Với phương pháp nghiên cứu và tiếp cận mới mẻ, khoa học về lịch sử và văn hóa phương Tây, tác giả giúp bạn đọc có thể đánh giá đúng những chuẩn mực cũng như những xung đột, những thất bại và thăng trầm, những nhu cầu xã hội lẫn những chọn lựa của con người trong quá trình hình thành thế giới phương Tây.
Dựa trên nhiều cứ liệu cụ thể đáng tin cậy kèm theo những lý giải, phân tích rõ ràng đầy thuyết phục, độc giả dễ dàng tiếp thu và cảm nhận sâu sắc hơn về nghệ thuật, khoa học, tư tưởng, tôn giáo lẫn nền chính trị trong mối tương quan sinh động giữa con người sống thật trong từng bối cảnh của lịch sử, văn hóa và địa lý.
Cuốn “Văn minh phương Tây – Lịch sử và văn hóa” – tái bản đến lần thứ sáu được gia công lược bỏ và bổ sung nhiều tư liệu, hình ảnh biểu đồ, minh họa cho đến những chương mục chưa đầy đủ-là một công trình biên soạn công phu, giá trị và luôn được cập nhật thông tin và số liệu mỗi lần tái bản. Nội dung sách là một bức tranh hoành tráng phác họa đầy đủ nhất diện mạo con người từ cổ đại đến ngày nay qua những chặng đường phát triển kỳ diệu lẫn những biến động, hy sinh nghiệt ngã của con người và xã hội phương Tây.
***
Với mục đích cung cấp cho độc giả một tư liệu tham khảo về nền văn minh phương Tây, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa xuất bản cuốn sách “Văn minh phương Tây – Lịch sử và Văn hóa của tác giả Edward McNall Burns.
Cuốn sách được biên soạn trên cơ sở hệ thống tài liệu tham khảo và nguồn tư liệu hết sức phong phú, đã đưa ra bức tranh toàn cảnh về lịch sử, văn hóa của nền văn minh phương Tây từ buổi đầu cho đến nửa cuối thế kỉ 20.
Dưới quan điểm của tác giả, một số nhận định, đánh giá về các sự kiện, nhân vật… trong tác phẩm có ý nghĩa tham khảo, nghiên cứu.
Đây là một tài liệu tham khảo dành cho những ai quan tâm đến các nền văn minh của thế giới nói chung, văn minh phương Tây nói riêng.
Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc!
NHÀ XUẤT BẢN TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA
Sau khi tái bản quyển sách này đến lần thứ năm, trong thế giới hiện đại đã xảy ra nhiều biến cố lịch sử. Chúng ta giờ đây có thể nhìn thấy rõ ràng hơn các xu thế cách mạng trong thời đại của mình. Để mô tả và đánh giá tầm quan trọng của những sự phát triển, chẳng hạn như sự suy tàn và phục hồi của Tây Âu, uy thế của Liên bang Xô viết và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, sự tranh giành quyền lực giữa phương Đông và phương Tây, sự nổi dậy theo chủ nghĩa dân tộc chống lại chủ nghĩa đế quốc, vai trò của chủ nghĩa trung lập, những cuộc khủng hoảng quốc tế luôn diễn ra, sự thám hiểm không gian, và những thành tựu đáng kinh ngạc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và nhiệt hạch, việc tái bản quyển Văn minh phương Tây: Lịch sử và Văn hóa là điều cần thiết. Lần tái bản này không chỉ đơn thuần là tăng thêm số trang sách so với lần tái bản trước. Toàn bộ quyển sách đã được nghiên cứu, khảo sát lại, bổ sung thêm nhiều tư liệu mới, loại bỏ một số tư liệu cũ, và biên soạn lại. Những thay đổi đáng chú ý gồm: tăng thêm nội dung phần lịch sử chính trị, nhất là trong các giai đoạn Trung đại và Cận đại, bổ sung các tư liệu mới về quan hệ quốc tế, chèn thêm nhiều phần tóm lược mang tính giải thích ở cuối của nhiều chương và nhiều đoạn, cũng như xem lại toàn bộ bản liệt kê tư liệu tham khảo cùng với nhận xét đánh giá quan trọng đối với các tác phẩm quan trọng.
Mục đích của quyển sách này là nhằm giới thiệu một công trình khảo sát toàn diện, súc tích về cuộc đấu tranh, tư tưởng và thành tựu của nhân loại từ thời cổ đại cho đến thời hiện đại. Tuy nhiên, do khuôn khổ sách có hạn, tư liệu chủ yếu đề cập đến các phần Tây Á, Bắc Phi, châu Âu, và châu Mỹ. Nói chung, những sự phát triển trong các khu vực trên thế giới ấy, vùng Đông Ba Tư được đưa vào nội dung quyển sách trong chừng mực có mối quan hệ với lịch sử phương Tây. Nhưng trong phạm vi hạn chế vừa nêu, mục tiêu là phải mô tả được nền văn minh nói chung một cách tổng thể, không hề bỏ qua hay xem nhẹ một tình tiết cũng như sự kiện được xem là quan trọng. Các nền văn minh trước nền văn minh Hy Lạp không chỉ được xem như các giai đoạn mở đầu đơn thuần mà còn là các giai đoạn có ý nghĩa trong cuộc đấu tranh bất tận của nhân loại trong việc giải quyết vấn đề của riêng mình. Nếu có một cách giải thích triết lý cơ bản bất kỳ làm nền tảng cho thể văn tường thuật, thì đó chính là nhận thức rằng hầu hết sự tiến bộ của nhân loại có từ việc phát triển trí năng và tôn trọng quyền con người, và tiềm ẩn trong đó là hy vọng có được một thế giới tốt đẹp hơn trong tương lai.
Quyển Văn minh phương Tây: Lịch sử và Văn hóa được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1941. Các lần tái bản thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ năm, lần lượt ra mắt bạn đọc trong các năm 1947, 1949, 1954 và 1958. Lần tái bản này là lần đầu tiên tái bản ở hai hình thức: trọn bộ một tập và trọn bộ hai tập. Trong lần tái bản thứ sáu, có bổ sung thêm phần hướng dẫn nghiên cứu, với đặc điểm nổi bật là đưa vào nhiều đoạn trích lấy từ nguyên bản.
Theo hàm ý qua lời tựa, quyển sách này không phải chuyên hoặc thậm chí chủ yếu chỉ đề cập đến lịch sử chính trị. Thể văn tường thuật chính trị được xem là thể văn quan trọng, nhưng thể văn này không phải là toàn bộ bản chất của lịch sử. Nói chung, các vấn đề trong lịch sử chính trị phải phụ thuộc vào sự phát triển của các thể chế và tư tưởng hoặc được trình bày như nền tảng của các phong trào văn hóa, kinh tế và xã hội. Tác giả cho rằng ảnh hưởng của bệnh dịch hạch trong thế kỷ 14 (cái chết đen) không quan trọng bằng Chiến tranh Trăm năm, và việc tìm hiểu tầm quan trọng của Newton và Darwin còn có giá trị hơn việc kể tên các vị vua nước Pháp. Theo quan niệm lịch sử rộng này, quyển sách đề cập đến các lời dạy của Aristotle và những triết gia theo chủ nghĩa Khắc kỷ nhiều hơn đề cập các chiến công của Alexander Đại đế hay Julius Caesar.
Trong khi biên soạn quyển sách này, tác giả nhận được sự giúp đỡ và ý kiến đóng góp phê bình quý báu của nhiều người và không có ngôn từ nào có thể diễn đạt được hết sự hỗ trợ này. Trước tiên, tác giả chân thành cảm ơn hàng trăm đồng nghiệp là giáo sư đại học đã và đang sử dụng sách này đã có nhiều ý kiến đóng góp quý báu để sách thêm hoàn thiện. Đặc biệt cảm ơn ý kiến phê bình vô giá của Giáo sư Sooren Franklan cùng đồng nghiệp của ông ở Học viện thành phố Los Angeles, cũng như Giáo sư Philip L. Ralph thuộc Học viện Lake Erle, là người không những đọc và góp ý phê bình toàn bộ bản thảo mà còn biên soạn nhiều phần viết về âm nhạc. Giáo sư J. S. Hoffman thuộc Đại học Fordham cũng góp ý phê bình hầu hết bản thảo và có nhiều ý kiến gợi ý quý báu trong việc loại bỏ nhiều phần chưa hoàn thiện. Hiệu trưởng Harry M. Orlinsky thuộc Viện Tôn giáo Do Thái đã xem lại chương viết về người Do Thái và giúp tác giả tránh được nhiều sơ suất. Giáo sư Peter Charanis thuộc Đại học Rutgers giúp đỡ biên soạn nhiều đoạn thuộc lịch sử cổ đại và Trung đại, Giáo sư Henry R. Winker, Hiệu trưởng Samuel C. McCulloch, Tiến sĩ F. Gunther Eyck, Tiến sĩ Norman L. Stamps quá cố đã hỗ trợ biên soạn phần lịch sử hiện đại. Giáo sư J. W. Swain thuộc Đại học Illinois đọc và góp ý các chương viết về lịch sử Cổ đại trong khi Giáo sư Edgar N. Johnson thuộc Đại học Brandeis góp ý về Thời kỳ Phục hưng. Giáo sư Rudolf Kirk, Chủ nhiệm khoa tiếng Anh Đại học Rutgers và Giáo sư Clara Marburg Kirk ở Học viện Douglass đọc rất kỹ phần viết về văn học hiện đại. Giáo sư David L. Cowen thuộc Đại học Rutgers đã giúp tác giả tránh được nhiều sơ suất và có nhiều ý kiến vô giá để làm cho quyển sách hoàn thiện hơn. Những người khác đã có sự giúp đỡ quý báu đối với một hay nhiều chương sách như Tiến sĩ August Meier, cựu Trợ lý Hiệu trưởng Đại học Fisk; các Giáo sư Mark M. Heald, L. Ethan Ellis, Sidney Plainer, George P. Schmidt và Irving S. Kull quá cố thuộc Đại học Rutgers; cũng như các Giáo sư Oscar J. Falnes và Henry H. B. Noss thuộc Đại học New York. Tác giả chân thành cám ơn Giáo sư Helmut H. von Erffa thuộc Khoa Nghệ thuật của Đại học Rutgers đã giúp giải thích một số hình ảnh minh hoạ và các Cha trong Hội truyền giáo Santa Barbara đã giúp dịch tiếng Latin Trung đại, Bà Beulah H. Scheer đã giúp biên soạn các sơ đồ niên đại. Sự giúp đỡ của Giáo sư Albert W. Holzmann và Tiến sĩ F. Gunther Eyck trong phần phát âm bằng tiếng Đức; giáo sư Remigiou. Pane với phần phát âm bằng tiếng Tây Ban Nha và Ý; tác giả cũng chân thành cám ơn Tiến sĩ Madeleine Charanis, Tiến sĩ Lucy Huang và Giáo sư Ardath W. Burks giúp đỡ phần phát âm bằng tiếng Pháp, tiếng Hoa và tiếng Nhật. Sau cùng, tác giả cùng ngỏ lời cảm ơn Ông H. Gilbert Kelley, Thủ thư của Đại học Rutgers, vì sự giúp đỡ bằng kiến thức thực tế, và nhất là cảm ơn phu nhân, Marie Bentz Burns, cần mẫn nghiên cứu, tìm tòi, đánh máy, đọc bản thảo, và biên soạn chỉ số mục lục.
EDWARD McNALL BURNS
Santa Barbara, California
Không ai biết một cách đích xác đâu là nơi phát sinh nguồn gốc của nhân loại. Tuy nhiên, có chứng cứ cho thấy nhân loại có nguồn gốc xuất xứ ở Trung Phi hoặc có thể ở Trung và Nam Trung Á. Những nơi này có điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc phát triển tính đa dạng của các loại người từ tổ tiên là động vật linh trưởng. Từ một hay nhiều vị trí xuất xứ, các thành viên thuộc chủng loại người đi về Đông Nam Á và Nam Á, Bắc Á, châu Âu, và sau cùng đến châu Mỹ. Trong hằng trăm thế kỷ họ vẫn còn là người nguyên thủy, sinh hoạt lúc đầu khá hơn các loài động vật linh trưởng một chút. Khoảng 5.000 năm TCN, trong số những loại người này, loại có được lợi thế đặc biệt về vị trí địa lí và khí hậu, đã phát triển các nền văn hóa vượt trội. Những nền văn hóa này, tích lũy được kiến thức về chữ viết và những tiến bộ đáng kể trong nghệ thuật, khoa học và trong tổ chức xã hội, khởi đầu một phần của thế giới gọi là Cận đông. Khu vực này kéo dài từ biên giới phía tây Ấn Độ đến Địa Trung Hải và đến bờ bên kia sông Nile. Ở đây, vào các giai đoạn khác nhau từ 5.000 đến 300 năm TCN, các đế chế hùng mạnh của người Ai Cập, người Babylon, người Assyria, người Chaldean và người Ba Tư cùng với các nhà nước nhỏ hơn của các tộc người, chẳng hạn như người đảo Crete, người Sumeria, người Phoenicia và người Do Thái, ở nhiều nơi khác trên thế giới, những khởi đầu của nền văn minh diễn ra muộn hơn. Cho đến khoảng 2.000 năm TCN, ở Trung Hoa không có gì được gọi là đời sống văn minh ngoại trừ đảo Crete, ở châu Âu cho đến hơn 1.000 năm sau mới có nền văn minh.
NGƯỜI NGUYÊN THỦY VÀ CÔNG CỤ CỦA HỌ
Sọ người Zinjanthropus Boisei, do Giáo sư Louis Seymeour Bazett Leakey và Mary Leakey, vốn là các nhà khảo cổ học người Anh nổi tiếng phát hiện. Đây là sọ người hóa thạch thuộc nhóm Australopithicene, được tìm thấy trên “tầng sinh hoạt” ở lớp đất I, Olduvai, Tanganyika.
Niên đại: 1.750.000 năm. Phát hiện này cho thấy có mối quan hệ giữa người hóa thạch với công cụ lao động bằng đá cuội của thời kỳ, được tìm thấy trước đây trong cùng khu vực.
Mời các bạn đón đọc Văn Minh Phương Tây Lịch Sử Và Văn Hóa của tác giả Edward McNall Burns.
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn