Yasunari Kawabata – Tuyển Tập Truyện Ngắn full prc pdf epub azw3 [Tập Truyện ngắn]

Yasunari Kawabata – Tuyển Tập Truyện Ngắn full prc pdf epub azw3 [Tập Truyện ngắn]

Tác giả:
Thể Loại: Review sách
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn
EPUBMOBIPDFĐỌC ONLINE

Tuyển tập tác phẩm YASUNARI KAWABATA ra mắt lần này nhằm gửi tới bạn đọc một cái nhìn tổng quát về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, cũng như những nhận định (bằng các bài nghiên cứu, phê bình trong và ngoài nước) về phong cách của ông qua các tiểu thuyết, truyện ngắn tiêu biểu nhất của Kawabata, và qua mảng truyện – trong – lòng – bàn – tay lần đầu tiên được dịch tương đối đầy đủ ở Việt Nam. YASUNARI KAWABATA là một trong những đại diện xuất sắc của văn học châu Á được nhận giải Nobel. Ông không những được đánh giá cao ở phương Đông mà cả ở phương Tây.

Năm 1968, nước Nhật đón mừng một sự kiện văn hóa có ý nghĩa lớn: nhà văn Yasunari Kawabata, người Nhật Bản đầu tiên đoạt giải Nobel văn học. Sự kiện này đã tác động sâu sắc đến cách nhìn nhận của phương Tây đối với văn chương Nhật Bản nói riêng và văn chương châu Á nói chung. Cũng từ đó, thế giới có thêm một nhà văn với sự nghiệp sáng tác, phong cách nghệ thuật độc đáo được tôn vinh và khẳng định bằng tiêu chuẩn cao quý: bậc thầy.

Năm 1899, Kawabata chào đời tại một ngôi làng nhỏ, gần thành phố Osaka, trong một gia đình trí thức. Tuy nhiên, cuộc đời ông gặp nhiều bất hạnh ngay từ khi còn là một đứa trẻ: cha mất khi mới hai tuổi, một năm sau thì mẹ mất, Kawabata phải về sống với ông bà nội. Nhưng đến năm 1906, Kawabata lên bảy tuổi thì bà mất. Hai năm sau, người chị duy nhất cũng qua đời. Năm Kawabata mười lăm tuổi, người thân cuối cùng là ông nội cũng ra đi. Với vô vàn mất mát này, Kawabata được nhiều nhà nghiên cứu, trong các phần viết về tiểu sử của ông, đặt cho biệt danh là Soshiki no meijin – Chuyên gia tang lễ.

Cuộc sống gia đình thời thơ ấu đã tác động mạnh đến tính cách và tác phẩm của Kawabata. Công chúng luôn biết đến Kawabata như một nhà văn kín đáo, trầm lặng, sống tách biệt khỏi những bon chen lợi ích đời thường, và các tác phẩm của ông, từ những truyện ngắn đầu tiên như Vũ nữ Izu, Lễ chiêu hồn… cho tới những tiểu thuyết cuối đời như Tiếng rền của núi, Người đẹp ngủ mê… hay các Truyện trong lòng bàn tay đều toát lên âm hưởng u buồn của một lữ khách “lang thang đi tìm cái Đẹp”.

Sự nghiệp sáng tác của Kawabata khá phong phú và hầu như thành công ở tất cả các thể loại mà ông thử nghiệm. Truyện ngắn của ông cũng được đánh giá cao và được dịch ra nhiều thứ tiếng. Mảng truyện cực ngắn, hay còn gọi là truyện-trong-lòng-bàn-tay (Tanagokoro no shosetsu) mà bản thân ông từng nói “Đó là những truyện tôi hài lòng nhất”, là một trong những thể nghiệm độc đáo khi nhà văn bắt chước lối viết của thơ Haiku một thể thơ truyền thống Nhật Bản chỉ có ba câu, mười bảy âm tiết). Còn tiểu thuyết tiêu biểu là Xứ tuyết, Cố đô, Ngàn cánh hạc, chính là những bậc thang vững chắc đưa ông tới đỉnh cao của sự nghiệp văn chương.

Có thể bạn thích sách  Nhất Niệm Vĩnh Hằng - Nhĩ Căn full prc pdf epub azw3 [Tiên Hiệp]

Chịu ảnh hưởng bởi dòng văn học nữ lưu thời Heian (từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ XII), lối viết của Kawabata mềm mại, dung dị, điềm đạm và đầy chất thơ. Ông đánh giá Truyện Genji do nữ sĩ Murasaki Shikibu sáng tác vào thế kỷ XI là “Đỉnh cao của văn chương Nhật Bản, cho đến ngày nay không có một tác phẩm hư cấu nào sánh được.” Đọc tác phẩm của ông, độc giả dễ dàng cảm nhận được chất cô đọng, hàm súc, ý tại ngôn ngoại của thơ Haiku, truyền thống yêu cái Đẹp, tôn thờ cái Đẹp tới mức duy mỹ của người Nhật. Mỗi trang văn của Kawabata vừa giống một bức tranh đẹp, lại vừa giống như một bài thơ chan chứa tình người.

Kawabata được đề cao chính bởi ông đã góp phần mở cánh cửa tâm hồn của người Nhật ra với thế giới. Ông được trao tặng giải thưởng Nobel vì “Văn chương của ông tiêu biểu cho cái đẹp truyền thông và thể hiện được cách tư duy của người Nhật Bản”.

Tuy nhiên, Kawabata là nhà văn không phải dễ đọc đối với nhiều độc giả, ngay cả với dân chúng Nhật Bản. Khi nghe tin nhà văn đoạt giải Nobel, cảm xúc của họ là vui sướng trộn lẫn với ngạc nhiên. Bởi theo họ, tác phẩm của Kawabata thường khó hiểu. Văn của ông đầy rẫy sự mơ hồ. Người đọc khó lòng xác định rõ ràng các lớp nghĩa ngay cả khi văn bản được viết bằng một thứ tiếng Nhật trong sáng, ngắn gọn, súc tích nhất. Kawabata thường viết về cái đẹp – nhưng không dễ gì nắm bắt, bởi cái đẹp ấy trinh trắng, mong manh, nên không thể tồn tại lâu dài.

Trong chủ trương chung của Trung Tâm Đông Tây lần lượt tổ chức các bộ sách Tuyển tập tác phẩm của các nhà văn lớn trên thế giới bằng tiếng Việt, trong mấy năm qua Trung Tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây đã phối hợp với các nhà xuất bản ra được các tuyển tập của A. Puskin, F. Dostoevski, Dino Buzzati, Franz Kafka, R. Tagor, I. Bunin, v.v…) Tuyển tập tác phẩm Yasunari Kawabata ra mắt lần này nhằm gửi tới bạn đọc một cái nhìn tổng quát về cuộc đời sự nghiệp sáng tác, cũng như những nhận định (bằng các bài nghiên cứu, phê bình trong và ngoài nước) về phong cách của Kawabata qua các tiểu thuyết, truyện ngắn tiêu biểu nhất của ông, và qua mảng truyện- trong-lòng-bàn-tay lần đầu tiên được dịch tương đối đầy đủ ở Việt Nam. Hi vọng cuốn sách sẽ là món quà bổ ích đối với những ai yêu mến Kawabata nói chung và văn học Nhật Bản nói chung.

Có thể bạn thích sách  Đại Tống Siêu Cấp Học Bá - Cao Nguyệt full prc pdf epub azw3 [Dã Sử ]

Đây cũng là một trong những cuốn sách đầu tiên của Tủ sách Nobel mà Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây đang tổ chức ra mắt bạn đọc.

***

eBook Yasunari Kawabata – Tuyển Tập Truyện Ngắn này gồm có:

***

Kawabata Yasunari (1899-1972) sinh ngày 14.6.1899, là tiểu thuyết gia người Nhật Bản đầu tiên và là người châu Á thứ đoạt giải Nobel Văn chương.

Những sáng tác văn chương, những tiểu luận mỹ học và phê bình văn học của Kawabata Yasunari, qua thời gian vẫn luôn đem lại hấp lực mạnh mẽ đối với nhiều nhà phương Đông học trên khắp các châu lục, có sức lôi cuốn rộng rãi độc giả trên thế giới, phản ảnh nhiều phương diện của văn hóa cũng như những rung cảm đầy đam mê mà tinh tế của tâm hồn Nhật Bản.

Mồ côi từ năm mới có hai tuổi, Kawabata và chị gái sống cùng ông bà ngoại. Khi ông lên bảy thì bà ngoại qua đời, lên chín thì mất chị, mười bốn tuổi thì mất cả ông ngoại, ông phải về sống với gia đình người dì.

Ở tuổi đôi mươi, Kawabata lại đánh mất một người mà ông hết lòng yêu thương, ông đã cùng nàng hứa hôn nhưng khi mọi việc chuẩn bị xong, nàng bất ngờ từ hôn, không một lời giải thích.

Kawabata chỉ còn biết tựa mình vào năng lực sáng tạo, phong kín vết thương tâm hồn bằng cuộc tìm kiếm mê mải cái đẹp trong cuộc đời. Cảm thức cô đơn trong văn phẩm Kawabata thường phản ánh từ chính cuộc sống thời thơ ấu và tuổi trẻ của ông. Cái cô đơn ấy bắt đầu với tập Nhật ký tuổi mười sáu, được xuất bản năm 1925, tác phẩm đầu tay này có lẽ đã được viết lại dù trong đó, ấn tượng của một thiếu niên trước cái chết của người thân (ông ngoại) vẫn còn rõ nét. Những ngày cuối cùng khốn khổ của một người già yếu mù lòa, cuộc sống cô độc của một thiếu niên nhỏ bé đối diện với sinh ly tử biệt được thể hiện chân thực.

Có thể bạn thích sách  Trọng Sinh Chi Ôn Uyển - Lục Nguyệt Hạo Tuyết full prc, pdf, epub, azw3 [Xuyên Không]

Bên cạnh viết văn, Kawabata còn làm phóng viên cho một số tờ báo. Mặc dù đã từ chối tham gia vào sự hăng hái quân phiệt trong Thế chiến II, ông cũng thờ ơ với những cải cách chính trị của Nhật Bản sau chiến tranh, nhưng rõ ràng chiến tranh có ảnh hưởng lớn lao đối với ông (cùng với cái chết của cả gia đình khi ông còn trẻ). Sau đó, ông nói rằng kể từ đó ông chỉ còn khả năng viết những tác phẩm bi ca mà thôi.

Năm 1972, Kawabata tự tử bằng khí đốt. Nhiều giả thuyết đã được đưa ra: sức khoẻ kém, cuộc tình bị cấm đoán, sốc do vụ tự tử của người bạn văn năm 1970. Kawabata không để lại thư tuyệt mệnh, các tác phẩm của ông cũng không có manh mối gì, nên đến nay không ai biết được nguyên nhân thật sự của cái chết đó.

Trong diễn văn của Viện Hàn lâm Thụy Điển khi trao giải Nobel Văn chương cho ông vào năm 1968, đã tôn vinh Kawabata: “Ông là người tôn vinh cái đẹp hư ảo và hình ảnh u uẩn của hiện hữu trong đời sống thiên nhiên và trong định mệnh con người.”

Tác phẩm tiêu biểu

  • Lễ chiêu hồn (1921)
  • Vũ nữ Izu (1926)
  • Xứ tuyết (1947)
  • Ngàn cánh hạc (1952)
  • Danh thủ cờ vây (1954)
  • Tiếng rền của núi (1954)
  • Người đẹp say ngủ (1961)
  • Cố đô (1962)
  • Đẹp và buồn (1965)

Mời các bạn đón đọc Yasunari Kawabata – Tuyển Tập Truyện Ngắn.