Vùng Trời Mơ Ước

Vùng Trời Mơ Ước

Tác giả:
Thể Loại: Tiểu Thuyết Phương Tây
Nguồn: https://thuviensach.vn
PDFĐỌC ONLINE

Elia Kazan nguyên là Elia Kazanjoglous, người Hy Lạp, sinh năm 1909 tại Istambul Thổ Nhĩ Kỳ (Turquisecùng cha mẹ di dân sang Hoa Kỳ năm 1913 theo học và tốt nghiệp ở Hoa Kỳ. Ông khởi đầu sự nghiệp năm 1932; đóng những vai không quan trọng trong các vở kịch và nhạc kịch, rồi đến năm 1940, trở thành tài tử điện ảnh, và đến năm 1943 nổi danh trong vai chính của cuốn phim The Skin Of Our Teeth. Từ đó ông từ giã nghiệp diễn viên, để viết truyện phim, làm đạo diễn và viết văn. Sau sự thành công rực rỡ của cuốn phim The Skin Of Our Teeth do chính ông đạo diễn kiêm diễn viên chính, ông lần lượt đạo diễn các cuốn phim sau đây: — A Streetcar Named Desire 1951 — Death of a Dalesman 1954 — East of Eden 1955 — Man on a Tightrope 1953 — On the Waterfront 1954 — Baby Doll 1956 — A Face in the Crowd 1957 — Tea and Symphathy 1957 — JB 1959 v..v.. Hai cuốn phim của ông được giải thưởng điện ảnh của Hàn Lâm Viện Điện Ảnh Hoa Kỳ, là các cuốn Agreemenh và On the Waterfron. Sau khi đã thành một cao thủ điện ảnh Hoa Kỳ trong thập niên 50. Được giới điện ảnh đặt cho những biệt danh thân yêu và tỏ ý thần phục: Big Daddy, Baby Doll, Gadge, Pasha, ông nhảy vào địa hạt văn chương năm 1961 với cuốn America America được quay thành phim, do chính ông đạo diễn và trở thành một cuốn sách bán chạy nhất liên tiếp nhiều năm. Tác phẩm văn chương thứ hai của ông cũng là tác phẩm bán chạy nhất và cũng được quay thành phim do chính ông đạo diễn là cuốn The Arrangement. Tác phẩm thứ ba của ông là cuốn The Assassins. Xuất bản cuối năm 1972, đang thành cuốn sách được mệnh danh là tác phẩm văn chương gây nhiều sôi nổi nhất hiện nay ở Mỹ. Cả ba tác phẩm văn chương của Elia Kazan đều được dịch sang Việt Ngữ, với các tựa đề: — Vùng Trời Mơ Ước ( America America— Trở Lại Thiên Đường ( Arrangement— Những Kẻ Sát Nhân (The AssassinNgười dịch: Nguyễn Hữu Đông Giới phê bình văn chương Tây Phương đã phải thêm một phen kinh ngạc vì ba tác phẩm văn chương của Elia Kazan, mỗi cuốn đặt thành một vấn đề đặc biệt của xã hội: vấn đề dân di cư thiểu số ở Mỹ, vấn đề mất tin tưởng và lý tưởng trong xã hội Hoa Kỳ, và cuối cùng gần gũi nhất là vấn đề để xung đột giữa thế hệ trẻ và già. Tự thuật của ông, Elia Kazan: Một Đời Người, được xuất bản năm 1988. Kazan qua đời tại nhà riêng ở Manhattan ngày 28/09/2003 thọ 94 tuổi. *** Từ rất xa, người ta có thể nhìn thấy ngọn núi Aergius hiện ra thật đẹp, thật cân đối, với đỉnh núi và những sườn núi phủ tuyết. Người ta có thể nghe được tiếng hát của hai người đàn ông, bằng một ngôn ngữ lạ. Trên một sườn cao khuất nắng có một cánh đồng nước đá. Một chiếc xe và một con ngựa già đứng bên cánh đồng nước đá đỏ. Hai người đàn ông đang xẻ nước đá thành từng mảnh vừa sức mang đi. Công việc nặng nhọc, nhưng hai người còn trẻ và khỏe mạnh. Họ làm việc hăng hái vì họ làm việc cho họ. Giọng hát của họ, mặc dầu không được huấn luyện, nghe rất hòa hợp thích thú. Đó là dấu hiệu thân kết giữa một đôi bạn thiết. Stavros Topouzoglou là một thanh niên hai mươi tuổi. Nét mặt của chàng có một cái gì vừa dịu dàng vừa say sưa. Trên nét mặt đó ẩn chứa đầy những khao khát không nói lên được. Cặp mắt mầu nâu của chàng long lanh như những trái ô liu ướt nước. Làm việc cạnh chàng là Vartan Dama-dian. Anh ta hai mươi tám tuổi. Khuôn mặt của anh có những nét hoang dại, phong trần. Một chiếc mũi thật to, cong lại với một vẻ đa nghi, vừng trán thấp, mái tóc rậm tràn đầy sức sống, cặp môi thèm khát. Những nét đó và vóc dáng nặng nề như gấu rừng tạo cho anh một hình ảnh đáng nể. Hai chàng thanh niên chỉ là hai bóng dáng bé nhỏ trên cánh đồng nước đỏ. Sau lưng họ là một phong cảnh hùng vĩ. Người ta nghe được tiếng gió âm u ngự trị vùng cao nguyên này. Xưa kia, Anatolia là một quận huyện thuộc đế quốc Byzantine, với hai sắc dân Hy Lạp và Armenia chung sống. Vào năm 1381, miền đất này bị quân Thổ đánh chiếm, và từ dó hai sắc dân Hy Lạp và Armenia sống như những sắc dân thiểu số dưới quyền thống trị của quân xâm lăng Hồi Giáo. Nổi bật về phía trước, một sợi giây điện tín móc trên những chiếc cột, thô sơ càng lùi xa càng nhỏ dần, làm tăng thêm vẻ mênh mông. Phía xa, là ngọn núi Aergius. Gần đó là một số ngôi nhà nằm một phần dọc theo hai sườn dốc đối diện nhau, một phần dướt trũng hẹp giữa hai sườn dốc đó. Thị trấn mang tên Germer. Người ta có thể nhận ra một hay hai tháp chuông. Hôm nay là một ngày lễ lớn của Hồi Giáo, gọi là lễ Bayram. Vào ngày này tất cả những người Thổ dư dả đều làm thịt một con cừu và bố thí một phần cho người nghèo. Một đàn cừu đang được lùa qua đường phố hẹp. Người chăn cừu dừng lại để bán một con cừu cho một chủ nhà. Theo sau ông cả gia đình ông bận những quần áo ngày lễ đẹp nhất của họ. Rượu vừa được rót ra. Một con cừu hoảng sợ kêu lên. Nó đã biết số phận của nó. Trong lúc những cốc rượu chuyền khắp những người trong gia đình, thì người cha đang liếc lại con dao phay. Trông người ta có vẻ thành thạo với con dao này lắm, để mổ thịt, cũng như để sử dụng như một khí giới. Cả gia đình có mặt tại đây. Những người đàn bà đứng trước ngưỡng cửa, mặt được phủ kín một phần. Tất cả gia đình nhìn người cha mổ thịt con vật vừa bị giết. Một bé gái nhỏ mang đến cho người cha một cốc rượu trên một chiếc khay nhỏ. Ông ta cầm cốc rượu rồi hôn con gái yêu của ông ta một cách say sưa. Một vài người ăn mặc sang trọng cưỡi ngựa đi qua. Những người đàn bà kéo các đứa trẻ tránh ra. Phía sau những kỵ mã là một đôi ngựa kéo theo một chiếc xe. Mã phu hét lớn điều khiển đôi ngựa. Cặp ngựa quẹo theo góc đường, kéo chiếc xe theo. Đến trước thị sảng, các chức sắc dừng lại, người cưỡi ngựa, người đi xe, vài người đi bộ, tất cả đều phục sức cho ngày đại lễ. Bầu không khí có một vẻ gì đầy đe dọa.