EQ là khái niệm mà các nhà tâm lý học đã đưa ra để chỉ sự tương đối giữa trí tuệ và cảm xúc. Nó chủ yếu chỉ phẩm chất về các mặt như cảm xúc, tình cảm, sức chịu đựng. EQ giữa mỗi người không hề có sự khác biệt rõ rệt ngay từ khi mới sinh ra mà liên quan đến sự bồi dưỡng sau này. EQ là phẩm chất đạo đức tốt đẹp, là đức tính lạc quan hài hước, là dũng khí đối mặt và khắc phục khó khăn, là tinh thần tự khích lệ bản thân, là kiên trì bền bỉ, là nắm bắt tình cảm của mình và người khác.
Các nhà khoa học cho rằng: “Cuộc đời mỗi người có hai thời kỳ phát triển độc lập về tính cách, một là từ năm 2 – 3 tuổi, hai là từ năm 12 – 13 tuổi. Nếu sự phát triển của hai thời kỳ này gặp trở ngại thì sẽ ảnh hưởng đến cả cuộc đời”. Như vậy có thể thấy được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng EQ cho trẻ. EQ là một khả năng, là một sự sáng tạo, cũng là một kỹ năng. Chỉ cần có thêm chút dũng khí, thêm chút sáng tạo, thêm chút rèn luyện, thêm chút tình cảm thì sẽ khiến trẻ trở thành “thần đồng EQ”. EQ cao hay thấp quyết định những khả năng khác của trẻ, trong đó có cả việc EQ có thể phát huy đến mức tối đa hay không, từ đó quyết định thành công suốt đời của trẻ.
Mỗi cha mẹ đều nên biết rằng, bồi dưỡng EQ chính là bồi dưỡng tâm lý lành mạnh, bồi dưỡng đức tính cao thượng, bồi dưỡng phẩm chất cao quý cho trẻ. Mục tiêu của cha mẹ nên là bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất như tự tôn, tự tin, độ lượng, thân thiện, biết hợp tác, dũng cảm tìm tòi, sáng tạo, kiên trì bền bì, chăm chỉ cần cù, khiêm tốn thật thà, có đầy đủ nhân cách, khí chất và khả năng của một con người xuất sắc. Công việc này rất gian khổ, cũng rất tỉ mỉ, cần phải đầu tư thời gian và sức lực.