Ý Nghĩa Của Lịch Sử – Trải Nghiệm Triết Học Số Phận Con Người – Nikolay Berdyaev & Nguyễn Văn Trọng (dịch) full mobi pdf epub azw3 [Tham Khảo]

Ý Nghĩa Của Lịch Sử – Trải Nghiệm Triết Học Số Phận Con Người – Nikolay Berdyaev & Nguyễn Văn Trọng (dịch) full mobi pdf epub azw3 [Tham Khảo]

Tác giả:
Thể Loại: Review sách
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn
EPUBMOBIPDFĐỌC ONLINE

Lời nhà xuất bản

Nhà xuất bản Tri thức trân trọng giới thiệu cuốn Ý nghĩa của lịch sử – Trải nghiệm triết học số phận con người của Nikolay Berdyaev, do Nguyễn Văn Trọng dịch và chú giải dựa trên nguyên bản tiếng Nga (nội dung bản dịch này đã lược bớt một số phần do không phù hợp). Chúng tôi cũng xin lưu ý bạn đọc đây là sách tham khảo, phản ánh hoàn toàn quan điểm của tác giả.

Chúng tôi tôn trọng, nhưng không nhất thiết đồng tình với quan điểm, cách tiếp cận và lí giải riêng của tác giả về những vấn đề được đề cập trong cuốn sách.

Chúng tôi mong độc giả đọc cuốn sách này như một tài liệu tham khảo với tinh thần phê phán và khai phóng.

Xin chân thành cảm ơn!

***

Lời dẫn

Tác phẩm Ý nghĩa của lịch sử- Trải nghiệm triết học số phận con người của triết gia Nga N. Berdyaev trình bày một cách nhìn lich sử nhân loại từ quan điểm của một triết gia Kitô giáo. Những tiền đề siêu hình học cho cách tiếp cận của ông mang đậm tinh thần của Kitô giáo nên rất có thể những người vô thần sẽ không thể tiếp thu được, và sẽ xem các tiên đề ấy như những điều huyền hoặc. Nhưng nếu vì vậy mà đóng cuốn sách lại không thèm đọc tiếp, thì sẽ mất đi cơ hội suy tưởng trầm tư những kiến giải sâu sắc của ông về quá trình lịch sử của nhân loại. Vào thế kỉ XVII giới trí thức châu Âu cũng đã từng gạt bỏ học thuyết cơ học của Newton suốt trong 70 năm chắc cũng vì lí do tương tự: tiền đề động lực học của Newton cho rằng vật thể chuyển động tuân theo phương trình toán học hẳn cũng đã bị coi là huyền hoặc! Dần dà rồi cũng có những người tò mò muốn kiểm chứng lí thuyết Newton và họ đều phải kinh ngạc về sự trùng khớp giữa lí thuyết và thực nghiệm. Những người có đầu óc thực dụng bắt đầu sử dụng cơ học của Newton như phương tiện cho những phát minh công nghệ. Họ đã tạo ra các máy móc với kết quả là sự ra đời của hệ thống sản xuất công nghiệp. Khoa học vật lí dần dần trở thành đức tin của mọi người, và các môn khoa học khác đều được xây dựng theo khuôn mẫu đó. Khoa học được sùng bái như chân lí và người ta lấy khoa học đối lập với tôn giáo. Trải nghiệm này gợi ý rằng, người ta nên đọc các kiến giải của Berdyaev và đối chiếu với những sự kiện lịch sử đã biết, để xem chúng có khớp nối được với nhau không.

Berdyaev nhận xét rằng khi con người sống trong một thời kì tương đối ổn định nào đó thì thường chưa  được nhận thức lịch sử về thời kì đó do thói quen tư duy tĩnh tại. Nhưng khi sự vận động lịch sử bắt đầu xảy ra với các tai biến và thảm họa, vốn là thứ xảy ra lặp đi lặp lại trong lịch sử nhân loại, những biến cố lịch sử ấy thường dẫn đến tình trạng chủ thể nhận thức lịch sử không cảm thấy mình hiện hữu trực tiếp và toàn vẹn ở trong đối tượng lịch sử. Những thời kì như vậy sẽ sinh ra phản tư nhận thức lịch sử. Thế nhưng tình trạng này không thuận lợi cho việc thấu hiểu đích thực quá trình lịch sử, vì xảy ra đứt đoạn giữa chủ thể và khách thể. Chỉ khi chủ thể nhận thức lịch sử vượt qua được tình trạng phân đôi ấy và tiếp nhận biến cố lịch sử như một thực tại ở bên trong thế giới tinh thần của chính mình, chứ không như một thứ từ bên ngoài áp đặt bạo lực đối với mình mà mình phải chống lại; chỉ khi đó nhận thức lịch sử chân chính mới là khả dĩ.

Berdyaev hiểu lịch sử như một bi kịch của số phận con người, vì con người là đứa con của Thượng Đế (chứ không phải của thế giới tự nhiên). Con người được phú cho Tự Do, vốn là một thứ phi lí tính đầy huyền bí. Tự do ấy là ngọn nguồn của tính bi kịch trong lịch sử, bởi vì tự do hàm nghĩa cả tự do của điều thiện cũng như cả tự do của cái ác. Ông viết: “Con người như đứa con của Thượng Đế được phú cho cái tự do ấy, nền vì vậy tự do đó là ngọn nguồn tính bi kịch của số phận con người, bi kịch của lịch sử cùng với tất cả những xung đột và thảm cảnh, tự do theo chính thực chất của nó đề xuất tự do không chỉ của điều thiện, mà còn của cái ác nữa. Giả sử như chỉ hiện hữu có tự do của điều thiện, tự do của Thượng Đế, như một tiền định nào đó ở số phận con người, nếu thế thì hẳn đã chẳng có quá trình thế giới. Quá trình thế giới và quá trình lịch sử hiện hữu bởi vì tự do của điều thiện và của cái ác được đặt vào cơ sở của nó, tự do rời khỏi ngọn nguồn của đời sống Thượng Đế cao cả, tự do trở về và đi đến với nó. Tự do ấy của cái ấc là cơ sở đích thực của lịch sử”. Berdyaev cho rằng chính vì vậy mà ở trong phạm vi lịch sử thế giới, “Thượng Đế không cần đến bất kĩ cưỡng bức và thực hiện phi-tự-do nào ý chí cao cả của Thượng Đế và sự thật cao cả của Thượng Đế, rằng Thượng Đế bác bỏ ngay cả sự hoàn thiện con người như kết quả của các quá trình tất yếu, như việc cưỡng bức. Thượng Đế không mong muốn mọi thứ phi-tự-do”.

Từ những tiền đề tôn giáo Berdyaev đưa ra những kiến giải về các thời kì của lịch sử nhân loại: thời cổ đại, Trung thế kỉ, Phục hưng, Khai sáng và Tân lịch sử. Những thời kì này diễn ra từ thời Hi Lạp Cổ đại cho đến cuối thế kỉ XIX. Những kiến giải của ông xung đột với các định kiến quen thuộc của khá nhiều người trong đó có tôi – một người chưa từng có đức tin tôn giáo và đã từng cả tin vào những kiến giải lịch sử của thời kì Khai sáng thế kỉ XVIII. Đại khái tôi đã từng hiểu thời kì Trung thế kỉ là thời kì tăm tối “đêm trường Trung thế kỉ” trước khi bừng lên thời kì Phục hưng và Khai sáng rồi đến thời hiện đại văn minh, diễn biến lịch sử đi theo hướng của đường thẳng tiến bộ. Có lẽ Berdyaev cũng biết rõ về những định kiến như thế và những phản bác của ông nhằm thẳng vào chúng.

Có thể bạn thích sách  Paustovsky Tự Truyện - Konstanstin Paustovsky full mobi pdf epub azw3 [Tự Truyện]

Berdyaev khẳng định khí thế và sức mạnh sáng tạo to lớn của con người đã được thể hiện ra vào thời Phục hưng. Ông phân tích những thành tựu của thời kì này đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế của nó. Trái với định kiến xấu về thời kì “đêm trường Trung thế kỉ”, Berdyaev cho rằng đây chính là thời kì tích tụ các sức mạnh tinh thần của con người. Vào lúc hưng thịnh của Trung thế kỉ, bản diện con người được rèn đúc thông qua hai phương cách: đời sống tu hành và tinh thần hiệp sĩ. Toàn bộ nếp sống khổ hạnh Kitô giáo đã có ý nghĩa một sự tập trung các sức mạnh tinh thần của con người và không cho phép hoang phí chúng. Thế nhưng chế độ thần quyền thời Trung thế kỉ đã thất bại trong mục đích xây dựng Vương Quốc Thiên Chúa. Berdyaev nhận xét: “Tôi cho rằng khiếm khuyết của ý thức Trung thế kỉ trước hết nằm ở chỗ đã không khai mở thực sự được sức mạnh sáng tạo tự do của con người và con người ở trong thế giới Trung thế kỉ đã không được cho phép có tự do hướng về sự nghiệp tự do sáng tạo, hướng về việc kiến tạo tự do một nền văn hóa, trong ý nghĩa đó những sức mạnh tinh thần của con người, vốn đã được rèn đúc nên bởi Kitô giáo và thời kì lịch sử Kitô giáo Trung thế kỉ, [những sức mạnh ấy] đã không được thử thách trong tự do. Nếp sống khổ hạnh Trung thế kỉ đã củng cố các sức mạnh của con người, nhưng các sức mạnh ấy đã không được đưa vào thử thách trong sáng tạo tự do của văn hóa”.

Berdyaev chia Phục hưng thành hai giai đoạn: giai đoạn sơ kì các sáng tạo nghệ thuật còn giữ được mối liên hệ gắn bó với Kitô giáo và giai đoạn sau đó xa rời nhiều hơn với tôn giáo. Xuất hiện chủ nghĩa nhân văn như cơ sở tinh thần của thời kì Tân lịch sử. Ông nhận xét: “Tại buổi bình minh của Thời đại mới đã xảy ra tình trạng phi-tập- trung-hóa, các sức mạnh sáng tạo của con người đã được thả cho tự do. Và đó, một lúc sủi bọt của các sức mạnh sáng tạo ấy đã tạo ra được cái mà chúng ta gọi là Phục hưng, những hệ lụy của nó còn tiếp tục cho đến tận thế kỉ XIX. Toàn bộ Tân lịch sử là thời kì mang tính chất Phục hưng của lịch sử. Thời kì lịch sử ấy đứng dưới dấu hiệu buông thả tự do cho các sức manh sáng tạo của con người, phi-tập-trung-hóa về mặt tinh thần, bứt ra khỏi trung tâm tinh thần, phân tầng tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội và văn hóa, là khi tất cả các lĩnh vực văn hóa của con người trở thành tự trị. Khoa học, nghệ thuật, đời sống nhà nước, đời sống kinh tế, toàn bộ tính chất xã hội và toàn bộ văn hóa đều là tự trị. Quá trình phân tầng và tự trị hóa ấy chính là sự việc được gọi là thế tục hóa văn hóa của con người. Thậm chí tôn giáo cũng được thế tục hóa. Nghệ thuật và nhận thức, nhà nước và xã hội trong Thời đại mới đều theo cung cách thế tục hóa. Tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội và văn hóa không còn ràng buộc với nhau và trở thành tự do. Đây là điểm đặc thù đặc trưng cho toàn bộ Tân lịch sử. Quá độ từ lịch sử Trung thế kỉ chuyển sang Tân lịch sử hàm nghĩa một thái độ nào đó quay lưng lại với Thượng Đế và hướng về con người, quay lưng lại với chiều sâu Thượng Đế, với sự tập trung ở bên trong hạt nhân tinh thần và hướng ra bên ngoài, hướng ra thể hiện văn hóa bề ngoài. Thái độ quay lưng lại với chiều sâu tinh thần mà các sức mạnh của con người vốn gắn với nó và ràng buộc với nó từ bên trong, [thái độ ấy] không chỉ là giải phóng các sức mạnh của con người, mà còn là sự dịch chuyển lên bề mặt của đời sống con người, từ chiều sâu chuyển sang vùng phụ cận, dịch chuyển từ văn hóa tôn giáo Trung thế kỉ sang văn hóa thế tục, khi mà trọng tâm được chuyển từ chiều sâu Thượng Đế sang sáng tạo thuần túy con người. Mối gắn kết tinh thần với trung tâm đời sống bắt đầu suy yếu đi mỗi lúc một nhiều hơn. Toàn bộ tân lịch sử là sự việc con người châu Âu đi theo con đường ngày càng rời xa khỏi trung tâm tinh thần, con đường thử thách các sức mạnh sáng tạo của con người”. Berdyaev cho rằng, tinh thần bên trong của tân lịch sử, tinh thần cổ vũ Phục hưng và tiếp tục cổ vũ toàn bộ thời kì Phục hưng, không chỉ riêng có thế kỉ XV và XVI mà còn cả toàn bộ tân lịch sử, tinh thần ấy là chủ nghĩa nhân văn và nó nằm  cơ sở của toàn bộ thế giới quan mới. Đã khởi đầu một kỉ nguyên mới mang tính nhân văn.

Có thể bạn thích sách  Sở Vương Phi - Ninh Nhi full prc pdf epub azw3 [Xuyên Không]

Berdyaev nhận xét về chủ nghĩa nhân văn như sau: “Tôi cho rằng ở ngay trong cơ sở tiên khởi của chủ nghĩa nhân văn đã chứa đựng một mâu thuẫn sâu sắc, mà việc khai mở nó ra là đề tài triết học về tân lịch sử… Mâu thuẫn ấy là gì vậy? Chủ nghĩa nhân văn, theo ý nghĩa của nó và ngay cả theo tên gọi của nó, hàm nghĩa đề cao con người, đặt con người vào trung tâm, một cuộc nổi loạn của con người, sự khẳng định và khai mở con người. Đây là một phương diện của chủ nghĩa nhân văn. Người ta bảo chủ nghĩa nhân văn đã khai mở tính cá biệt của con người, cho phép vận hành đầy đủ, giải phóng nó khỏi tình trạng bị đè nén vốn có trong đời sống Trung thế kỉ, hướng nó đi theo những con đường tự khẳng định và sáng tạo. Tuy nhiên ở trong chủ nghĩa nhân văn còn có cả khởi nguyên đối lập lại trực tiếp…

Chủ nghĩa nhân vẫn phủ nhận chuyện con người là hình tượng và đồng dạng của Thượng Đế. Trong hình thức chiếm ưu thế của mình, chủ nghĩa nhân văn khẳng định rằng bản chất con người là hình tượng và đồng dạng không phải với bản chất Thần Thánh, mà với bản chất của thế giới, rằng con người là thực thể thiên nhiên, đứa con của thế giới, đứa con của thiên nhiên, được tạo thành bởi tất yếu thiên nhiên, là máu thịt của thế giới thiên nhiên, nên chia sẻ tình trạng hữu hạn của nó cũng như tất cả các bệnh hoạn và các khiếm khuyết của nó, vốn đã được đặt vào trong hiện hữu thiên nhiên. Như vậy, chủ nghĩa nhân văn không phải chỉ có khẳng định tính tự tin quá mức của con người, không phải chỉ có đề cao con người, mà còn hạ nhục con người, vì rằng không còn xem con người là thực thể cao cả, xuất thân từ Thượng Đế nữa, không còn khẳng định quê hương ở-trên-trời của nó và bắt đầu đơn thuần khẳng định quê hương dưới-trần-gian của nó và nguồn gốc dưới-trần-gian của nó. Bằng cách này chủ nghĩa nhân văn đã hạ thấp đẳng cấp của con người. Đã xảy ra tình trạng, ấy là việc tự khẳng định con người không có Thượng Đế, tự khẳng định con người không còn cảm nhận và ý thức được mối gắn kết của mình với bản chất cao cả Thần Thánh và tuyệt đối, với nguồn gốc cao cả ở đời sống của mình, [việc tự khẳng định như thế] đã dẫn đến phá hủy con người. Chủ nghĩa nhân văn đã lật đổ khởi nguyên đề cao con người vốn đã được đặt vào tinh thần Kitô giáo, theo đó con người là hình tượng và đồng dạng của Thượng Đế, là đứa con của Thượng Đế, là thực thể được Thượng Đế nhận làm con. Ý thức Kitô giáo về con người bắt đầu suy yếu. Như vậy, một phép biện chứng tự hủy diệt mình được khai mở ra ở bên trong chủ nghĩa nhân văn… Sự khẳng định mới thoạt nhìn đầy nghịch lí ấy xác nhận thật mạnh mẽ toàn bộ phép biện chứng về con người. Phép biện chứng ấy có nội dung như sau: tự khẳng định của con người dẫn đến tự hủy hoại con người, việc khai mở ra trò chơi tự do của các sức mạnh con người mà không gắn với mục đích cao cả, sẽ dẫn đến tình trạng cạn kiệt các sức mạnh sáng tạo”.

Berdyaev viết tiếp: “Sự bộc lộ ra thật hùng mạnh như thế cái tinh thần chủ nghĩa nhân văn của Tân lịch sử, cũng như của Phục hưng, của Cải cách, của Khai sáng thế kỉ XVIII, chúng ta nhìn thấy được ở chính cuộc cách mạng Pháp Vĩ Đại. Đây là một trong những thời khắc quan trọng ở số phận của thời kì lịch sử mang tính Phục hưng, ở số phận của thái độ tự khẳng định của con người mang tính chất chủ nghĩa nhân văn. Con người tự khẳng định mình theo kiểu chủ nghĩa nhân văn, không tránh khỏi phải đi đến những hành vi như đã diễn ra trong cuộc cách mạng Pháp Vĩ Đại, cuộc thử thách các sức mạnh tự do của con người phải dịch chuyển sang lĩnh vực ấy. Cái chuyện mà vào thời Phục hưng đã diễn ra ở trong khoa học và nghệ thuật, mà vào thời Cải cách đã diễn ra ở trong đời sống tôn giáo, mà vào thời đại Khai sáng đã xảy ra trong lĩnh vực lí trí, [chuyện như thế] phải dịch chuyển cả vào trong hành động xã hội tập thể nữa. Ở trong hành động xã hội tập thể phải bộc lộ ra niềm tin ấy của con người vào chuyện anh ta, như một thực thể thiên nhiên, hoàn toàn tự do và tùy tiện có thể thay đổi xã hội con người, thay đổi tiến trình lịch sử, rằng anh ta, về phương diện này, không bị ràng buộc bởi điều gì, rằng anh ta cần phải tuyên bố và thực hiện quyền của mình và tự do của mình. Cuộc cách mạng đã bước vào con đường ấy và đã thực hiện một trong những thí nghiệm nhân văn vĩ đại nhất. Cách mạng là cuộc thí nghiệm, bằng chính bản thân nó kiểm tra lại các mâu thuẫn bên trong của chủ nghĩa nhân văn, các nhiệm vụ của chủ nghĩa nhân văn và các kết quả của chủ nghĩa nhân văn, dà cái chủ nghĩa nhân văn đã tách rời khỏi cơ sở tinh thần. Cuộc cách mạng đã tỏ ra bất lực trong việc thực hiện các nhiệm vụ của mình, nó đã không thực hiện được các quyền con người và cuộc sống tự do của con người. Cách mạng đã chịu một thất bại vĩ đại. Nó đã chỉ thực hiện được nền chuyên chế bạo hành và tình trạng lăng nhục con người. Nếu như đã có thất bại của Phục hưng, là cuộc trình diễn vĩ đại sự sáng tạo của con người, nhưng bất lực trong việc thực hiện sự hoàn hảo của các hình thức dưới-trần-gian, nếu như đã có thất bại của Cải cách, vốn bị quyến rũ bởi tự do, nhưng bộc lộ ra tình trạng bất lực tôn giáo và trở thành hình thức phủ định chứ không kiến tạo, thì thất bại diễn ra trong cách mạng còn to lớn hơn nữa. Cách mạng đã thất bại và toàn bộ thế kỉ XIX là tình trạng bộc lộ ra thất bại ấy của cách mạng Pháp và khai mở ra tình trạng phản ứng tinh thần, vốn đã xuất hiện vào đầu thế kỉ XIX và diễn ra cho đến tận bây giờ, bộc lộ ra thực chất và ý nghĩa của thất bại ấy. Bằng con đường mà cách mạng đã theo, con người không thể thực hiên dược các quyền của mình và tự do của mình, không thể đạt được hạnh phúc. Nếu như vào năm 89 cuộc cách mạng vận động bằng cảm hứng các quyền con người và quyền công dân, cảm hứng tự do, thì vào năm 93 nó đã đi đến chỗ phủ nhận bất cứ quyền nào và bất cứ tự do nào. Cách mạng tự ăn thịt mình, trong khi bộc lộ ra rằng ở trong cơ sở của nó không hề có khởi nguyên nào củng cố quyền con người về mặt bản thể luận. Bộc lộ ra rằng các quyền con người mà quên lãng các quyền của Thượng Đế thì sẽ tiêu hủy bản thân mình chứ không giải phóng con người. Phản ứng tinh thần đã chứng tỏ điều này vào đầu thế kỉ XIX, phản ứng ấy đã đóng góp những ý tưởng sâu sắc nhất làm phong phú suốt thế kỉ này. Thế kỉ XIX phần lớn là phản ứng chống đối lại thế kỉ XVIII và cách mạng”.

Tuy nhiên, Berdyaev cũng không phủ nhận những thành quả của chủ nghĩa nhân văn trong quá trình lịch sử, khi nó giữ được thái độ trung dung, không chống đối lại tôn giáo. Ông nhận xét: “Cũng cần phải chỉ ra rằng, chủ nghĩa nhân văn đạt tới sự phát triển hoàn hảo của nó và đạt tới đỉnh cao của sáng tạo ở con người, khi nó giữ được mình ở vào khoảng giữa tính nhân bản thuần túy, thí dụ như ở trong Phục hưng ở nước Đức, ở trong cá nhân thiên tài Goethe. Đây là biểu lộ cuối cùng của chủ nghĩa nhân văn lí tưởng thuần túy. Herder