Steven Johnson đích thực là chuyên gia bậc thầy của lịch sử ý tưởng. Trong cuốn sách này, ông chỉ tập trung vào sáu công nghệ và khám phá các phân nhánh của chúng, cả mặt tốt lẫn không tốt. Ông đã tạo ra biểu trưng hình ảnh chim ruồi cho các loại hình phát minh mà mình quan tâm: sự đồng tiến hóa của hoa và côn trùng – kẻ không mời từ một trật tự sáng tạo khác. Cuốn sách này là tập hợp đầy đủ những “phát minh chim ruồi” hoàn toàn bất ngờ. Sáu chủ đề được đưa ra là: Thủy tinh, Làm lạnh, Âm thanh, Làm sạch, Thời gian, Ánh sáng.
Có những câu chuyện nhà phát minh không nhận ra phạm vi thực sự khám phá của mình, như Édouard-Léon Scott de Martinville, người vào năm 1850 đã phát minh ra máy ký âm nhưng không có thiết bị phát lại. Ông tin rằng, ngày nào đó chúng ta sẽ giải mật chúng như cách đọc nốt nhạc. Máy quét sóng siêu âm được phát triển dựa trên thiết bị tìm kiếm tàu đắm Titanic. Nhiều năm sau, công nghệ lại kết hợp với chính sách một con của Trung Quốc để tạo thành sự mất cân bằng giới tính khốc liệt trong xã hội trọng nam. Các chủ đề và hướng tiếp cận của Johnson được lựa chọn đều gây sự khâm phục đáng kinh ngạc. Một trong số đó là chuyện vào thập niên 1850, 1860, cả thành phố Chicago được nâng lên bằng kích vít để đặt hệ thống ống cống ngầm.
Phương pháp mạnh bạo này vô cùng cần thiết vì Chicago rất phẳng; không có độ dốc tự nhiên để thoát nước và thành phố, trung tâm buôn bán thịt náo nhiệt miền trung tây, điều táo bạo cần thiết để giải vây thành phố khỏi rác thải độc hại. Chicago một lần nữa lại xuất hiện ở chương “Làm lạnh”: đó là đường ô tô ray cho xe đông lạnh chờ thịt từ đồng bằng đi khắp nước Mỹ. Johnson nhấn mạnh rằng nhiều phát minh không phải là kết quả của “phút Eureka” mà là sự chín muồi của một tiến trình dài bao gồm một mạng lưới các nhà phát minh và doanh nghiệp. Ông đã cố xoay xở và cuối cùng đã tìm ra cách định nghĩa khoảnh khắc này. Dữ liệu số được truyền dẫn lần đầu tiên năm 1943 qua một đường dây mật SIGSALYY được Alan Turing và Phòng thí nghiệm Bell phát triển: Turing là một nhà sáng chế thiên tài.
Đây là một cuốn sách ngắn, khá dễ đọc, thú vị và đầy thách thức với những điều kỳ diệu mỗi ngày quanh ta.
“Johnson là một học giả thông thái… Dòng suy nghĩ khó đoán định của anh khiến ta bị cuốn theo mãnh liệt. Để giải thích lý do tại sao một số ý tưởng đã đảo lộn thế giới, anh đã vận dụng nhiều môn học: hóa học, lịch sử xã hội, địa lý, thậm chí cả khoa học về hệ sinh thái.”
– Los Angeles Times
“Steven Johnson là bậc thầy về lịch sử ý tưởng… Cuốn sách này rất tường minh, thú vị và thách thức cảm giác chán chường thường thấy với những điều kỳ diệu quanh ta.”
– The Guardian
“Quan điểm [của Johnson] rất đơn giản, quan trọng và đúng dịp: Trong suốt tiến trình phát triển mau lẹ của các phát minh, có sự náo động khi cư dân thành phố cố gắng hiểu nó… Johnson là một cây bút tài năng, anh đưa ra những chủ đề phức tạp, rối rắm và khiến cho tiến trình phát triển của chúng trở nên dễ hiểu.”
– The Washington Post
“Giữa các cuốn sách tao nhã về lịch sử sáng chế công nghệ, Steven Johnson trở thành một trong những người tán thành vai trò hợp tác trong sáng tạo… Sự uyên bác của Johnson khiến ta có phần sửng sốt.”
– The Wall Street Journal
“Một cuốn sách thực sự khó tin… một lối sáng tạo khi nói về lịch sử.”
– Jon Stewart
“Cuốn sách này sở dĩ có thể mở mang cho người đọc vì khả năng đánh giá sự tiến bộ của loài người như một mạng lưới ảnh hưởng rộng lớn hơn là chuỗi phát minh đơn lẻ nổi tiếp nhau và kết quả là sự tụng ca tót vời với trí khôn nhân loại.”
– The Daily Beast
“Say mê tuyệt đối… thực là một cuốn sách đáng kinh ngạc.”
– CBS This Morning
“Độc giả của 6 phát minh làm nên thời đại không thể quên sự tài hoa của nhân loại, và của Johnson, những điều thường rối rắm nhưng có sức mạnh đáng kinh ngạc trong diễn tiến về sau.”
– San Francisco Chronicle
“[Johnson] viết về khoa học và công nghệ một cách tao nhã mà gần gụi, anh có sức lây lan niềm hứng khởi trong các chủ đề của mình… Mỗi chương sách đầy ăm ắp những liên kết lạ lùng, hấp dẫn.”
– Barnes and Noble Review
“Từ kỹ thuật lắp đặt cống ngầm, theo nghĩa đen, là nâng cả Chicago của thế kỷ 19 đến 23 người góp sức sáng tạo bóng đèn điện trước Thomas Edison, [6 phát minh làm nên thời đại] là một niềm phấn khích nhiều tầng cảm xúc.”
– Nature Review
“Sự lý giải rõ ràng và hấp dẫn về khoa học, phát minh, sự ngẫu nhiên và cảm hứng đã đưa đường đến thế giới ngày nay ta đang sống.”
– Minneapolis Star Tribune
Mời các bạn đón đọc 6 Phát Minh Làm Nên Thời Đại của tác giả Steven Johnson.