Thời gian gần đây, trong trao đổi ngày thường, bởi vài nguyên do khác nhau, người Chăm đã phải vay mượn nhiều từ tiếng Việt. Tiếng Chăm – ngôn ngữ của một dân tộc từng xây dựng nền văn hóa văn minh tầm cỡ khu vực – ngày càng rơi rụng. Tình trạng đó, tiếng Chăm trở thành tử ngữ là nguy cơ nhãn tiền.
4.650 từ Việt – Chăm thông dụng được biên soạn nhằm mục đích khiêm tốn là giúp bà con Chăm có số vốn từ cần thiết để nói tiếng mẹ đẻ thông thạo hơn.
1. Cuốn sách gồm 4.650 mục từ thuộc lớp từ căn bản và thường dùng nhất chúng tôi rút ra từ Từ điển Việt- Chăm dùng trong nhà trường, 2004, NXB Giáo dục (Inrasara – Phan Xuân Thành) trên nền tảng chọn từ có tần số xuất hiện cao từ Dictionnaire de Fréquence du Vietnamien, Université de Paris VII, do Nguyễn Đức Dân biên soạn. Ban biên tập có tham khảo các công trình xuất bản trước đó:
– Từ điển Chăm – Việt, 1995, NXB Khoa học Xã hội.
– Từ điển Việt – Chăm, 1996, NXB Khoa học Xã hội.
– Tự học tiếng Chăm, 2003, NXB Văn hóa Dân tộc.
2. Mỗi mục từ được bố trí theo thứ tự:
– tiếng Việt.
– tiếng Chăm La-tinh in đậm. Chúng tôi ghi tiếng Chăm La-tinh theo hệ thống dễ đọc đối với người đã rành tiếng Việt, dù chưa biết chữ Chăm truyền thống là Akhar thrah.
– tiếng Chăm qua tự dạng Akhar thrah ghi theo sách giáo khoa Ngữ văn Chăm của Bộ Giáo dục.
– câu hay cụm từ minh họa cho mục từ.
3. Đối với các từ có nhiều nghĩa, chúng tôi đánh đấu bằng số Ả Rập.
Biên soạn cuốn sách nhỏ này, chúng tôi nhận được những góp ý cụ thể của các vị trí thức và các bạn: Nguyễn Văn Tỷ, Lưu Quang Sang, Trà Vigia, Quảng Đại Cẩn, Lưu Văn Đảo, Bá Minh Truyền, Phú Năng Lành, Inrajaka. Các bạn trẻ: Ya Trang, Kiều Maily, Kiều Dung, Như Ý, Đavy là những người nhập liệu và chỉnh sửa bản thảo trên máy vi tính.
Ban Biên soạn ghi nhận công lao và xin chân thành cảm ơn sự đóng góp nhiệt tình và quý báu của anh chị và các bạn.
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com