Đón đầu xu hướng

Đón đầu xu hướng

Tác giả:
Thể Loại: Tâm Lý - Kỹ Năng Sống
Nguồn:
EPUBMOBIPDFAZW3ĐỌC ONLINE

Người làm công việc sàng lọc có nền tảng học vấn khác nhau.

Có người học hội họa và thiết kế. Có người học lịch sử hoặc nhân chủng học. Có người qua đào tạo bài bản và có bằng cấp nhưng có người chỉ là do đam mê như Herbert và Dorothy Vogel. Dù cho nền tảng học vấn là gì đi nữa thì họ đều có những thói quen giống nhau giúp họ trở thành bậc thầy trong việc thêm ý nghĩa vào những vật được sưu tập.

Công việc sàng lọc không đòi hỏi bạn phải là chuyên gia hay nhà nghiên cứu hay học giả gì cả. Học được năm thói quen này sẽ giúp bạn phát huy sức mạnh của sàng lọc để giúp bạn khám phá các ý tưởng hay hơn và sử dụng các ý tưởng đó để phát triển óc quan sát sắc sảo hơn về hiện tại đang thay đổi nhanh chóng.

TÒ MÒ – luôn muốn biết tại sao và luôn tìm cách tìm hiểu thêm về thế giới và cải thiện kiến thức của bạn bằng cách tìm hiểu thông tin và đặt câu hỏi.

QUAN SÁT – học cách nhìn ra các chi tiết nhỏ trong các câu chuyện và hoạt động mà người khác có thể bỏ qua hoặc không thấy quan trọng.

THAY ĐỔI LIÊN TỤC – chuyển từ ý tưởng này sang ý tưởng khác mà không vấn vương gì, hình thành định kiến sâu hoặc phân tích trên mức cần thiết từng ý tưởng ở hiện tại.

NGHĨ KỸ – dành đủ thời gian để phát triển một quan điểm có ý nghĩa và kiên nhẫn xem xét các quan điểm thay thế trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về một ý tưởng.

TINH TẾ – tìm những cách đẹp đẽ để mô tả các ý tưởng giúp tổng hợp các khái niệm rời rạc theo một cách đơn giản và dễ hiểu.

Trong 5 năm qua, tôi đã chia sẻ và dạy những thói quen này tại các hội thảo và lớp học dành cho các nhà quản trị doanh nghiệp, doanh nhân khởi nghiệp và sinh viên đại học. Tôi đã học được một điều đơn giản từ trải nghiệm này: tất cả chúng ta đều có khả năng tự nhiên học những kỹ năng này. Cái khó là bạn học cách áp dụng những kỹ năng này như thế nào.

Để biết rõ hơn, chúng ta hãy xem xét kỹ hơn từng kỹ năng một và một vài cách dễ áp dụng để học cách sử dụng những kỹ năng này.

Làm thế nào để tò mò

Bjarni Herjulfsson lẽ ra đã là một trong những nhà thám hiểm nổi tiếng nhất trong thời của ông.Thay vào đó, cuộc đời ông đã trở thành một câu chuyện cảnh báo về mối nguy hại của việc thiếu trí tò mò. Năm 986, ông giong buồm từ Na Uy cùng một đoàn thủy thủ đi tìm Greenland. Bị gió mạnh thổi trệch khỏi đường đi, con thuyền của ông trở thành con thuyền châu Âu đầu tiên trong lịch sử nhìn thấy Bắc Mỹ.
Mặc cho thủy thủ đoàn van xin dừng lại, Herjulfsson từ chối và lái thuyền trở về đường đi đã định và cuối cùng đã tìm ra Greenland. Nhiều năm sau, ông kể lại câu chuyện này cho một người bạn tên là Leif Erikson. Anh bạn này nghe rất thích, bèn mua lại thuyền của Herjulfsson và tự mình ra biển.
Như nhiều người trong số chúng ta đã học ở trường tiểu học, Leif Erikson giờ được nhiều người nhớ tới là người châu Âu đầu tiên đặt chân lên Bắc Mỹ–gần 500 năm trước Christopher Columbus. Câu chuyện của Herjulfsson minh họa cho một trong những sự thật thú vị nhất về trí tò mò (hay thiếu trí tò mò): tò mò là một điều kiện tiên quyết dẫn đến khám phá.

Có trí tò mò hơn nghĩa là đặt ra câu hỏi tại sao mọi việc lại xảy ra như vậy và xử lý các tình huống hay chủ đề không quen thuộc với một thái độ ngạc nhiên, ngưỡng mộ.

Là con người ai sinh ra cũng có tính tò mò. Thách thức là bạn phải liên tục tìm cách khám phá trí tò mò của mình mà không để cho nó phân tán tư tưởng mình.
Khi đầu bếp và nhà tiên phong ẩm thực nổi tiếng Ferran Adrià được hỏi là ông thích ăn gì trong bữa sáng, câu trả lời của ông rất đơn giản: “Tôi thích mỗi ngày ăn một loại hoa quả khác nhau”.
Hãy tưởng tượng bạn có thể thực hiện được ý tưởng đó không.
Một trong những đặc điểm của tò mò là lúc nào cũng muốn biết về mọi thứ để có kiến thức rộng lớn hơn về thế giới, kể cả nếu kiến thức đó chưa hẳn là đã có tác dụng ngay lập tức.

Dưới đây là một vài cách để làm điều này:
LỜI KHUYÊN TỪ CUỘC SỐNG THỰC TẾ (3 CÁCH ĐỂ TRỞ NÊN TÒ MÒ HƠN TRONG HÔM NAY)

Có thể bạn thích sách  Những Việc Cần Làm Trong Đời Người

Xem “truyền thông có não” – Điều đáng buồn là chúng ta bị bao vây bởi cái mà tôi gọi là “truyền thông không có não”, trong đó có các chương trình truyền hình thực tế nói về những người vô duyên làm những điều chẳng hay ho gì (đôi khi trên các hòn đảo, đôi khi trong sân sau nhà chúng ta). Tuy đôi khi có tính giải trí song truyền thông không có não cũng khuyến khích chúng ta sống như thực vật thay vì phát huy trí tò mò. Trí tò mò được kích thích cao độ khi chúng ta xem “truyền thông có não” chẳng hạn như một bộ phim tài liệu ngắn hoặc một cuộc nói chuyện dài 17 phút tràn đầy cảm hứng trên trang TED.com.

Đồng cảm với tạp chí – Trí tò mò đến từ việc nhìn thế giới qua con mắt người khác, kể cả nếu điều đó làm cho bạn cảm thấy không thoải mái. Tôi thường sử dụng các tạp chí chuyên ngành để tìm hiểu về những lĩnh vực mình không quen thuộc. Chỉ cần bước vào gian tạp chí của một cửa hàng sách hoặc vào trang www.magazines.com là bạn sẽ có cả núi lựa chọn. Chẳng hạn, The Progressive Farmer (Nhà nông tiến bộ), Model Railroader (Công nhân đường sắt kiểu mẫu)và House Beautiful (Nhà đẹp) là ba tạp chí về các chủ đề khác hẳn nhau. Lật xem các câu chuyện, các trang quảng cáo, các tấm ảnh chụp trong mỗi tờ tạp chí, bạn sẽ được bứng ra khỏi thế giới của mình nhanh hơn khi bạn tham gia một hoạt động mì ăn liền nào.

Hỏi những câu hỏi lớn – Vài tháng trước, tôi được mời tới nói chuyện tại một sự kiện cho ngành công nghiệp sơn. Đó là một ngành công nghiệp tôi biết rất ít và do đó thật dễ dàng tôi chỉ cần có mặt, đứng lên nói rồi ra về. Thay vào đó, tôi ở lại và đi quanh gian triển lãm và hỏi. Trong vòng chưa đầy 30 phút, tôi đã hiểu cách người ta pha chế sơn như thế nào, các loại phụ gia thường dùng là gì. Tôi được nghe người ta kể về cuộc tranh cãi trong ngành về sử dụng bình đựng sơn bằng nhựa hay bằng thép. Tôi cũng được nghe về các hệ thống phối màu sơn được vi tính hóa. Lý do duy nhất tôi biết được những điều này là vì tôi đã quyết định ở lại sau khi nói chuyện xong và đặt ra nhiều câu hỏi hơn thay vì đi con đường dễ và chuồn khỏi sự kiện thật sớm.

ĐỌC GÌ?

Truyện lịch sử – Bất cứ tác phẩm hư cấu lịch sử nào được được truyền cảm hứng từ một nhà văn người đã tìm ra một câu chuyện trong lịch sử đáng để kể lại và chia sẻ với thế giới. Sự tò mò này khiến những cuốn sách như The Devil in the White City (Con quỷ ở thành phố màu trắng) của tác giả Erik Larsen nói về vụ án mạng tại Hội chợ Thế giới ở Chicago năm 1983 hay cuốn The Professor And the Madman (Vị giáo sư và gã điên) của tác giả Simon Winchester nói về việc tạo ra cuốn Oxford English Dictionary (Từ điển tiếng Anh Oxford) trở thành những công cụ tuyệt vời để người đọc suy nghĩ về thế giới theo những cách thức mới và độc đáo.

Tuyển tập – Có rất nhiều cuốn sách tập hợp lại các câu chuyện có thật hay các bài luận để giúp bạn suy nghĩ về các chủ đề mới và thú vị. Một tuyển tập các chủ đề và câu chuyện ngắn đôi khi dễ kích thích trí tò mò của bạn hơn nhiều so với một cuốn sách dài. Ví dụ, xê ri This Will Make You Smarter (Cái này sẽ làm bạn thông minh hơn) do John Brockman biên tập hay bất cứ cuốn sách nào của người lập ra blog You Are Not So Smart (Bạn không thông minh lắm) và người hâm mộ môn tâm lý học David McRaney là mẩu chuyện nhỏ dễ đọc, hoàn hảo để kích thích trí tò mò người đọc mà không đòi hỏi phải đầu tư quá nhiều thời gian.

Mã hàng 8936037797502
Tên Nhà Cung Cấp Thái Hà
Tác giả Rohit Bhargava
NXB NXB Lao Động
Trọng lượng (gr) 500
Kích Thước Bao Bì 15.5×24
Số trang 296
Hình thức Bìa Mềm
Sản phẩm bán chạy nhất Top 100 sản phẩm Phân Tích Kinh Tế bán chạy của tháng
Giá sản phẩm trên Fahasa.com đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như Phụ phí đóng gói, phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh,…
Chính sách khuyến mãi trên Fahasa.com không áp dụng cho Hệ thống Nhà sách Fahasa trên toàn quốc

Đón Đầu Xu Hướng
Người làm công việc sàng lọc có nền tảng học vấn khác nhau.

Có thể bạn thích sách  Nguyên lý 80/20

Có người học hội họa và thiết kế. Có người học lịch sử hoặc nhân chủng học. Có người qua đào tạo bài bản và có bằng cấp nhưng có người chỉ là do đam mê như Herbert và Dorothy Vogel. Dù cho nền tảng học vấn là gì đi nữa thì họ đều có những thói quen giống nhau giúp họ trở thành bậc thầy trong việc thêm ý nghĩa vào những vật được sưu tập.

Công việc sàng lọc không đòi hỏi bạn phải là chuyên gia hay nhà nghiên cứu hay học giả gì cả. Học được năm thói quen này sẽ giúp bạn phát huy sức mạnh của sàng lọc để giúp bạn khám phá các ý tưởng hay hơn và sử dụng các ý tưởng đó để phát triển óc quan sát sắc sảo hơn về hiện tại đang thay đổi nhanh chóng.

TÒ MÒ – luôn muốn biết tại sao và luôn tìm cách tìm hiểu thêm về thế giới và cải thiện kiến thức của bạn bằng cách tìm hiểu thông tin và đặt câu hỏi.

QUAN SÁT – học cách nhìn ra các chi tiết nhỏ trong các câu chuyện và hoạt động mà người khác có thể bỏ qua hoặc không thấy quan trọng.

THAY ĐỔI LIÊN TỤC – chuyển từ ý tưởng này sang ý tưởng khác mà không vấn vương gì, hình thành định kiến sâu hoặc phân tích trên mức cần thiết từng ý tưởng ở hiện tại.

NGHĨ KỸ – dành đủ thời gian để phát triển một quan điểm có ý nghĩa và kiên nhẫn xem xét các quan điểm thay thế trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về một ý tưởng.

TINH TẾ – tìm những cách đẹp đẽ để mô tả các ý tưởng giúp tổng hợp các khái niệm rời rạc theo một cách đơn giản và dễ hiểu.

Trong 5 năm qua, tôi đã chia sẻ và dạy những thói quen này tại các hội thảo và lớp học dành cho các nhà quản trị doanh nghiệp, doanh nhân khởi nghiệp và sinh viên đại học. Tôi đã học được một điều đơn giản từ trải nghiệm này: tất cả chúng ta đều có khả năng tự nhiên học những kỹ năng này. Cái khó là bạn học cách áp dụng những kỹ năng này như thế nào.

Để biết rõ hơn, chúng ta hãy xem xét kỹ hơn từng kỹ năng một và một vài cách dễ áp dụng để học cách sử dụng những kỹ năng này.

Làm thế nào để tò mò

Bjarni Herjulfsson lẽ ra đã là một trong những nhà thám hiểm nổi tiếng nhất trong thời của ông.Thay vào đó, cuộc đời ông đã trở thành một câu chuyện cảnh báo về mối nguy hại của việc thiếu trí tò mò. Năm 986, ông giong buồm từ Na Uy cùng một đoàn thủy thủ đi tìm Greenland. Bị gió mạnh thổi trệch khỏi đường đi, con thuyền của ông trở thành con thuyền châu Âu đầu tiên trong lịch sử nhìn thấy Bắc Mỹ.
Mặc cho thủy thủ đoàn van xin dừng lại, Herjulfsson từ chối và lái thuyền trở về đường đi đã định và cuối cùng đã tìm ra Greenland. Nhiều năm sau, ông kể lại câu chuyện này cho một người bạn tên là Leif Erikson. Anh bạn này nghe rất thích, bèn mua lại thuyền của Herjulfsson và tự mình ra biển.
Như nhiều người trong số chúng ta đã học ở trường tiểu học, Leif Erikson giờ được nhiều người nhớ tới là người châu Âu đầu tiên đặt chân lên Bắc Mỹ–gần 500 năm trước Christopher Columbus. Câu chuyện của Herjulfsson minh họa cho một trong những sự thật thú vị nhất về trí tò mò (hay thiếu trí tò mò): tò mò là một điều kiện tiên quyết dẫn đến khám phá.

Có trí tò mò hơn nghĩa là đặt ra câu hỏi tại sao mọi việc lại xảy ra như vậy và xử lý các tình huống hay chủ đề không quen thuộc với một thái độ ngạc nhiên, ngưỡng mộ.

Là con người ai sinh ra cũng có tính tò mò. Thách thức là bạn phải liên tục tìm cách khám phá trí tò mò của mình mà không để cho nó phân tán tư tưởng mình.
Khi đầu bếp và nhà tiên phong ẩm thực nổi tiếng Ferran Adrià được hỏi là ông thích ăn gì trong bữa sáng, câu trả lời của ông rất đơn giản: “Tôi thích mỗi ngày ăn một loại hoa quả khác nhau”.
Hãy tưởng tượng bạn có thể thực hiện được ý tưởng đó không.
Một trong những đặc điểm của tò mò là lúc nào cũng muốn biết về mọi thứ để có kiến thức rộng lớn hơn về thế giới, kể cả nếu kiến thức đó chưa hẳn là đã có tác dụng ngay lập tức.

Dưới đây là một vài cách để làm điều này:
LỜI KHUYÊN TỪ CUỘC SỐNG THỰC TẾ (3 CÁCH ĐỂ TRỞ NÊN TÒ MÒ HƠN TRONG HÔM NAY)

Có thể bạn thích sách  Nghệ Thuật Tư Duy Ngược Dòng PDF EPUB

Xem “truyền thông có não” – Điều đáng buồn là chúng ta bị bao vây bởi cái mà tôi gọi là “truyền thông không có não”, trong đó có các chương trình truyền hình thực tế nói về những người vô duyên làm những điều chẳng hay ho gì (đôi khi trên các hòn đảo, đôi khi trong sân sau nhà chúng ta). Tuy đôi khi có tính giải trí song truyền thông không có não cũng khuyến khích chúng ta sống như thực vật thay vì phát huy trí tò mò. Trí tò mò được kích thích cao độ khi chúng ta xem “truyền thông có não” chẳng hạn như một bộ phim tài liệu ngắn hoặc một cuộc nói chuyện dài 17 phút tràn đầy cảm hứng trên trang TED.com.

Đồng cảm với tạp chí – Trí tò mò đến từ việc nhìn thế giới qua con mắt người khác, kể cả nếu điều đó làm cho bạn cảm thấy không thoải mái. Tôi thường sử dụng các tạp chí chuyên ngành để tìm hiểu về những lĩnh vực mình không quen thuộc. Chỉ cần bước vào gian tạp chí của một cửa hàng sách hoặc vào trang www.magazines.com là bạn sẽ có cả núi lựa chọn. Chẳng hạn, The Progressive Farmer (Nhà nông tiến bộ), Model Railroader (Công nhân đường sắt kiểu mẫu)và House Beautiful (Nhà đẹp) là ba tạp chí về các chủ đề khác hẳn nhau. Lật xem các câu chuyện, các trang quảng cáo, các tấm ảnh chụp trong mỗi tờ tạp chí, bạn sẽ được bứng ra khỏi thế giới của mình nhanh hơn khi bạn tham gia một hoạt động mì ăn liền nào.

Hỏi những câu hỏi lớn – Vài tháng trước, tôi được mời tới nói chuyện tại một sự kiện cho ngành công nghiệp sơn. Đó là một ngành công nghiệp tôi biết rất ít và do đó thật dễ dàng tôi chỉ cần có mặt, đứng lên nói rồi ra về. Thay vào đó, tôi ở lại và đi quanh gian triển lãm và hỏi. Trong vòng chưa đầy 30 phút, tôi đã hiểu cách người ta pha chế sơn như thế nào, các loại phụ gia thường dùng là gì. Tôi được nghe người ta kể về cuộc tranh cãi trong ngành về sử dụng bình đựng sơn bằng nhựa hay bằng thép. Tôi cũng được nghe về các hệ thống phối màu sơn được vi tính hóa. Lý do duy nhất tôi biết được những điều này là vì tôi đã quyết định ở lại sau khi nói chuyện xong và đặt ra nhiều câu hỏi hơn thay vì đi con đường dễ và chuồn khỏi sự kiện thật sớm.

ĐỌC GÌ?

Truyện lịch sử – Bất cứ tác phẩm hư cấu lịch sử nào được được truyền cảm hứng từ một nhà văn người đã tìm ra một câu chuyện trong lịch sử đáng để kể lại và chia sẻ với thế giới. Sự tò mò này khiến những cuốn sách như The Devil in the White City (Con quỷ ở thành phố màu trắng) của tác giả Erik Larsen nói về vụ án mạng tại Hội chợ Thế giới ở Chicago năm 1983 hay cuốn The Professor And the Madman (Vị giáo sư và gã điên) của tác giả Simon Winchester nói về việc tạo ra cuốn Oxford English Dictionary (Từ điển tiếng Anh Oxford) trở thành những công cụ tuyệt vời để người đọc suy nghĩ về thế giới theo những cách thức mới và độc đáo.

Tuyển tập – Có rất nhiều cuốn sách tập hợp lại các câu chuyện có thật hay các bài luận để giúp bạn suy nghĩ về các chủ đề mới và thú vị. Một tuyển tập các chủ đề và câu chuyện ngắn đôi khi dễ kích thích trí tò mò của bạn hơn nhiều so với một cuốn sách dài. Ví dụ, xê ri This Will Make You Smarter (Cái này sẽ làm bạn thông minh hơn) do John Brockman biên tập hay bất cứ cuốn sách nào của người lập ra blog You Are Not So Smart (Bạn không thông minh lắm) và người hâm mộ môn tâm lý học David McRaney là mẩu chuyện nhỏ dễ đọc, hoàn hảo để kích thích trí tò mò người đọc mà không đòi hỏi phải đầu tư quá nhiều thời gian.

Nguồn: