Khúc Quanh Của Dòng Sông

Khúc Quanh Của Dòng Sông

Tác giả:
Thể Loại: Tiểu Thuyết Phương Tây
Nguồn: https://thuviensach.vn
PDFĐỌC ONLINE

Cuốn sách miêu tả những vết thương lâu năm, khó lành lẫn vết thương mới của một châu Phi ngây thơ và già cỗi, có độc lập rồi vẫn còn nguyên mặc cảm tự ti. Ở một khúc quanh mới trong kỷ nguyên tự trị, cay đắng thay, châu Phi ngơ ngác tìm kiếm những hình bóng cũ châu Âu, nơi đã giam hãm mình trong nhiều thế kỷ nô lệ thuộc địa. Salim từ vùng biển phía Đông châu Phi đi sâu vào lục địa, đến một thành phố nằm bên khúc quanh của một dòng sông lớn, để tìm cách kinh doanh, để tìm kiếm chỗ đứng cho mình trong thế giới và để tìm hiểu bản thân mình. Ở thành phố đó, Salim phải sống trong bầu không khí ngột ngạt của một chế độ hậu thực dân, bàng hoàng trước nền độc lập lạ lẫm, loay hoay không biết phải bắt đầu từ đâu, chủ động hay thụ động trước những biến chuyển, và bạo loạn chắc chắn sẽ xảy ra. Anh tiếp xúc với người dân bản địa, như cô Zabeth và đứa con trai Ferdinand, như cặp vợ chồng Mahesh và Shoba… Anh tìm hiểu thành phố, từ Quảng trường đến trường Trung học, từ khách sạn Van der Wyeden đến bến tàu…Rồi không gian được mở rộng ra với việc xây dựng Khu mới bên ngoài thành phố, sự xuất hiện trở lại của người da trắng, sự thay da đổi thịt của giới trẻ châu Phi, sự biến động chính trị của vị Tổng thống vĩ đại. Không gian được tiếp tục mở rộng khi Indra, người bạn thời thơ ấu của Salim xuất hiện, thoạt tiên trong hào quang của một người học ở Oxford về, sau đó dưới hình dạng thảm hại của một kẻ hoang mang trước tất cả, không chắc chắn về điều gì hết. Không gian còn mở rộng tới châu Âu, nhưng đến đó thì Salim đã hiểu ra mình không thể chạy thoát những ràng buộc vô hình. Thế giới dù rộng lớn vẫn không có chỗ cho anh, anh vẫn phải đóng đinh vào cái thành phố bên khúc quanh của dòng sông.*** Vidiadhar Surajprasad Naipaul mang quốc tịch Anh, sinh năm 1932 ở Chaguanas gần Port of Spain thuộc Trinidad, trong một gia đình di cư từ miền Bắc Ân Độ, song không ít tác phẩm của ông lại lấy bối cảnh Châu Phi. Con người V.S. Nailpaul bao gồm nhiều nền văn hóa, cuộc đời ông trải rộng trên cả bốn châu lục lớn – ông từng du lịch khắp Châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Sự đa dạng đó khiến Naipaul luôn băn khoăn về vị trí, gốc gác của mình. Khi còn trẻ ông đã từng chán nản với sự nghèo nàn về tinh thần ở Trinidad, bỏ sang Anh học đại học, nhưng khi đã định cư tại đó ông lại thấy mình không thể hòa đồng được với lối sống bản địa, trong khi đó dòng máu Án Độ vẫn chảy mạnh trong huyết quản. V.S. Naipaul, với tư cách nhà văn, thường đặt ra những câu hỏi về đa dạng văn hóa, đặc tính tâm lý phức tạp của các nhóm và tộc người, sự hòa trộn và đặc điểm tiêu biểu không thể nhầm lẫn, cả đến những mặc cảm mang tính bộ tộc, dân tộc… tất cả đều được miêu tả kỹ lưỡng và tinh tế trong Khúc quanh của dòng sông. V.S.Naipaul bắt đầu cầm bút từ rất sớm, sau khi học xong Universtity College of Oxford. Cả đời ông gần như không làm công việc nào khác ngoài viết văn. Sau tiểu thuyết đầu tay, The Mystic Masseur (Người thợ mát xa bí ẩn – 1957, Naipaul trở nên nổi tiếng với cuốn A House for Mr. Biswas (ngôi nhà của ngài Biswas – 1961, tiểu thuyết thứ nhất của ông. Những tác phẩm đầu tay này thường lấy bối cảnh vùng Tây Ấn, sau đó Naipaul mở rộng địa lý văn chương của mình, hướng tới chủ đề hậu thuộc địa nóng bỏng, nhất là tại châu Phi. Hai tiểu thuyết của ông về đề tài này là Guerillas và nhất là A bend in the River, một phẫu thuật tài tình trưng bày những ung nhọt, từ các vết thương lâu năm khó lành lẫn các vết thương mới của châu Phi già nua mà ngây thơ, đã giành được độc lập nhưng vẫn còn nguyên vẹn mặc cảm nô lệ – tự ti và thấp kém. Lẫn trong sự miêu tả tinh vi, thấu đáo là một niềm thương cảm kín đáo, một day dứt cho số phận một châu lục đang trong giai đoạn bế tắc. Việc ông giành được giải Nobel văn chương năm 2001 (chưa kể trước đó 30 năm, ông đã đoạt giải Booker 1971không nằm ngoài dự đoán của các nhà nghiên cứu văn học thế giới. Naipaul đã đóng góp to lớn cho một dòng văn học đau đớn nhưng có ích, dòng văn học nhìn trực diện vào các xã hội lạc lõng giữa thế giới, đứng bên lề sự phát triển chung và còn lâu năm nữa mới thoát được vũng lầy đó.*** Công dân Théotime đến vào buổi sáng, mắt đỏ mọng và trông như bị tra tấn, lơ lửng với ly bia uống vào bữa sáng, với vài quyển truyện cười hoặc tiểu thuyết minh hoạ bằng ảnh để giết thời gian ở văn phòng. Có một hệ thống trao đổi tạp chí không chính thức ở thị trấn. Théo luôn luôn có cái gì mới để xem. Và thật lạ, những truyện cười hoặc tiểu thuyết – ảnh của ông ta, lăn lóc, đã khiến ông ta có cái vẻ bận rộn, giống như những thương gia khi ông ta đến cửa hiệu. Ông ta đi thẳng vào phòng kho, và có thể ở lại đó không hề đi ra suốt cả buổi sáng. Thoạt tiên tôi nghĩ bởi vì ông ta muốn không bị quấy rầy. Nhưng rồi tôi hiểu không phải vậy. Ông ta thích ở trong phòng kho tối tăm chẳng làm việc gì cụ thể, chỉ nhìn vào những quyển tạp chi của mình trong khi tâm trạng say sưa lan toả con người ông ta. Sau đó khi ông ta đã thoải mái và bớt rụt rè hơn với tôi, cuộc sống trong căn phòng kho trở nên phong phú hơn. Ông bắt đầu có đàn bà đến viếng thăm. Ông thích họ nhìn thấy ông thực sự là một directeur – giám đốc – với một nhân viên và một văn phòng, và điều đó cũng làm những người đàn bà thích thú. Một chuyến viếng thăm có thể mất cả một buổi chiều, mà chỉ là Théotime và người đàn bà chuyện gẫu theo cách người ta vẫn chuyện gẫu khi đang trú mưa – với những lần dừng lại rằng lâu và những cái nhìn thôi miên dài theo những hướng khác nhau. Đó là một cuộc sống dễ dàng với Théotime, dễ dàng hơn bất cứ gì ông ta có thể tưởng tượng khi còn là một thợ máy ở sở y tế. Nhưng khi ông ta có được sự tự tin, và không còn sợ hãi việc Tổng thống lại sẽ tước mất cửa hiệu từ tay ông ta, ông ta trở nên khó tính. Ông ta bắt đầu nghĩ rằng là một directeur ( Giám đốcmà không có xe thì không thể được. Có lẽ một người đàn bà nào đó đã khiến ông ta nghĩ vậy, hoặc có thể là tấm gương từ những người chủ Nhà nước khác, hoặc có thể là điều gì đó ông ta rút được từ những cuốn truyện cười. Tôi có một chiếc xe, ông ta bắt đầu hỏi mượn tôi, và rồi đòi tôi chở ông ta đi đây đó khỏi nhà và về nhà. Tôi có thể từ chối. Nhưng tôi tự nhủ đó là một việc nhỏ để làm ông ta trật tự. Những lần đầu tiên ông ta ngồi hàng ghế trên, rồi ông ta chuỷên xuống ngồi hàng ghế sau. Đó là công việc bốn-lần-một-ngày. Ông ta không im lặng được lâu. Có thể là do tôi tỏ ra thoải mái, chỉ mong muốn không bị làm nhục. Théotime tìm thấy những cách mới để tự thể hiện mình. Giờ đây điều rắc rối là ông ta không biết phải làm gì. Ông ta có thể thích sống bên ngoài vai trò thực của mình – chiếm đoạt sự điều hành của cửa hiệu, hoặc cảm thấy (trong khi vẫn vui thú với cuộc sống trong nhà khorằng ông ta đang điều hành cửa hiệu. Dù vậy ông ta cũng biết rằng ông ta chẳng biết gì cả, ông ta biết rằng tôi biết ông ta không biết gì cả, và ông ta giống như một người giận dữ với sự không biết gì của mình. Ông ta lặp đi lặp lại một vài trò. Ông ta say sưa, tức tối và đe doa, và là một kiểu tức tối có tính toán như là một quan chức đã quyết định phải malin. Thật là lạ. Ông ta muốn tôi công nhận ông ta là chủ. Và cùng lúc ông ta lại muốn tôi phải đoái hoài đến ông ta, một người đàn ông không được giáo dục. Ông ta muốn có cả sự kính trọng lẫn sự bao dung của tôi, thậm chí cả lòng thương xót của tôi. Nhất là khi ông ta muốn tôi cư xử như một thuộc hạ và ủng hộ ông ta. Nếu như đáp lại, tôi làm vậy, nếu tôi mang một thứ giấy tờ đơn giản nào đó của cửa hiệu đến cho ông ta, quyền lực của ông ta hẳn là sẽ có thật lắm. Ông ta thêm điều đó vào ý tưởng về vai trò của mình, và ông ta có thể sử dụng quyền lực đó sau này để nặn ra một sự nhượng bộ. Như là ông ta đã làm với chiếc xe. Còn tệ hơn là làm việc với một quan chức malin. Vị quan chức vờ như bị xúc phạm – và gào vào bạn, chẳng hạn, rụt tay khỏi bàn ông ta – chỉ đơn giản là đòi tiền mà thôi. Théotime, nhanh chóng chuỷên từ một sự tự tin đơn giản vào vai trò của mình đến chỗ hiểu ra sự vô dụng của mình, muốn bạn phải vờ coi ông ta là một kiểu người khác. Điều này không có gì đáng buồn cười. Tôi đã giải quyết nó để được yên tĩnh với việc riêng của mình, để đặt đầu óc vào mục tiêu riêng của mình. Nhưng thật không dễ để có thể được yên ổn. Cửa hiệu trở thành một nơi thật đáng ghét với tôi. Còn tệ hơn với Metty. Những công việc nhỏ nhặt nó làm cho Théotime thoạt tiên đã trở thành những việc nó bị đòi hỏi phải làm và bị nhân lên rất nhiều. Théotime bắt đầu bắt Metty đi làm những công việc lặt vặt rất đáng ngán. Buổi tối muộn, khi nó trở về nhà sau khi ở chỗ gia đình nó, Metty vào phòng tôi và nói “Cháu không chịu được nữa rồi, patron. Rồi một ngày cháu sẽ làm điều gì đó khủng khiếp. nếu Théo không chịu dừng lại, cháu sẽ giết lão. Cháu thà cày cuốc ở ngoài đồng còn hơn là làm người hầu cho lão”.

Nguồn: https://thuviensach.vn