Bốn tướng Tề vây được Bàng Quyên vào giữa, vừa muốn hạ lệnh ba quân buông tên, bỗng thấy Tôn Tẩn sải ngựa tới truyền rằng:
– Đừng bắn nó! Đừng bắn nó! Bàng Quyên nghe kêu, ngước mặt ra ràng là Tôn Tẩn thì kinh sợ, tê tái cả mình, vô ý té nhào xuống ngựa. Tôn Tẩn truyền quân bắt bỏ vào tù xa, rồi chỉ vào mặt mà mắng rằng:
– Bàng Quyên ơi, mi rõ là kẻ lòng lang dạ thú, gạt chúa khi vua, vong ơn bạc nghĩa! Mi có nhớ lúc tại chợ Châu Tiên mi thề với ta rằng:
Ai lỗi đạo anh em sẽ bị loạn tên tại Mã Lăng đạo và bị bảy nước phân thây hay không? Nay số mi đã cùng, mạng mi đã tuyệt nên trời khiến mi tới đây mà nạp mình. Ta không thèm bắn mi, ta hãy đem mi về nước Ngụy, một là giao trả Thái tử Tất Mạo cho vua Ngụy, hai là xin vua Ngụy một khoảng đất dùng làm chỗ bảy nước phân thây mi! Bàng Quyên nghe mấy lời hối hận quá, nhưng nào có kịp! Người sau đọc sử tới đây, có vịnh bài thơ rằng:
Muôn mũi tên gom tại Mã Lăng, Khen mưu Tôn Tẩn ứ ai bằng Đau chân bởi bạn càng buốn trí, Hươi kiếm vì ai phải nghiến rằng, Ba vạn binh Tề oai vũ dõng, Một viên tướng Ngụy dạ kinh mang Người sau kết bạn nên đôn hậu, Chớ khá vô tâm học chú Bàng.
Bây giờ Tôn Tẩn bèn kéo binh về trại ra mắt Lỗ vương, thuật rõ việc bắt Bàng Quyên rồi nói tiếp rằng:
– Bây giờ hạ thần muốn kéo binh qua thành Nghi Lương để trả Thái tử Tát Mạo cho vua Ngụy và mượn một tiếng đất hầu xử tội Bàng Quyên. Chẳng rõ ý điện hạ thế nào?
Lỗ Vương khen phải, lập tức hạ lệnh nhổ trại ra đi.
Quân sĩ được lệnh, liền nhổ trại, kết đội lên đường. Đi chẳng mấy ngày đã tới thành Nghi lương, đại binh đồn tại ngoài thành. Tôn Tẩn dạy quân sĩ nói với quân trong thành rắng:
– Nay Tôn quân sư đã bắt được Bàng Quyên tại Mả Lăng rồi. Bây giờ đối với Ngụy chúa không có cừu thù gì, nên đem Thái tử Tất Mạo tới trả.
Vậy trên thành phải vào mới Ngụy chúa ra lãnh.
Ngụy chúa tuy mừng con mà cũng buồn vì nỗi phải bị sĩ nhục. Dầu thế nào, Ngụy chúa cũng rán đem các quan lên thành hội kiến với Tôn Tẩn. Tôn Tẩn thấy Ngụy chúa đứng trên thành, bèn nói:
– Tôi với Bàng Quyên có cái thù chặt chân, chứ với Bệ hạ thời không cừu oán chi. Nay tôi bắt được Bàng Quyên rồi, nên tôi giao trả Thái tử lại cho bệ hạ, và luôn đây xin Bệ hạ cho tôi mượn một khoảnh đất ở cửa đông thành để xử tội Bàng Quyên.
Ngụy chúa nghe hỏi mượn đất giết Bàng Quyên, biết Tôn Tẩn muốn làm nhục mình nên buồn lắm, song cũng gượng nhận lời rồi sai quân sĩ thòng ván đu xuống dưới thành rước Thái tử lên, rồi cho con và các quan lui vào triều.
Ngụy chúa vào triều vẻ mặt buồn bã lắm, đem việc vừa hội kiến với Tôn Tẩn mà thuật lại cho các quan nghe. Con trai Bàng Quyên là Bàng Anh nghe nói Tôn Tẩn sẽ giết cha mình tại ngoài cửa đông thì liền xin với ông ngoại là Ngụy vương, sáng hôm sau đem binh ra đó cứu cha.
Ngụy chúa chuẩn tấu. Tới hừng đông, Bàng Anh đem binh đi, vừa ra cửa thành gặp Viên Đạt đem binh đón giết mất. Viên Đạt kêu lới rằng:
– Quân trên thành hãy vào báo với Ngụy chúa rằng:
Tôn quân sư không định giết Bàng Quyên tại đây. Hỏi mượn đất như vậy là lập mưu gạt Bàng Anh ra thành đặng giết cho tuyệt giống như vong ân phụ nghĩa.
Nay Bàng Anh đã bị giết rồi. Tôn quân sư đem Bàng Quyên sang Mao Đâu Na hành hình. Vậy Ngụy chúa tới ngày hai mươi lăm tháng này phải có mặt tại đó đặng chứng kiến với các vua chưa hầu. Ngày đó nước nào thiếu mặt sẽ bị quân sư đem binh hỏi tội.
Quân sư kêu bèn đem các lời vào báo lại với Ngụy chúa. Ngụy chúa nghĩ rằng:
– Ngày ấy quả nhân còn mặt nào mà hội với các chư hầu. Âu là sai người có bệnh đi không được.
Bây giờ Tôn Tẩn lại viết hịch văn sai sứ đi tới sáu nước mời chư hầu nhóm hội xử tôi Bàng Quyên. Hịch văn như vầy:
“Tượng nghe:
Kẻ nào khi dễ vua và cha mẹ, ắt bị chém đầu, mà bà con cũng có tội. Kẻ nào nói dối gạt người ắt bị mài rằng cắt lưỡi. Phép tắc đã rành rành như mặt trời chói chang, kẻ vô đạo đâu thoát khỏi ngoài vòng được. Tôi Tân Tẩn, tài hèn trí mọn, may được các vua cho dự binh quyền để dẹp rối thiên hạ.
Tới nay, vì thù chung của các nước phải đem binh ra chiến đấu với Bàng Quyên. Nó là đứa con trời hiếp dân, gạt vua quấy nước, vong ân bội nghĩa, không thể cùng chung sống với Tẩn này một trời. Vậy tôi đã hết sức đánh gạt mà bắt được rồi, định sẽ hành hình tại Mao Đậu Na, một là trừ hậu họa cho chư hầu, hai là trả thù chặt chân của tôi. Đến ngày hành hình là hai mươi lăm tháng này, các vua nên tựu đủ mặt để xem quả báo:
Làm dữ gặp dữ và mừng đã trừ cái tai nạn của sự hòa bình.
Ngày mười một tháng chín mùa thu năm thứ ba mươi hai, vua Oai vương nước Tề.
Sai sứ đi các nước rồi, Tôn Tẩn lại sai Tu Văn Long về nước Tề rước Tề vương. Lúc bây giờ, Tề Oai vương đã băng, con là Tuyên vương thế ngôi. Tu Văn Long về triều ra mắt Tuyên vương đem việc Tôn Tẩn bắt được Bàng Quyên định tới ngày hai mươi lăm thì hành chính…. Mà tâu lại, rồi thỉnh Tuyên vương ra Mao Đậu Na chứng giám. Tuyên vương chuẩn tấu truyền quan nghi trượng sắp sửa xa giá tới hôm sau thì đi.
Tuyên vương ra tới Mao đậu Na, Lỗ vương và Tôn Tẩn hay tin bèn ra khỏi trại rất xa mà tiếp. Khi vào tới trung quân, phân ngôi thứ ngồi xong, Tuyên vương bèn phán rằng:
– Quả nhân nghe tin báo tiếp thì mừng rỡ biết bao nhiêu. Thiệt tiên sanh đã gánh chịu tủi nhục mới có được hôm nay.
Tôn Tẩn nói:
– Hạ thần mà trả được thù này đều nhờ ơn tiên vương và chúa công vậy.
Tuyên vương phán rằng:
– Đó là trời giúp tiên sinh chớ quả nhân có ơn gì? À, bây giờ giam Bàng Quyên ở đâu, hãy cho quả nhân xem mặt thằng khuấy nước hại dân, vô ơn bạc nghĩa đó coi ra sao?
Tôn Tẩn dạ dạ rồi truyền lệnh ba quân đem cũi nhốt Bàng Quyên ra trước quân tướng. Tề Tuyên vương trông thấy Bàng Quyên thì chỉ vào mặt mắng nhiếc thậm tệ, rồi dạy đem giam nơi khác chờ các nước hội đủ sẽ hành hình. Bây giờ Tề Tuyên Vương lại sai ngự trù dọn tiệc, rồi cùng Lỗ vương và Tôn Tẩn ăn uống.
Chẳng mấy ngày vua nước Tần, nước Sở, nước Triệu, nước Yên, nước Hàng đều tới hội, còn nước Ngụy thì có Châu Hợi đi thay mặt. Thấy đủ mặt các nước rồi, Tề Tuyên vương bèn truyền bày tiệc khoan đãi. Các nước đều tôn Tuyên vương là vua nước đàn anh xếp ngồi trên, rồi cùng nhau ăn uống chuyện vãn.
Tiệc rượu tới vài tuần, Tôn Tẩn bèn dạy quân sĩ đem Bàng Quyên ra trước mặt các vua, rồi đứng lên nói rằng:
– Tôi chẳng phải là người bất nhân bất nghĩa, song vì Bàng Quyên xưng hùng bội bạc với tôi, nên nay tôi phải sửa trị nó. Vậy tôi xin đứng trước đây kể lai lịch của nó cho các đại vương nghe.
Tôn Tẩn nói dứt liền đem việc mình với Bàng Quyên từ lúc gặp nhau giữa đường, thề nguyền kết bạn, tới lúc học với Quỷ Cốc bị gạt, rồi khi xuống Ngụy bị Bàng Quyên chặt chân và toan giết…. Mà kể lại. Kể xong bèn nói tiếp rằng:
– Tôi với Bàng Quyên chỉ có cái thù chặt chân, vậy nay tôi xin chặt chân nó cho hả giận. Còn nó đối với các vua thế nào thì các vua hãy liệu mà xử.
Tôn Tẩn nói dứt, đôi dòng nước mắt chảy xuống ròng ròng. Các vua đồng nói:
– Tôn tiên sinh xử như vậy là phải.
Tôn Tẩn liền dạy quân sĩ trói Bàng Quyên để nằm ngửa ra, rồi khiến khiêng cái áp đồng kẹp chân lại. Đoạn Tôn Tẩn ra lệnh quân sĩ ép xuống. Đánh rốt một tiếng, mười ngón chân Bàng Quyên đứt liền, máu ra lai láng. Bàng Quyên chết ngất đi rồi sống lại. Tôn Tẩn nói:
– Bảng Quyên ơi, nay mi bị chặt chân đau thế ấy. Thiệt lưới trời thưa mà không lọt phép trời rộng mà khó dung.
Người sau có thơ rằng:
Mi lìa Nghi Lương, ta cách Yên, Gặp nhau kết bạn, chợ Châu Tiên.
Theo thầy chung học lòng không nản, Giữ nghĩa cùng chơi dạ chẳng riêng.
Xuống Ngụy sớm quên lời thệ nguyện, Chặt chân đã buốc mối oan khiên.
Cơ trời báo ứng Mả Lăng đạo, Mao Đậu Na, nghiệt trả nhãn tiền.
Tôn Tẩn nói dứt, lui lại chỗ cũ mà ngồi, Lỗ vương Điền Kỵ bước tới chỉ mặt Bàng Quyên mà rằng:
– Ta với mi nào có thù áo chi mà lúc trước mi làm nhục cạo râu bôi phấn vào mặt ta. Nay ta cũng lấy cách ấy để trả thù cho mi biết nhục! Nói rồi dạy quân sĩ cạo râu và bôi phấn vào mặt Bàng Quyên.
Rồi đó lại tới phiên Hàng chúa bước tới mắng Bàng Quyên rằng:
– Ơ Bàng tặc, Ngụy Dương công chúa là vợ ta, có cừu thù chi với mi, mà mi dám đặt điều nói xấu giữa Ngụy Triều để đến nỗi công chúa uất ức mà chết. Nay ta vì vợ ta mà trả thù đây! Mắng dứt dạy tả hữu kéo lưỡi ra mà cắt một khúc.
Đoạn tới tướng nước Triệu là Liên Pha xách gươm tới chỉ vào mặt Bàng Quyên mà mắng rằng:
– Ớ thằng chọc trời khuấy nước kia! Con ta là Liên Cang gởi ải Bá Linh, mi ỷ mạnh buộc nó mở cửa cho mi đi qua một lần rồi, thế mà sao lại còn tới giết nó? Nay mi tới đây chính là ngày mi thường mạng cho con ta vậy! Dứt lời Liêm Pha hươi gươm chặt đứt làm hai đoạn.
Xong việc trả thù Tôn Tẩn bèn dạy quân đao phủ phân thây Bàng Quyên chia cho bảy nước. Nước Tề đứng bực lớn lấy cái đầu. Tần lấy cánh tay trái. Sở lấy cánh tay mặt, Yên lấy thân dưới. Mỗi nước một phần đem về treo ngoài thành cho diều tha quạ đánh, nắng đốt mưa chan hai ngày để răn chúng. Còn bộ lòng của Bàng Quyên, thì Tôn Tẩn cậy Châu Hợi đem về cho Thoại Liên công chúa.
Phân thây Bàng Quyên vừa rồi, Tề Tuyên vương bèn hiệp với các vua phong cho Tôn Tẩn làm chức Thiên hạ tổn binh quân sư, cho đeo ấn vàng của bảy nước. Tôn Tẩn lãnh chức rồi nói với các vua rằng:
– Từ nay các ngài nên giữ lệ nẹp cống cho Tề vương. Nếu ai đổi lòng tôi sẽ hưng binh hỏi tội. Chừng ấy chớ trách tôi sao chẳng trọn lòng trung.
Các vua đều tỏ lời bằng long.
Sau khi tiệc tan, các vua từ Tuyên vương, Lỗ vương và Tôn Tẩn mà về nước.
Nói lại Châu Hợi đem bộ lòng và thân dưới của Bàng Quyên về Nghi Lương thành tâu rõ đầu đuôi việc hành hình tại Mao Đậu Na cho Ngụy chua nghe. Ngụy chúa nghe dứt than rằng:
– Tại Bàng Quyên lúc bình sinh hay thù oán, nên nay chết chẳng toàn thây! Thôi thi thể nó khanh hãy liệu lý giùm, rồi cho công chúa hay và an ủi chớ quá buồn mà hại thân! Châu Hợi dạ dạ lui ra khỏi triều, qua phủ Phò mã mà báo tin buồn cho công chúa. Công chúa nghe tin chồng bị bảy nước phân thây, liền nhào xuống lầu mà chết. Có thơ chứng rằng:
Ai khéo xuôi chi rẽ phụng loan Nghe tin chi xiết nỗi kinh hoàng Nơi cồn Mao Đậu chàng tan xác Thiếp phải mau theo xuống suối vàng.
Tề vương về triều, dạy quân đem đầu Bàng Quyên ra theo ở cửa thành rồi truyền quan đại phu Quan Lộc mở tiệc lớn cho chúa tôi cũng ăn uống khánh công. Giữa lúc ăn uống, vua hạ chỉ tha các tù phạm và miễn thuế cho dân ba năm. Bữa tiệc hôm ấy chúa tôi ăn uống rất vui vẻ.
Bây giờ, công đã thành, danh đã toại, thù đã trả. Tôn Tẩn muốn học gương triết nhân, nên định từ tạ Tề vương đem vợ con về Yên thăm cha mẹ, anh em, rồi vào núi ẩn thân tu niệm. Ý đã định một buổi chầu nọ, Tôn Tẩn bèn dâng sớ xin giải chức. Tuyên vương cầm lại đôi ba lần không được bèn phong cho hòn núi Thạch Nhàn để dùng làm chỗ tu niệm. Tôn Tẩn bái tạ, rồi từ giã lui về phủ. Ít hôm Tôn Tẩn từ biệt, đem vợ con về Yên thăm cha mẹ anh em rồi vào ở trong núi Thạch Nhàn, ở hơn một năm thì mất ám dạng. Người đương thời nghĩ rằng:
“Tôn Tẩn đã theo thầy Quỹ Cốc về tu luyện ở núi Vân Mộng rồi”.
Người sau có thơ khen rằng:
Ba năm học phép núi Vân Mộng.
Một lúc đem ra giúp vạc Tề.
Công toại danh thành, lòng chẳng động
Về non tu luyện, lánh nơi mê.
Mời các bạn đón đọc Xuân Thu Oanh Liệt của dịch giả Tô Chẩn.