Giải Nobel Văn học (tiếng Thụy Điển: Nobelpriset i litteratur) là một trong sáu nhóm giải thưởng của Giải Nobel, giải được trao hàng năm cho một tác giả từ bất cứ quốc gia nào có, theo cách dùng từ trong di chúc của Alfred Nobel, tác phẩm xuất sắc nhất theo khuynh hướng duy tâm (nguyên văn tiếng Thụy Điển: “den som inom litteraturen har producerat det utmärktaste i idealisk riktning”). “Tác phẩm” ở đây có thể là toàn bộ sự nghiệp sáng tác của người được trao giải hoặc là một số tác phẩm riêng biệt được nêu trong phần lý do trao tặng. Cơ quan quyết định người được nhận Giải Nobel Văn học là Viện Hàn lâm Thụy Điển, quyết định này được công bố vào đầu tháng 10 hàng năm.
Câu trích dẫn trong di chúc của Nobel về giải thưởng này đã dẫn đến nhiều tranh cãi. Trong tiếng Thụy Điển, từ idealisk vừa có thể hiểu là duy tâm (idealistic), vừa có thể hiểu là lý tưởng (ideal). Vì vậy trong giai đoạn đầu của Giải Nobel Văn học, Ủy ban Nobel đã gặp nhiều lúng túng trong việc lựa chọn người xứng đáng và đã bỏ qua nhiều nhà văn nổi tiếng Thế giới như Lev Tolstoy hay Henrik Ibsen, với lý do là tác phẩm của các tác giả nhà chưa đủ “duy tâm”. Tuy nhiên giai đoạn sau, nguyên tắc cứng nhắc này đã được nới lỏng và người được nhận giải thưởng thường đều là những tác giả được Thế giới công nhận.
Tuyển Tập Truyện Ngắn Các Tác Giả Đoạt Giải Nobel gồm có:
– Đioklex
– Người gác đèn biển
Selma Lagerlof (Thuỵ Điển) (1858-1940) – Giải Nobel 1909
– Câu chuyện vợ một người dân chài
– Con chim đất
Rabindranath Tagore (Ấn Độ) – (1861-1941) – Giải Nobel 1913
– Dàn hoả thiêu
– Gửi của
Knut Hamsun (Na Uy) (1859 – 1952) – Giải Nobel 1920
– Những kẻ nô lệ tình ái
– Tiếng gọi đời thường
William B.Yeats (1865 – 1939) – Giải Nobel 1923
– Chàng Hanrahan tóc đỏ
Geogre B.Shaw (Anh) (1865 – 1950) – Giải Nobel 1925
– Cô gái da đen đi tìm Đức Chúa trời
– Đông Joăng thanh minh
Thomas Mann (Đức) (1875 – 1955) – Giải Nobel 1929
– Luidơ bé bỏng
Ivan Bunin (Nga) (1870 – 1953) – Giải Nobel 1933
– Say nắng
– Lần gặp gỡ cuối cùng
– Natali
– Hơi thở nhẹ
Luigi Pirandello (Ý) (1867 – 1936)
– Hơi thổi
– Tấm khăn choàng màu đen
Mời các bạn đón đọc Tuyển Tập Truyện Ngắn Các Tác Giả Đoạt Giải Nobel Tập 2.