Việt sử : Xứ Đằng trong 1558 – 1777

Việt sử : Xứ Đằng trong 1558 – 1777

Tác giả:
Thể Loại: Lịch Sử - Chính Trị
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Các sử liệu về xứ Thuận Hóa, xứ Quảng Nam, phủ Gia định trong thời kỳ các chúa Nguyễn làm chủ và mở mang đất ấy, từ hậu bán thế kỷ XVI đến hết thế kỷ XVIII, chưa được khai-thác và chép thành sách Mà ấy là thời kỳ của những thế hệ đã có một tinh thần tiến thủ và ý chí khai thiết đặc-biệt trong lịch sử dân tộc, thời kỳ của những công trình mở rộng cương thò trên một phần đất quan trọng ở phương Nam. Và các sử liệu &y, so sánh với các sử-liệu thuộc các thời-kỳ trước đó của nước ta, không đến nỗi quá nghèo nàn. Vì chúng ta có chánh sử, có từ – sử, lại có các thiên ký sự của các giáo sĩ, thương nhân Âu châu đã bắt đầu đến Đường trong trọng thời gian ấy. Về chánh sử cũng như th sử, chúng ta có hai nguồn sử liệu đối lập nhau, là Đại-Việt Sử Kỳ Toàn-Thư và Đại-Việt Sử-Kỳ Bản Kỷ Tục Biên, Vũ Biên Tạp Lục của Bắc hà, Khâm Định Việt Sử Thông-Giám Cương- Mục, Đại Nam Thực-Lục Tiền Biên, Đại-Nam Liệt-Truyện Tiền-Biên, Gia định Thông chi, Nam-triều Nguyễn Chúa Khai quốc công nghiệp diễn chi của Nam-hà, và như vậy, việc biên soạn dễ khách quan và có thể tránh được sự thiên vị.

Các điều ấy đã khuyến khích chúng tôi viết sách này.
Về các chế-độ như binh bị, thuế khóa, sản vật, phong tục, Kinh tế,

Có thể bạn thích sách  Bí Mật Mộ Khổng Minh

tài chính, thơ văn của Nam-hà, chúng tôi đã lấy nhiều tài liệu, sách Vũ-Biên Tạp lục, tác giả sách này là nhà học-giả Lê Quí Đôn, làm Hiệp trấn Tham tán quân-cơ Thuận hóa năm Bính thân (1776), sau khi chúa Nguyễn cuối cùng, chúa Duệ-tông, vừa bỏ Phú-Xuân chạy vào Nam, đã xem được các số sách, văn thư của nhà Nguyễn, nên các tài liệu trong sách ấy ắt có giá-trị xác thực. Nhưng hai bộ Vũ-Biên Tạp lục chép tay của Viện Khảo-cô Saigon mà chúng tôi dùng đều chép sót, sai nhiều chỗ, chúng tôi chỉ dùng những tài liệu mà ở hai bản đều y nhau, hoặc có sự sai thù, nhưng không quan-trọng, hoặc sót ở một bản, nhưng có trong Thực-lục Tiền biên,

Quyền Nam-Triều Nguyễn Chúa Khai quốc công nghiệp Diễn chí đáng ra là rất quý, vì là tác phẩm đồng thời với giai-đoạn lịch sử chúng tôi nghiên-cứu : ông Nguyễn Khoa Chiêm làm quan nhiều năm đời chúa Hiền-tông, từ chức Thủ-hợp đến chức Tham-chính Chánh-đoán sự. Nhưng chúng-tôi nhận thấy tác giả quá trọng thị phương-điện văn chương, dùng văn chương đề tô điềm nhiều quả thì e có khi che lấp sự thực đi chăng, vì vậy chúng tôi chỉ dùng tài liệu sách này một cách dè dặt : nhiều tình tiết có vẻ tiêu thuyết hóa thì chúng tôi chép lại ở phần “chú).

Về những đoạn sử có liên quan đến lịch sử Chiêm lạp, chúng tôi đã gặp nhiều khó khăn.

Có thể bạn thích sách  Những Nghịch Lý Của Thời Gian

Lịch sử Chiêm-thành chỉ được các nhà khảo cô Pháp xây dựng lại nhờ những kỳ tái của các tấm bia, tháp, nhưng ý kiến của nhà khảo có không nhất trí về thể thứ. của các vị vua, và nhiều sự kiện khác nữa. Mỗi vua Chiêm lại có nhiều tên, ngoài tên hiệu, họ còn tước, tên thụy, v.v.. tên các vua Chiêm chép trong sử Tàu và trong sử Việt nhiều khi khác nhau, vì vậy chúng tôi e ngại có nơi sự đổi chiều không chắc chắn xác thực được. Về danh xưng và lịch sử giao thiệp giữa Chiêm và Việt, chúng tôi đã dựa phần nhiều trên quyền Le Royaume Du Champa của Georges Maspero và sử Việt đề làm căn cứ.

Lịch sử Chân-lạp đã được nhiều nhà sử-học Pháp, viết. Nhưng các vua Chân-lạp cũng như vua Chiêm thành, có nhiều tên gọi mà chúng với không phân biệt được ; và nhiều vua có hiệu, tước giống nhau, các sách Pháp lại không nhất trí trong việc dùng danh xưng các vua, vì vậy sự đổi chiều rất khó khăn. Trong sách này, chúng tôi căn cứ trên sử ta và theo danh xưng của các sách Histoire du Cambodge của Dauphin Meunier, Histoire du Cambodge depuis le rer siècle de notre ère cùa Leclère; về sự giao thiệp Miên Việt, cũng dùng tài-liệu ở hai sách ấy.

Vì các lẽ trên, quyền Lịch-Sử Xứ Đường trong không khỏi có nhiều lầm lẫn và thiếu sót. Mong các bậc cao minh đỉnh chánh cho.