Võ–vật hình thành trong quá trình lao động sản xuất và phát triển theo quá trình phát triển, thay đổi phương thức sản xuất.
Khi xã hội loài người ra đời, công việc chủ yếu của họ là tìm kiếm thức ăn có sẵn trong thiên nhiên, săn bắt thủ rừng. Những động tác rinh mỏ, tạo cơ hội bất ngờ, tôm, bắt, đánh chết thủ dữ (rừng) trở nên quen thuộc đối với họ. Suy cho cùng thì những động tác đó chính là ngọn nguồn của mọi động tác, mọi trường phái võ – bật ngày nay.
Khi xã hội loài người hình thành giai cấp, hình thành kẻ giàu, người nghèo, tức là khi loài người chuyển sang chế độ xã hội nô lệ thí võ – vật trở thành phương tiện áp bức của bọn chủ nô và chống áp bức của những người nô lệ.
Võ – vật được hình thành rõ nét và truyền bá rộng rãi từ thời kỳ xã hội phong kiến. Khi mà súng chưa ra đời thì võ–vật chiếm địa vị độc tôn trong lĩnh vực quân sự.
Bước sang chế độ tư bản chủ nghĩa thi võ–vật thực sự trở thành phương tiện đàn áp nhân dân hoặc trở thành trò mua vui cho một nhóm người thuộc tầng lớp thống trị.
Ở thời kỳ này võ…vật không chỉ bao gồm những động tác đánh, đá, quật đơn giản nữa mà đã hình thành nhiều trường phái, nhiều ban võ nghệ. Ấn Độ có trường phái lô-ga, đượm màu sắc phật giáo, Võ Thiếu Lâm – một môn võ bí truyền của người Trung Quốc, Quyền Anh Thịnh hành ở các nước châu u, Giu- đô ở Nhật Bản, Ka-ra-te ở Triều Tiên, v.v…
Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa võ vật đã thực sự trở lại con đường khối phục và phát triển chân chính của nó với đầy đủ tính lịch sử và khoa học. Võ – vật cũng góp phần vào việc nâng cao sức khỏe cho quần chúng nhân dân lao động, nâng cao năng suất lao động, xây dựng và bảo vệ là quốc xã hội chủ nghĩa.