Tuyệt học vô ưu – Phong cách sống dung hòa

Tuyệt học vô ưu – Phong cách sống dung hòa

Tác giả:
Thể Loại: Tài Liệu Học Tập
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Con người từ xưa đến nay vẫn ra sức tìm hiểu bản nguyên của vũ trụ cũng như những qui luật của cuộc sống. Các triết gia Hy Lạp cổ đại như Thalès, Anaximène (khoảng 610-547TCN); Héraclite (khoảng 550-548TCN) và các triết gia thời Xuân Thu ở Trung Quốc như Khổng Tử, Mặc Tử, Tuân Tử đều cống hiến cho đời những triết lý và học thuyết vô cùng bổ ích. Song có một triết lý lạ đời chỉ khoảng 5000 chữ đã làm một cuộc cách mạng lớn về tư tưởng. Đó là Đạo Đức kinh của Lão Tử. Trong quá trình tham khảo học thuyết của Lão Tử kết hợp với học thuyết âm dương, tư tưởng nhà Phật, chúng tôi bàng bạc nhận ra một lẽ sống. Xin nêu ra vài luận điểm sau:
Cuộc sống của chúng ta là một quá trình đầy mâu thuẫn giữa thuận lợi và khó khăn, giữa cơ hội và thách thức, giữa sức khỏe và bệnh tật, giữa vui sướng và đau khổ, giữa bất hạnh và hạnh phúc. Tuy cuộc sống còn nhiều mâu thuẫn, nghịch lý nhưng nếu chúng ta biết vận dụng, nó cũng mang lại nhiều lợi ích. Nhà triết học Hégel đã khẳng định “cuộc sống tiến lên thông qua những mâu thuẫn”. Vì thế cuốn sách này ra đời không nhằm mục đích đảo lộn xã hội, khích bác, đả phá bất cứ ai, bất cứ quan niệm nào. Tự nó chỉ muốn nêu lên lẽ tự nhiên của tạo hóa đã có thuận thì phải có nghịch. Thế giới này không có gì là tuyệt đối. Mục đích chung và luôn đặt lên hàng đầu là xây dựng cuộc sống tươi đẹp, thành công và hạnh phúc, hòa bình và yêu thương.
Mỗi người chúng ta trong cuộc sống, cũng giống như một con thuyền đang bơi trong đại dương, sống không có mục đích, không có sự chỉ đường dẫn lối thì cuộc đời sẽ trở nên vô nghĩa, trở thành đời thừa.
Vậy chúng ta hãy tự mình lựa chọn cho mình một hướng đi. Nếu thuận dòng và phát triển là điều may mắn còn cuộc đời đưa đẩy chúng ta vào nghịch cảnh thì hãy chấp nhận và vượt qua. Bởi lẽ nghịch cảnh tạo cơ hội tôi luyện quý báu cho con người nên chỉ những người nào chịu được thử thách trong nghịch cảnh mới có thể trở thành kẻ mạnh thực sự. Những vĩ nhân từ xưa đến nay phần lớn đều trải qua quá trình phấn đấu không ngừng, vùng vẫy trong nghịch cảnh bằng tinh thần kiên cường bất khuất.
Ngày xưa khi Đức Lão Tử tiễn Đức Khổng Tử ra cửa và nói:
“Tôi nghe nói: người giàu sang lấy tiền bạc tiễn nhau, người nhân đức dùng lời nói để tiễn nhau. Tôi không thể làm người giàu sang, nhưng trộm lấy tiếng là người nhân đức xin có lời này tiễn ông: kẻ thông minh và sâu sắc là gần cái chết vì họ khen chê người ta một cách đúng đắn; kẻ giỏi biện luận, đầu óc sâu rộng làm nguy hiểm đến thân mình vì họ nêu lên cái xấu của người khác”.
Xin mượn ngữ cảnh trên để nhắn gửi đến các bạn hãy xây dựng thái độ sống của mình để thành công. Và chúng ta cùng nhau thực hiện sống theo lời của Đức Lão Tử chỉ bảo cách học là “Học Bất Học” nghĩa là học sao cho được vô tri vô thức, nói cách khác là lấy sự “không học làm học” chỉ có học theo cách đó thì “không ra khỏi cửa mà biết được sự lí trong thiên hạ, không dòm ra ngoài cửa mà biết được Đạo Trời”. Vì vậy mà các bậc thánh nhân không đi mà biết, không nhìn mà thấy rõ, không làm mà nên.

Có thể bạn thích sách  Sách Giáo Khoa Tin Học 12

LÊ TRIỀU