Toàn cầu hoá là xu thế tất yếu, khách quan, đã và đang tác động mạnh mẽ tới tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội ở mọi quốc gia trên thế giới. Bảo chỉ truyền thông là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của tiến trình toàn cầu hóa. Nhờ sự phát triển của công nghệ số, báo chí truyền thông có sự biến đối chua từng có với truyền thông hội tụ, đa phương tiện, mạng xã hội toàn cầu… đồng thời, sự phát triển này trở thành nhân tố biến thế giới thành ngôi làng chung, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa ngày càng sâu sắc.
Truyền thông đại chúng Việt Nam thực sự hội nhập với thế giới kể từ năm 1997, thời điểm Việt Nam chính thức hòa mạng Internet toàn cầu. Chỉ sau một vài năm, diện mạo truyền thông đại chủng ở Việt Nam đã thay đổi vượt bậc cả về số lượng và chất lượng: báo chí nói riêng và các phương tiện truyền thông đại chúng (PTTTĐC) nói chung không chỉ truyền tại thông tin tới công chúng với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết, mà còn ngày một chuyên biệt và chuyên nghiệp hơn trong việc đáp ứng các yêu cầu, thị hiếu khác nhau của công chúng.
Tử giữa thế kỷ XX, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đời sống vật chất và tinh thần của con người không ngừng được nâng lên, đồng thời đưa đến những thay đổi căn bản trong sáng tạo, sản xuất, truyền bá, và hưởng thụ, sử dụng các sản phẩm văn hóa. Nếu trước đây, quá trình sản xuất, thưởng thức các giá trị văn hóa được thực hiện theo phương thức cổ điển:
những sáng tạo văn hóa thường bắt đầu từ các cá nhân, là sự sáng tạo mang dấu ấn cá nhân, có tỉnh độc đảo, tính đơn nhất, thì giờ đây, sản phẩm văn hóa được sản xuất hàng loạt, có số lượng lớn với sự hỗ trợ của máy móc và công nghệ. Trước khi phát thanh ra đời, các sản phẩm văn hóa chi phục vụ cho các tầng lớp có điều kiện và có trình độ nhất định. Ngày nay, đổi tượng thụ hưởng các sản phẩm văn hóa là đại đa số dân chúng. Những giá trị văn hóa được phổ cập, truyền bá thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, tiếp đó là truyền hình, Internet… giúp phục vụ cho đồng đạo công chúng một cách nhanh nhất, tiện lợi nhất, đã tạo ra nền văn hóa truyền thông đại chúng.
Để các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt là các thế hệ sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh ngành báo chỉ truyền thông, văn hóa học,… hiểu sâu sắc hơn về văn hóa truyền thông đại chúng, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển văn hóa truyền thông đại chúng trên thế giới và Việt Nam, chúng tôi xuất bản cuốn sách “Văn hóa truyền thông đại chúng ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và toàn cầu hôn”. Đây là một trong những kết quả nghiên cứu chính của Đề tài khoa học cấp Nhà nước mã số KX.03.18/11-15, do PGS.TS. Đặng Thị Thu Hương làm Chủ nhiệm đề tài.
Dựa trên nhiều nguồn tư liệu phong phú trong và ngoài nước, với cách tiếp cận đa ngành và liên ngành, cuốn sách chuyên khảo này là công trình đầu tiên hệ thống hóa cơ sơ li luận và phương pháp nghiên cứu về vấn đề truyền thông đại chúng, văn hóa đại chúng và văn hóa truyền thông đại chúng cơ chế và ảnh hưởng tác động của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa tới văn hóa truyền thông đại chúng. Các tác giả đã khảo sát, tổng kết và nêu rõ thực trạng, cũng như nêu bật những thành tựu và hạn chế của văn hóa truyền thông đại chủng ở nước ta hiện nay. Những khảo cứu về văn hóa truyền thông đại chúng của Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ được giới thiệu nhằm đem lại thông tin gợi mở và kinh nghiệm phát triển văn hóa truyền thông đại chúng ở những quốc gia này.
Cuốn sách chuyên khảo là tài liệu thiết thực cho các sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh ngành Báo chí Truyền thông Văn hóa học và những ai quan tâm đến lĩnh vực này.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Các tác giả