Giai đoạn 1954-1975 là khoảng thời gian của một cuộc chiến tranh ý thức hệ quốc gia / cộng sản – đồng thời cũng là huynh đệ tương tàn với áp lực
của các cường quốc trong một cuộc đối đầu gọi là chiến tranh lạnh! Việt Nam chia đôi ở vĩ tuyến thứ 17. Cuộc di cư năm 1954 đã thay đổi bộ mặt văn học nghệ thuật miền Nam cho đến thời điểm ấy chủ động bởi người địa phương mà nơi hoạt động mạnh là Huế, Qui Nhơn, Nha Trang, Cần Thơ và nhất là Sài Gòn. Sài Gòn, thủ đô Nam phần, đã là nơi sinh hoạt báo chí và văn học nghệ thuật chủ yếu và nhiều nhà báo và văn nghệ sĩ gốc Trung và Bắc đã đến lập nghiệp hoặc cộng tác từ đầu thế- kỷ. 20 năm văn học này có sự đóng góp của nhiều nhóm văn nghệ, tư tưởng hay tập trung ở các tạp chí như Sáng Tạo, Quan Điểm, Văn Hóa Ngày Nay, Nhân Loại, Văn Đàn, Bách Khoa, Văn Học, v.v.
Vào giai đoạn đầu 1954-1963, một nền văn nghệ tự do sinh hoạt trong một không khí văn hóa, tin tưởng, thì đến giai đoạn sau 1964-1975, văn nghệ đa dạng hơn nhưng cũng đa tạp hơn với những người làm văn nghệ phân hóa, bạo động trong một xã hội thời chiến giá trị văn hóa mất dần