ trôi đi… Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng với sự kiện Hercules Poirot không hề đến hiện trường xảy ra tội ác hoặc thẩm vấn nhân chứng hay người bị tình nghi. Ông bị thách thức chứng minh rằng có thể giải quyết một vụ án chỉ bằng kinh nghiệm và trí thông minh.*** Một con người có khả năng đấy! – Anh đăm chiêu nói. – Tôi khó biết nổi anh ta muốn đi đến đâu. – Chắc là anh ta không đầu hàng mà sớm hiểu ra. – Bà Tanios đã phôn cho tôi lúc nãy. – Tôi thông báo. – Tôi đã nghĩ thế. Tôi báo cho anh biết lời ủy thác. – Tốt. Mọi sự đang tiến triển như ý. Trong hai mươi bốn giờ nữa, Hastings, chúng ta sẽ được biết chính xác. – Tôi hãy còn lưỡng lự. Ai đúng là kẻ để chúng ta ngờ vực? – Tôi không thể nói người nào anh nghi ngờ, Hastings! Mọi người, lần lượt, tôi đang nghĩ ra hắn! – Đôi khi tôi có cảm giác rằng anh lấy làm thích thú để tôi rơi vào tình trạng không biết đâu mà lần! – Không, không, trò vặt ấy không làm tôi vui lắm đâu! – Tôi không tin là anh chịu bó tay trong việc này. – Tôi đáp. Poirot im lặng, vẻ lo lắng. Tôi hỏi anh: – Anh đang có điều gì, trong lúc này vậy? – Này anh bạn, khi sắp kết thúc một cuộc điều tra hình sự, tôi luôn luôn cảm thấy căng thẳng thần kinh. Có thể điều gì đó sắp xảy ra? – Anh muốn điều gì xảy ra? – Tôi không biết, anh ạ. (Anh nhíu mày và nói thêmTôi cho rằng đã làm hết khả năng… – Trong trường hợp này, hãy quên vụ án này đi và hãy đi đến rạp chiếu bóng, nào, mời anh! – Đúng đấy, Hastings, một ý kiến hay đấy! Chúng tôi có một buổi tối tuyệt vời, mặc dầu tôi đã phạm sai lầm là đưa Poirot đi xem một bộ phim hình sự. Một lời khuyên các bạn đọc rằng: đừng bao giờ đưa một người lính đi xem một vở kịch về chiến tranh, một thủy thủ một vở về hàng hải, một thám tử một vở về hình sự… Hàng tràng dài những câu phê bình của họ sẽ làm các bạn chán ngấy cuộc biểu diễn ấy. Poirot phát hiện ra một ngàn lẻ một chỗ yếu kém về tâm lý của bộ phim và sự thiếu phương pháp và thứ tự của thám tử xuýt làm cho anh phát điên. Khi ra về Poirot còn giải thích cho tôi rằng có thể đã vạch trần điều bí mật ngay ở nửa đầu của cuốn phim đầu. – Vô lý, không thể có phim khá thế đâu, anh Poirot! Poirot phải chấp nhận là tôi có lý. Sáng hôm sau độ hơn chín giờ một chút, tôi đến nhà bạn tôi. Tôi thấy anh đang vừa ăn sáng vừa mở các phong bì của chuyến thư tín. Điện thoại reo. Tôi cầm ống nghe. Một giọng hổn hển nói: – Có phải ông đấy không, ông Poirot? Ồ! Hóa ra là ông, đại úy Hastings? Tôi nghe thấy một thứ tiếng thở dài, và tiếng nức nở. – Có phải bà Lawson đang nói đấy không? – Tôi hỏi. – Vâng, vâng, đã xảy ra một chuyện khủng khiếp. – Cái gì vậy? – Cô ấy đã rời khách sạn Wellington… Tôi muốn nói về Bella. Tôi đã đến đó chiều hôm qua và người ta đã trả lời tôi rằng cô ấy đã đi rồi. Cô ấy cũng không để lại cho tôi một thông tin nào. Không có gì! Thật là lạ! Dù sao, bác sĩ Tanios có lẽ đã có lý. Ông nói về cô ấy bằng một giọng rất dịu dàng, và có vẻ rất buồn đến nỗi tôi phải tự hỏi rằng ông ta đã không thành thực chăng. – Nào, bà Lawson, hãy nói tôi biết điều gì đã xảy ra. Phải chăng chỉ là bà Tanios đã rời khách sạn mà không báo cho bà biết trước? – Ồ không! Nếu như chỉ là thế? Bác sĩ Tanios nói rõ rằng vợ ông ấy không còn nữa… Tóm lại, ông hiểu điều tôi muốn nói… Ông ta gọi bệnh này, là chứng trưng cảm truy bại. – Vâng. Điều gì đã xảy ra vậy? – Ồ! Thật khủng khiếp! Chết trong giấc ngủ… Liều thuốc ngủ quá mạnh! Và những đứa trẻ tội nghiệp! Buồn biết bao! Tôi chỉ biết khóc từ khi tôi biết tin này! – Bà đã biết tin ấy thế nào? Bà hãy kể tôi nghe chi tiết đi. Trong khóe mắt, tôi nhìn thấy Poirot đã ngừng mở các lá thư và đang lắng tai nghe. – Người ta đã gọi tôi qua điện thoại. Từ khách sạn… Khách sạn Coniston. Hình như người ta tìm thấy tên tôi và địa chỉ của tôi trong túi cầm tay của cô ấy. Ồ! Đại úy Hastings, khủng khiếp quá phải không? Những đứa trẻ ấy không còn mẹ nữa! – Hãy nghe tôi. Bà có chắc là đó là một tai nạn không? Đừng nghĩ nhiều đến một vụ tự sát? – Ôi, một ý kiến đáng sợ, đại úy Hastings! Tôi không biết gì cả. Ông có cho đó là một vụ tự sát không? Điều đó sẽ còn kinh khủng hơn! Cô ta có vẻ rất suy sụp… vô lý, tôi cam đoan với ông như vậy. Cô ấy không có khó khăn gì về tiền bạc cả vì tôi đã sẵn sàng chia sẻ với bà ấy… Tôi xin thề với ông về việc đó! Tiểu thư Arundell muốn thế, tôi có tình cảm với bà ấy. Và nghĩ rằng bà ấy có thể sẽ tự sát… Nhưng có thể là không đúng như thế… Những người của khách sạn nói đến một tai nạn. – Bà ấy đã dùng cái gì? – Một loại thuốc ma túy để ngủ. Veronal. Không, đúng hơn là Chloral. Vâng chính là Chloral. Ô, đại úy Hastings, ông có nghĩ… Không quá câu nệ, tôi đặt lại ống nghe và quay sang Poirot. – Bà Tanios… Poirot giơ bàn tay lên. – Phải tôi biết điều anh sắp thông báo cho tôi rồi. Bà ấy đã chết phải không? – Vâng, một liều mạnh thuốc ngủ, thuốc Chloral. Poirot đứng dậy. – Đến đấy, Hastings. Ta đi đến đấy ngay lập tức! – Phải chăng đó là cái kết cục mà anh đã sợ hãi chiều hôm qua? Anh chẳng đã nói rằng vào lúc kết thúc cuộc điều tra hình sự, anh luôn luôn cảm thấy căng thẳng thần kinh đó sao? – Vấn đề là một cái chết khác. – Poirot nói, mặt xị xuống. Trong khi phóng xe đi Euston chúng tôi gần như không nói gì cả. Đến lúc thấy Poirot lắc đầu tôi mới rụt rè hỏi anh: – Anh có nghĩ… Phải chăng là một tai nạn? – Không, Hastings, không. Không phải là một tai nạn. – Làm sao biết? Poirot không trả lời tôi. Cuối cùng chúng tôi đến khách sạn Coniston. Poirot, bỗng có cử chỉ thô bạo, chìa thẻ của mình ra và xông thẳng vào văn phòng giám đốc. Người ta kể lại cho chúng tôi các sự kiện. Một quý bà tên là Peters cùng với hai con đã đến khách sạn hôm qua lúc mười hai giờ rưỡi trưa. Họ ăn lúc một giờ. Lúc bốn giờ, một người đàn ông xuất hiện, mang một mảnh giấy cho bà Peters. Chúng tôi đem giấy lên. Vài phút sau bà ấy đi xuống cùng với hai con và một chiếc va-li. Bà giao các con bà cho người khách, rồi quay lại văn phòng và giải thích rằng bà chỉ lấy một phòng thôi. Bà ấy không có vẻ đặc biệt chán chường, bà hình như cũng khá bình tĩnh. Bà ăn tối lúc bảy giờ rưỡi, và ít phút sau, đi lên phòng mình. Sáng hôm sau lúc cô hầu mang lên cho bà một tách trà, đã thấy bà ấy chết rồi. Một thầy thuốc được gọi đến vội vã, đã tuyên bố rằng bà ấy đã chết trước đó nhiều giờ. Chúng tôi tìm thấy một chai rỗng trên bàn đầu giường của bà ấy. Mọi sự chỉ rằng bà đã uống một loại thuốc ngủ và do lầm lẫn, bà đã dùng một liều quá mạnh. Thầy thuốc bảo rằng đó là Chloral. Không có gì để tin rằng đó là vụ tự sát. Chúng tôi không tìm thấy một lá thư nào cả. Khi lục lọi các đồ riêng của bà để báo cho gia đình, chúng tôi tìm thấy trong một cái túi cầm tay có tên và địa chỉ của bà Lawson chúng tôi đã báo cho bà này qua điện thoại. Poirot hỏi người ta không tìm thấy gì về mặt thư từ và giấy tờ… Chẳng hạn, lá thư được mang đến bởi người đàn ông đã đến tìm bọn trẻ. Người đối thoại đáp: không một tờ giấy thuộc bất kỳ loại nào được tìm thấy trong phòng cả, nhưng người ta thấy trong lò sưởi một đống giấy tờ đã cháy. Trong chừng mực mà người ta có thể khẳng định thì bà Peters không tiếp bất kỳ ai cả trừ người đàn ông đến mang các con bà đi. Bản thân tôi hỏi người gác cổng về dấu hiệu nhận dạng của người này, nhưng anh ta cho tôi biết một chân dung cũng khá mờ nhạt: vóc tầm thước, tóc vàng hoe, dáng vẻ một người lính, không có gì đặc biệt lắm trên thân thể. – Đó không phải là Tanios. – Tôi nói thầm với Poirot. – Hastings thân mến ơi! Anh có thật sự tin rằng bà Tanios sau biết bao khó nhọc mới mang đi được bọn trẻ khỏi bố chúng, lại ngoan ngoãn trả chúng lại cho ông ấy mà không than khóc cũng không phản đối gì cả ư? Không! Không đâu! – Vậy thì người này là ai? – Rõ ràng là một người nào đó đã có thể chiếm được niềm tin của bà Tanios, hay đúng hơn là một người nào đó được một người thứ ba có tín nhiệm của bà Tanios phái đến. Tư cách pháp nhân của người đến mang bọn trẻ nhà Tanios đi không quan trọng lắm. Tác nhân gây án thực sự hãy còn trong bóng tối. – Và mảnh giấy là của người thứ ba ấy à? – Phải. – Một người nào đó được bà Tanios tín nhiệm ư? – Nhất định là thế. – Và mảnh giấy bị cháy thì sao? – Phải, có thể là bà ấy có lệnh là phải đốt nó đi. – Còn bản tóm tắt vụ án mà anh đã đưa cho bà ấy thế nào? Poirot trả lời tôi, vẻ trịnh trọng: – Cũng đã đốt rồi. Nhưng toàn bộ việc ấy không có gì quan trọng cả. – A! Sao thế? – Vì tất cả còn lưu giữ trong đầu Hercule Poirot. Anh nắm vội cánh tay tôi. – Đi thôi! Hastings, hãy rời khỏi khách sạn này. Ta hãy để lại những người đã chết để ta săn sóc đến người đang sống. Họ đòi hỏi chúng ta phải hết sức cảnh giác.