Tài tình cho lắm để trời bắt làm gương thế gian soi. Thường thường các sách giáo khoa văn học không cho học sinh, sinh viên thấu rõ cuộc đời các danh nhân mà những giọt lệ nhiều hơn những nụ cười, và cũng dai dẳng hơn những nụ cười thoáng qua…
Điếc chỉ là một tật thứ cấp, ngay vào thời kỳ chưa có máy chữa trị như ngày nay. Nhưng nhà soạn nhạc số 1 thế giới qua các thế kỷ – Beethoven – mà lại không được thưởng thức những kiệt tác của chính mình thì thực là mỉa mai. Người mù mất ít ra là 80% hạnh phúc cuộc đời. Tuy vậy, nhà bác học mù vì bụi sách thư viện, vì đọc quá nhiều, hay vì chiến tranh, vẫn tiếp tục nghiên cứu, dạy học, dạy cả… toán cao cấp nữa (bà vợ viết phương trình, vẽ hình trên bảng)!
Đau đớn hơn là những nhà triết học suy tư nhiều quá (điển hình là bức tượng “Người suy tư” – Le penseur của Rodin), những thi sĩ tưởng tượng nhiều quá, những họa sĩ dốc hết tinh thần vào các bức tranh đến nỗi không còn tinh thần cho mình nữa…. khôn quá hóa điên!