Văn Phạm Việt Nam Giản Dị Và Thực Dụng – Bùi Đức Tịnh full mobi pdf epub azw3 [Giáo Dục]

Văn Phạm Việt Nam Giản Dị Và Thực Dụng – Bùi Đức Tịnh full mobi pdf epub azw3 [Giáo Dục]

Tác giả:
Thể Loại: Review sách
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn
EPUBPDFĐỌC ONLINE

Năm 1956, với quyển Văn-phạm Việt-Nam cho các lớp Trung-học 1, sự cố-gắng của chúng tôi đã nhắm vào hai mục tiêu :

Thứ nhứt là uyển-chuyển trong sự hợp-lý-hóa cách mệnh-danh các từ-loại và các nhiệm-vụ văn-phạm để có thể tôn-trọng những thói quen sẵn có.

Thứ nhì là làm cho các điều trình-bày trong sách không có tính-cách những bài học của riêng một lớp nào.

Nay, trong quyển Văn-phạm Việt-Nam giản-dị và thực-dụng, mục-tiêu thứ nhứt không thay-đổi ; để tránh làm xáo-trộn những thói-quen, về một số từ-loại (như đại-danh-từ, trạng-từ, phụ-thuộc liên-từ chẳng hạn). chúng tôi đã theo cách mệnh-danh của quyển Việt Nam Văn phạm 2 thay vì giữ đúng cách mệnh danh mà chúng tôi đề-nghị – vì cho rằng hợp-lý hơn – trong quyển Văn-phạm Việt-Nam 3 do chúng tôi biên-soạn.

Nhưng, về mục-tiêu thứ nhì – cung-cấp tài-liệu tham-khảo cho giáo-chức cũng như học-sinh ở bất-cứ trình-độ nào – chính vì muốn nới rộng mục-tiêu ấy mà chúng tôi đã sửa-chữa và bổ-túc quyển Văn-phạm Việt-Nam cho các lớp Trung-học để có quyển Văn phạm Việt-Nam giản-dị và thực-dụng này.

Thực-tế, ở bậc Trung-học, môn Văn-phạm chỉ được học thành bài riêng, trong chương-trình Quốc-văn của các lớp Sáu và Bảy. Một quyển Văn-phạm, nếu chỉ có phần lý-thuyết, sẽ không giúp ích được cho học-sinh ở các lớp không còn phải học bài Văn-phạm nữa. Mà, chính ở những lớp từ Tám trở lên, học-sinh lại có dịp học thêm nhiều từ-ngữ mới và tập viết loại văn nghị-luận. Học-sinh thường viết sai Văn-phạm vì không biết cách sử-dụng những tiếng mà các em chỉ hiểu nghĩa lờ-mờ dựa vào các câu văn đã học. Học-sinh cũng thường vấp-váp về Văn-phạm, trong những câu nhiều ý của các bài nghị-luận, vì không nắm vững thể-thức trình-bày sự tương-quan giữa các ý trong câu.

Chúng tôi đã lưu-tâm đến sự-kiện vừa kể, khi soạn phần Ứng-dụng với những tỷ-dụ về các lỗi Văn-phạm thường thấy, xếp thành từng loại. Sau mỗi câu sai được đơn-cử, đều có phần giải-thích về lỗi-lầm và phần đề-nghị sửa-chữa.

Phần văn-phạm lý-thuyết đã được giản-dị-hóa đến mức-độ có thể cung-cấp tài-liệu soạn bài học cho các lớp Sáu, Bảy cũng như các lớp tiểu-học. Với phần Ứng-dụngchúng tôi hy-vọng quyển Văn-phạm này sẽ đạt được tính-cách thực-dụng khi trình-bày những kinh-nghiệm mà chúng tôi đã thu-nhặt được trong các việc soạn bài Giảng-văn và sửa bài Nghị-luận cho học-sinh.

Môn văn-phạm trong chương-trình học Quốc-văn của ta vẫn còn mới quá. Đối với rất nhiều học-sinh Trung-học đệ-nhị cấp, chẳng những các bài học Văn-phạm của « thời » lớp Sáu lớp Bảy chỉ là những kỷ-niệm quá lu-mờ mà đến cả ý-thức văn-phạm trong lúc viết văn cũng không còn « vang bóng ».

Diệt-trừ bệnh cẩu-thả trong lúc viết văn là một việc khá quan-trọng của học-đường. Để góp phần vào việc ấy, trong địa-hạt văn-phạm, chúng tôi thành-tâm mong đợi những lời phê-bình, chỉ-giáo của các bậc cao-minh cũng như của các bạn thiết-tha với việc vun bồi tiếng nước ta.

Sài-thành, 16 tháng chạp, 1966

Thanh-Ba Bùi-đức-Tịnh

***

Theo sự nhận-xét của nhiều nhà khảo-cứu. Việt-ngữ là một thứ tiếng thuộc về dòng Thái. Dòng tiếng Thái có hai đặc-điểm : có giọng lên cao xuống thấp như tiếng Trung-Hoa và theo ngữ-pháp đặt xuôi 4 của loại tiếng Ấn-Độ – Mã-lai (Môn-mên, Mon-da, Xăng-ta-li…)

Từ xưa lắm, trước khi bị người Trung-Hoa đô-hộ, tổ tiên ta đã có một ngôn-ngữ riêng-biệt. Có lẽ thời sơ-cổ ngôn-ngữ ấy gồm những tiếng đa-vận và ít có giọng lên cao xuống thấp. (Ví-dụ : tiếng Mã-lai : talang = làng ; genap = khắp).

Có thể bạn thích sách  Phượng Điểm Giang Sơn - Ngư Nghiệt full prc, epub [Quân Sự]

Dần dần, lối phát âm có thinh bổng, thinh trầm được du-nhập từ các thị-tộc đã tiếp-xúc nhiều với người Hán-tộc. Và lối phát-âm ấy phối-hợp với sự thúc-vận (hay nói ríu) có lẽ đã làm cho những tiếng đa-vận biến thành độc-vận. 5

Khi bắt đầu tiếp-xúc với văn hóa Trung-Hoa, tổ tiên ta đã có một ngôn-ngữ gồm những tiếng đơn-vận có ít nhiều thinh trầm bổng. Đó là cái vốn tiếng Nôm đầu-tiên của chúng ta.

Sau cuộc chinh-phục của Lộ-Bác-Đức (111 trước Tây-lịch), văn-hóa Trung-Hoa bắt đầu xâm-nhập Việt-Nam. Tổ-tiên ta đã học tiếng Hán với các quan cai-trị, với những tội-nhân, những binh-sĩ, những người tránh nạn Vương-Mãng (5-22 sau Tây-lịch) sang sống chung với dân-chúng. Có lẽ ta đã học tiếng Hán theo giọng Trường-An (về sau là giọng Bắc-Kinh). Việc học tiếng Hán càng có ảnh-hưởng sâu-sắc trong sự phát-triển Việt-ngữ, là vì nền học-thuật của nước ta bấy giờ là thuần Hán-học.

Những tiếng Trung-Hoa học được, tổ-tiên ta đã nói trại đi. Sự biến-hóa các tiếng Hán theo âm-hưởng Việt-Nam ấy đã diễn ra bằng hai cách : cách nói trại của dân-chúng (dân-hóa) và cách nói trại của các nhà trí-thức (nho-hóa). Các tiếng Hán nói trại ngày càng xa tiếng gốc, nhứt là khi chúng ta đã tự giải-thoát khỏi ách đô-hộ của Trung-Hoa để xây-dựng nền độc-lập. Những tiếng do các nhà trí-thức nói trại sẽ được gọi là tiếng Hán-Việt. Những tiếng do dân-chúng nói trại đã tăng-gia số tiếng Nôm sẵn có.

II. TIẾNG HÁN-VIỆT

Có thể định-nghĩa một cách giản-dị rằng tiếng Hán-Việt là những tiếng Hán phát-âm theo lối Việt. Ban đầu đó là những chữ Hán mà khi học trong sách Trung-Hoa các nhà trí-thức ta đọc trại đi theo giọng Việt.

Nhưng sự đọc trại của nhà trí-thức đã theo một lề-lối nhứt-định. Đó là do lối phiên-thiết 6 dùng trong các tự-điển Trung-Hoa để chỉ rõ cách đọc mỗi chữ.

Ví-dụ : chữ Hán ta đọc là sỉ (nghĩa : thẹn) vì chữ ấy đã được phiên-thiết bằng hai chữ số và lỹ (theo Khang-Hi tự-điển). Chữ trước chỉ âm khởi đầu (s) và định bậc thanh-trọc (số : dấu sắc thuộc bậc thanh). Tiếng sau chỉ vần (i) và cho biết loại thinh (lỹ : dấu ngã, thuộc thượng thinh) : S + I + ? = SỈ (âm vần thinh, thượng, bậc thanh)

Cách phiên-thiết của những tự-điển có thể khác nhau về những âm gốc, vận mẫu, nhưng tựu-trung vẫn theo đúng nguyên-tắc duy-nhứt đã nói trên : do đó kết-quả được nhứt-trí trong lề-lối phát-âm.

Nhờ cách phiên-thiết, ta có thể đọc được tất cả các chữ Trung-Hoa, nghĩa là có thể Việt-hóa tất cả những tiếng Hán.

Tiếng Hán-Việt có hai đặc tính :

1) Về chính-tả, giữa âm và thinh có một sự liên-quan chặt-chẽ. Ví dụ : các tiếng Hán-Việt khởi đầu bằng một nguyên-âm chỉ có thể có các dấu sắc, hỏi, hay không dấu ; những tiếng khởi-đầu bằng một hữu-âm (l, m, n, ng, ngh, nh) chẳng hạn chỉ có dấu ngã hay dấu nặng :

– Ẩn, ổn, ủy, ỷ, ảnh…

– Lễ, mẫu, nỗ, ngũ, nghĩa, nhã…

2) Về vị-trí tương-đối của các tiếng dùng chung, tiếng chỉ-định đứng trước tiếng được chỉ-định. Các nhà ngôn-ngữ-học gọi đó là ngữ-pháp đặt ngược. Ví-dụ :

– Hắc y : « hắc » chỉ-định, làm cho rõ nghĩa tiếng « y ».

Có thể bạn thích sách  Ame và Yuki - Những Đứa con của Sói - Hosoda Mamoru full prc pdf epub azw3 [Tiểu thuyết]

– Ký-sinh-trùng : « ký » chỉ-định « sinh »,»ký sinh » chỉ-định « trùng ».

Trong sự phát-triển của Việt-ngữ, các tiếng Hán-Việt giữ một địa-vị quan-trọng vào bậc nhứt. Nhờ các tiếng Hán-Việt ta có thể Việt-hóa để dùng tất cả các ngữ-từ đã có trong Hoa-ngữ. Chẳng những thế, tiếng Hán-Việt còn là những tiếng gốc mà ta dùng để tạo nên các tiếng mới về văn-nghệ, khoa-học, cũng như kỹ-thuật. Ví dụ : muốn diễn-giải ý-niệm của các tiếng Pháp tangentegammepacte, ta đã ghép những tiếng Hán-Việt để có : tiếp-tuyếnâm-giaiminh-ước

III. TIẾNG NÔM

Tất cả các tiếng không phải là tiếng Hán-Việt được gọi chung là tiếng Nôm. Các tiếng ấy gồm có :

1) những tiếng dùng từ trước đến giờ mà không biết rõ căn-nguyên : buổi, nữa, những, sẽ…

2) những tiếng gốc Hán-Việt dùng làm tiếng Nôm mà vẫn giữ nguyên âm-thinh cũ hay đã nói trại đi :

– cây liễu, trái nhãn, bảng đen (không thay-đổi âm-thinh).

– Chổi, lửa, cỏ (do những tiếng Hán-Việt trửu, hỏa, cảo, nói trại về âm và vần).

– Quẻ, hãng, chữa (do những tiếng Hán-Việt : quái, hàng, trừ nói trại về vần và thinh).

3) Những tiếng mượn ở các ngôn-ngữ khác : Gần đây trong lúc tiếp-xúc với người Pháp ta có mượn của Pháp-ngữ một số tiếng về khoa-học, kỹ-thuật và những tiếng để gọi tên một ít vật-dụng trong đời sống hằng ngày. Ví-dụ : nhà ga (gare), cái tách (tasse), át-xít(acide).

Ông H.Maspéro 7 có kể một số tiếng Việt mà ông cho là mượn ở tiếng Môn-mên và tiếng Thái. Ví dụ :

– MÔN-MÊN – VIỆT :

mus – (con) muỗi

muh – (cái) mũi

rơh – rễ

– THÁI – VIỆT :

h-yũ – ở

b-nõ – nở

rù – lỗ

Theo dòng lịch-sử, chắc-chắn tổ-tiên ta đã có vay-mượn về ngôn-ngữ ở các dân-tộc đã tiếp-xúc với ta ít nhiều mật-thiết. Tuy-nhiên, không dễ gì định chắc tiếng nào đã được mượn ở ngôn-ngữ của dân-tộc nào. Biết đâu rằng những tiếng cho là đã mượn ở các ngôn-ngữ Mên, Thái… lại chẳng là những tiếng mà ta nói giống các dân-tộc ấy vì đã cùng sinh-sống trong những hoàn-cảnh thiên-nhiên và tâm-lý tương-tợ với nhau.

Điều nên ĐỂ Ý là các tiếng Nôm dầu chuyển gốc Hán-Việt hay mượn ở một ngôn-ngữ nào khác, về văn-phạm cũng đều theo đúng những đặc-tính thuần-túy của Việt-ngữ.

IV. PHÂN-BIỆT TIẾNG NÔM VÀ TIẾNG HÁN-VIỆT

Để phân-biệt tiếng Nôm và tiếng Hán-Việt, có thể dựa vào các tiêu-chuẩn sau đây :

1) Về ý-nghĩa, tiếng Nôm là những tiếng « nói sao hiểu vậy » ; trái lại, tiếng Hán-Việt thường có thể dịch ra bằng một tiếng thông-thường hơn (tiếng sau này là tiếng Nôm). Ví-dụ : tập vở, tờ giấy (nói sao hiểu vậy) ; học-đường (trường-học), đệ-nhứt (hạng nhứt)…

Tuy-nhiên, cũng nên ĐỂ Ý rằng có nhiều tiếng Hán-Việt không thể dịch ra bằng một tiếng thông-thường hơn.Ví dụ : hạnh-phúc, thành-công, kết-quả

Hơn nữa, nhiều tiếng Hán-Việt, nhứt là những tiếng đơn, được dùng làm tiếng Nôm (Những tiếng Nôm gốc Hán-Việt mà vẫn giữ nguyên âm-thinh cũ đã nói ở trên).Ví dụ : lãnh, thưởng, khoái, khổ…

2) Tiếng Hán-Việt theo ngữ-pháp đặt ngược (tiếng chỉ-định đứng trước tiếng được chỉ-định). Trái lại, tiếng Nôm theo ngữ-pháp đặt xuôi (tiếng chỉ-định đứng sau tiếng được chỉ-định). Ví-dụ :

– lạc-cảnh « lạc » làm rõ nghĩa tiếng « cảnh » đứng trước tiếng ấy ; « lạc » là tiếng Hán-Việt.

– tiểu-quốc : « tiểu » là tiếng Hán-Việt.

– gạch tiểu : « tiểu » là tiếng Nôm chuyển gốc Hán-Việt (đứng sau tiếng « gạch » để làm rõ nghĩa tiếng ấy).

Có thể bạn thích sách  Sa Đéc Xưa Và Nay - Huỳnh Minh full mobi pdf epub azw3 [Biên Khảo]

3) Trong những tiếng ghép, các thành-phần Nôm liên-kết với thành-phần Nôm, các thành-phần Hán-Việt liên-kết với thành-phần Hán-Việt. Ví-dụ :

– tươi-tốt : biết chắc « tốt » là tiếng Nôm, ta có thể quả-quyết rằng « tươi » cũng là tiếng Nôm.

– nhạc-sĩ : biết chắc « sĩ » là tiếng Hán-Việt, ta có thể quả-quyết rằng « nhạc » là tiếng Hán-Việt.

Cũng nên ĐỂ Ý rằng trong sự thông-dụng có một số tiếng ghép hợp-thành bởi một tiếng Nôm và một tiếng Hán-Việt. Tuy-nhiên, đây chỉ là trường-hợp đặc-biệt của những tiếng Hán-Việt đã được dùng đơn-độc làm tiếng Nôm ; chỉ những tiếng Hán-Việt ấy mới có thể liên-kết với tiếng Nôm để tạo-thành tiếng ghép :

– máu-huyết : « huyết » là tiếng Hán-Việt có nghĩa « máu », nhưng « huyết » cũng được dùng đơn-độc làm tiếng Nôm (huyết heo, cháo huyết).

– lý-lẽ : « lý » là tiếng Hán-Việt có nghĩa « lẽ » : nhưng « lý » cũng được dùng đơn-độc làm tiếng Nôm (nói có lý, không có lý).

– ưa thích : « thích » là tiếng Hán-Việt được dùng đơn-độc làm tiếng Nôm.

CHÚ Ý :

Không nên ghép một tiếng Nôm với một tiếng Hán-Việt không bao giờ được dùng đơn-độc làm tiếng Nôm. Ví dụ : 

– một nỗi khổ vô-bờ : « vô » là tiếng Hán-Việt không bao giờ được dùng đơn-độc làm tiếng Nôm ; vậy nên không thể ghép với « bờ » là một tiếng Nôm.

– Cứu-xét : (động-từ này đã được thông-dụng nhưng đã được cấu-tạo sai nguyên-tắc) : « cứu » là một tiếng Hán-Việt (nghiên-cứu khảo-cứu) không bao giờ được dùng đơn-độc làm tiếng Nôm ; vậy nên không thể ghép với « xét » là một tiếng Nôm.

– Tu-sửa : « sửa » là tiếng Nôm, không thể ghép với « tu » là một tiếng Hán-Việt không được dùng đơn-độc làm tiếng Nôm.

4) Nếu hai tiếng có sự liên-lạc mật-thiết với nhau về ý-nghĩa thì tiếng Nôm dùng chung với tiếng Nôm, tiếng Hán-Việt dùng chung với tiếng Hán-Việt. Ví-dụ : không thể nói tối lớn vì « tối » là tiếng Hán-Việt mà « lớn » là tiếng Nôm.

Bởi có nhiều tiếng Hán-Việt được dùng làm tiếng Nôm mà không thay-đổi hình-thức, lắm khi sự phân-biệt giữa tiếng Nôm và tiếng Hán-Việt, đối với những người không thông chữ Hán, không phải là dễ.

Dầu sao, sự phân-biệt ấy cũng rất cần về các phương-diện chính-tả và văn-phạm.

Mời các bạn đón đọc Văn Phạm Việt Nam Giản Dị Và Thực Dụng của tác giả Bùi Đức Tịnh.