Tuyển Tập Tác Phẩm Yasunari Kawabata (Tủ Sách Nobel Văn Học: + Truyện ngắn. + Truyện trong lòng bàn tay. + tiểu thuyết. + phụ lục. Tuyển tập tác phẩm YASUNARI KAWABATA ra mắt lần này nhằm gửi tới bạn đọc một cái nhìn tổng quát về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, cũng như những nhận định (bằng các bài nghiên cứu, phê bình trong và ngoài nướcvề phong cách của ông qua các tiểu thuyết, truyện ngắn tiêu biểu nhất của Kawabata, và qua mảng truyện – trong – lòng – bàn – tay lần đầu tiên được dịch tương đối đầy đủ ở Việt Nam. YASUNARI KAWABATA là một trong những đại diện xuất sắc của văn học châu Á được nhận giải Nobel. Ông không những được đánh giá cao ở phương Đông mà cả ở phương Tây.*** Kawabata Yasunari (1899-1972sinh ngày 14.6.1899, là tiểu thuyết gia người Nhật Bản đầu tiên và là người châu Á thứ đoạt giải Nobel Văn chương. Những sáng tác văn chương, những tiểu luận mỹ học và phê bình văn học của Kawabata Yasunari, qua thời gian vẫn luôn đem lại hấp lực mạnh mẽ đối với nhiều nhà phương Đông học trên khắp các châu lục, có sức lôi cuốn rộng rãi độc giả trên thế giới, phản ảnh nhiều phương diện của văn hóa cũng như những rung cảm đầy đam mê mà tinh tế của tâm hồn Nhật Bản. Mồ côi từ năm mới có hai tuổi, Kawabata và chị gái sống cùng ông bà ngoại. Khi ông lên bảy thì bà ngoại qua đời, lên chín thì mất chị, mười bốn tuổi thì mất cả ông ngoại, ông phải về sống với gia đình người dì. Ở tuổi đôi mươi, Kawabata lại đánh mất một người mà ông hết lòng yêu thương, ông đã cùng nàng hứa hôn nhưng khi mọi việc chuẩn bị xong, nàng bất ngờ từ hôn, không một lời giải thích. Kawabata chỉ còn biết tựa mình vào năng lực sáng tạo, phong kín vết thương tâm hồn bằng cuộc tìm kiếm mê mải cái đẹp trong cuộc đời. Cảm thức cô đơn trong văn phẩm Kawabata thường phản ánh từ chính cuộc sống thời thơ ấu và tuổi trẻ của ông. Cái cô đơn ấy bắt đầu với tập Nhật ký tuổi mười sáu, được xuất bản năm 1925, tác phẩm đầu tay này có lẽ đã được viết lại dù trong đó, ấn tượng của một thiếu niên trước cái chết của người thân (ông ngoạivẫn còn rõ nét. Những ngày cuối cùng khốn khổ của một người già yếu mù lòa, cuộc sống cô độc của một thiếu niên nhỏ bé đối diện với sinh ly tử biệt được thể hiện chân thực. Bên cạnh viết văn, Kawabata còn làm phóng viên cho một số tờ báo. Mặc dù đã từ chối tham gia vào sự hăng hái quân phiệt trong Thế chiến II, ông cũng thờ ơ với những cải cách chính trị của Nhật Bản sau chiến tranh, nhưng rõ ràng chiến tranh có ảnh hưởng lớn lao đối với ông (cùng với cái chết của cả gia đình khi ông còn trẻ. Sau đó, ông nói rằng kể từ đó ông chỉ còn khả năng viết những tác phẩm bi ca mà thôi. Năm 1972, Kawabata tự tử bằng khí đốt. Nhiều giả thuyết đã được đưa ra: sức khoẻ kém, cuộc tình bị cấm đoán, sốc do vụ tự tử của người bạn văn năm 1970. Kawabata không để lại thư tuyệt mệnh, các tác phẩm của ông cũng không có manh mối gì, nên đến nay không ai biết được nguyên nhân thật sự của cái chết đó. Trong diễn văn của Viện Hàn lâm Thụy Điển khi trao giải Nobel Văn chương cho ông vào năm 1968, đã tôn vinh Kawabata: “Ông là người tôn vinh cái đẹp hư ảo và hình ảnh u uẩn của hiện hữu trong đời sống thiên nhiên và trong định mệnh con người.”