Tóm tắt & Review (Đánh giá) sách Tuyển Tập Truyện Ngắn của tác giả Akutagawa Ryunosuke:
Gồm có:
Đánh giá
Tuyển tập truyện ngắn của Akutagawa Ryunosuke là một tác phẩm văn học kinh điển của Nhật Bản. Với hơn 150 tác phẩm, Akutagawa Ryunosuke đã để lại cho hậu thế một di sản văn học đồ sộ. Các tác phẩm của ông được đánh giá cao về chất lượng nghệ thuật và giá trị nhân văn.
Trong số các tác phẩm của Akutagawa Ryunosuke, có thể kể đến một số tác phẩm nổi bật như:
Các tác phẩm của Akutagawa Ryunosuke không chỉ có giá trị nghệ thuật mà còn có giá trị nhân văn sâu sắc. Ông đã khám phá những vấn đề tâm lý phức tạp của con người như sự đau khổ, tội lỗi và cảm giác cô đơn. Ngoài ra, ông cũng lên án những mặt xấu xa của xã hội Nhật Bản thời bấy giờ.
Tuyển tập truyện ngắn của Akutagawa Ryunosuke là một tác phẩm văn học đáng đọc dành cho những ai yêu thích văn học Nhật Bản.
Akutagawa Ryunosuke là một tác giả nổi tiếng của văn học Nhật Bản. Tác phẩm của ông không chỉ được ủng hộ ở Nhật mà còn được độc giả Việt Nam yêu thích. Vậy, cuộc đời của Akutagawa Ryunosuke đã trải qua những biến cố nào? Những tác phẩm xuất sắc nhất, cuộc đời, sự nghiệp của ông sẽ được chúng tôi chia sẻ đến bạn đọc qua bài viết dưới đây.
Tiểu sử
Akutagawa Ryūnosuke (芥川 龍之介) (1892-1927) là nhà văn, dịch giả nổi tiếng của văn học Nhật Bản thế kỷ 20. Ông được mệnh danh là “cha đẻ thể loại truyện ngắn Nhật Bản”. Trong số các tác phẩm nổi tiếng nhất của Akutagawa, Rashomon đã đưa tên tuổi của ông vượt khỏi biên giới Nhật Bản. Bằng những tác phẩm của mình, Akutagawa Ryūnosuke đã tạo nên cuộc cách mạng của giới văn học Nhật Bản với phong cách viết nắm bắt sự phức tạp trong tâm lý con người.
Akutagawa Ryunosuke
Khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp, Akutagawa Ryūnosuke tự sát và qua đời ở tuổi đời mới chỉ 35. Cái chết của ông đã trở thành một trong những vụ tự sát nổi tiếng nhất trong lịch sử văn học Nhật Bản. Dù vậy, với cuộc đời ngắn ngủi, Akutagawa Ryūnosuke đã để lại cho hậu thế những tác phẩm kinh điển của thể loại truyện ngắn.
Gia đình và tuổi thơ
Akutagawa Ryūnosuke (芥川 龍之介) sinh vào giờ Thìn, ngày 1 tháng 3 năm 1892, tại khu phố Kyōbashi, thành phố Tokyo, Nhật Bản. Bởi vì sinh vào ngày Thìn, giờ Thìn, nên cha mẹ đã đặt tên cho ông là Ryūnosuke mang ý nghĩa “Long Chi Giới”. Ông là con trai thứ ba của ông Niihara Toshizō và bà Akutagawa Fuku.
Tuy nhiên, Akutagawa Ryūnosuke đã không thể gắn bó lâu dài với gia đình ruột thịt đã sinh ra mình. Khi vừa tròn 9 tháng tuổi, mẹ ông mắc phải căn bệnh tâm thần. Vì vậy, ông được người bác bên ngoại là Akutagawa Dōshō nhận nuôi và đổi theo họ Akutagawa. Gia đình Akutagawa nhiều đời phục vụ gia tộc Tokugawa và vẫn theo nề nếp truyền thống từ thời Edo. Vào năm ông 11 tuổi, mẹ ông qua đời. Thiếu vắng tình thương từ mẹ, nỗi ám ảnh với căn bệnh tâm thần sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của Akutagawa Ryūnosuke đến suốt cuộc đời.
Từ nhỏ, Ryūnosuke được giáo dục trong môi trường giáo dục truyền thống và yêu thích văn học cổ điển Trung Quốc, Nhật Bản. Năm 1989. ông bắt đầu học tại trường tiểu học Koto. Trong nhiều năm liền, ông học rất giỏi và nhiều năm đạt được danh hiệu học sinh xuất sắc. Năm 1910, ông nhập học tại trường trung học số 1 ban văn học Anh.
Tại đây, Akutagawa Ryūnosuke kết thân với những người bạn có cùng đam mê văn học Kikuchi Kan, Kume Masao, Yūzō Yamamoto, và Bunmei Tsuchiya. Sau này, tất cả họ đều trở thành nhà văn tầm cỡ của Nhật Bản.
Năm 1913, ông thi đậu vào trường đại học Hoàng gia Tokyo ban văn học Anh mà chỉ có những học sinh cực kỳ xuất sắc mới có thể thi đậu. Trong thời gian này, ông yêu say đắm Yoshida Yayoi và có ý định tiến đến hôn nhân. Tuy nhiên, gia đình Akutawa đã phản đối kịch liệt và khiến ông phải từ bỏ tình cảm này. Sau khi tốt nghiệp đại học, vào năm 1918, ông kết hôn Tsukamoto Fumi. Họ có với nhau 3 người con gồm có: Akutagawa Hiroshi, Akutagawa Takashi, Akutagawa Yasushi.
Sự nghiệp
Khi còn là sinh viên, bắt đầu từ năm 1914, ông đã bắt đầu viết lách, khởi đầu với việc dịch các tác phẩm nổi tiếng của Anatole France và Yeats. Bên cạnh đó, ông đã bắt tay vào sáng tác trên tạp chí Shinshichō. Cũng trong năm 1914, tác phẩm “Tuổi già” (Ronen) của Akutagawa Ryunosuke lần đầu tiên được xuất bản trên tạp chí này.
Vào tháng 10 năm 1915, ông xuất bản tác phẩm “Rashomon” đã gây nên tiếng vang lớn trong cộng đồng yêu mến văn học. Đến năm 1916, ông đã xuất sắc tốt nghiệp đại học Hoàng Gia Tokyo với vị trí thứ hai trong số 20 sinh viên của khoa. Bản luận văn tốt nghiệp của ông nghiên cứu về William Moris.
Cũng trong năm này, tác phẩm Hana (Cái mũi) được xuất bản trên tạp chí Shinshichō và được người thầy mà ông kính trọng là Natsume Soseki ca ngợi. Đến tháng 12 năm 1916, ông được các học giả người Anh và Natsume Soseki tiến cử đến giảng dạy tại trường Kỹ Thuật Hải Quân.
Mùa thu năm 1918, ông đảm nhiệm công việc tại khoa văn học trường đại học Keio. Cuối năm 1919. Akutagawa Ryunosuke cảm thấy cần tập trung cho việc sáng tác. Vì vậy, ông quyết định từ bỏ công việc giảng dạy tại trường Kỹ Thuật Hải Quân và tham gia viết cho tờ nhật báo Osaka Mainichi Shimbun. Với công việc này, ông không cần đến tòa soạn mà chỉ cần đóng góp các sáng tác.
Tháng 3 năm 1921, ông bắt đầu chuyến đi đến Trung Quốc với vai trò thanh tra người nước ngoài. Akutagawa Ryunosuke đã đi thăm nhiều nơi và gặp gỡ một số cây bút người Trung Quốc như Hồ Thích. Ngoài ra, ông đã sáng tác “Hành trình đến Thượng Hải” kể về cuộc hành trình này.
Sau chuyến đi, sức khỏe và tinh thần của Akutagawa Ryunosuke suy giảm rõ rệt. Vì thế, ông phải dành nhiều thời gian hơn để nghỉ dưỡng. Một số sáng tác nổi bật trong thời kỳ này có thể kế đến như: “Sợi tơ nhện”, “Trong rừng trúc”, “Phong cảnh núi thu”.
Bắt đầu từ năm 1923, Akutagawa thay đổi đề tài sáng tác từ việc lấy chất liệu từ lịch sử, quá khứ sang khuynh hướng tả thực, các tác phẩm tự truyện như “Cuốn sổ tay của Yasukichi”, “Cuộc sống đầu đời của Daidōji Shinsuke”.
Vào năm 1926, số lượng sáng tác của ông suy giảm rõ rệt do tình trạng sức khỏe. Sang năm 1927, Akutagawa Ryunosuke liên tục cho ra mắt những tác phẩm được cho là xuất sắc nhất trong sự nghiệp bao gồm “Cuộc đời một kẻ ngốc”, “Kappa”, “Biệt thự Genkaku”. Tuy nhiên, cũng trong năm này, anh rể của ông tự sát và để lại khoản nợ cho Akutagawa Ryunosuke gánh vác.
Rạng sáng ngày 24 tháng 7 năm 1927, Akutagawa Ryunosuke tự sát và qua đời ở tuổi 35. Cái chết của ông đã để lại nổi đau đớn cho gia đình, người hâm mộ yêu mến các tác phẩm của ông. Sau khi qua đời, mộ của Akutagawa Ryunosuke được đặt tại chùa Jigenji, thị trấn Sugamo, phường Toshima, thành phố Tokyo, Nhật Bản.
Có nhiều giả thuyết khác nhau về loại chất độc đã dẫn đến cái chết của Akutagawa Ryunosuke. Trong đó, Yamazaki Mitsuo đã lập luận rằng ông uống thuốc độc kali xyanua. Bên cạnh đó, ông được xác định đã uống loại thuốc ngủ Veronal.
Di sản và ảnh hưởng của Akutagawa Ryunosuke
Khi qua đời, Akutagawa Ryūnosuke đã để lại di sản văn học gồm hơn 150 tác phẩm. Trong số đó, nhiều tác phẩm của ông được coi là kiệt tác văn học và có tác động đến nhiều lĩnh vực như văn học, điện ảnh, anime. Hơn nữa, tư tưởng, triết lý về con người và xã hội của ông không chỉ ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn học Nhật Bản mà còn trên phạm vi toàn thế giới. Những tên tuổi nổi tiếng như Haruki Murakami, Yukio Mishima, Kenzaburō Ōe và Dazai Osamu đều nhận ảnh hưởng của ông.
Sau khi tin tức về cái chết đột ngột của Akutagawa Ryunosuke được công bố, nhiều người trẻ đã mến mộ ông đã bị sốc và dẫn đến hàng loạt các vụ tự tử sau đó. Thậm chí, họ đã cùng nhau thành lập “giáo phái Akutagawa”.
Tám năm sau cái chết của ông, Kikuchi Kan (một người bạn thân của Akutagawa Ryunosuke) đã thành lập giải thưởng văn học Akutagawa Ryunosuke dành cho các tác giả trẻ. Đến nay, giải thưởng này vẫn là giải thưởng văn học uy tín nhất ở Nhật Bản. Qua đó, giải thưởng vừa tôn vinh những đóng góp của Ryunosuke vừa khuyến khích sự nỗ lực của những nhà văn trẻ.
Ngày 24 tháng 7 được lấy làm ngày ngày giỗ của ông và nhân vật Kappa trong truyện ngắn cùng tên. Vào năm 2023, chính quyền Nhật Bản có ý định mua lại một phần nơi ở cũ của ông để xây dựng “Bảo tàng tưởng niệm Akutagawa Ryunosuke”.
Akutagawa Ryunosuke và Natsume Soseki
Akutagawa Ryunosuke và Natsume Soseki đều là hai tác giả văn học nổi tiếng của Nhật Bản. Mặc dù cả hai đều có nhiều điểm tương đồng trong cách sử dụng kỹ thuật phân tích tâm lý và miêu tả tâm lý nhân vật. Tuy nhiên, cách tiếp cận của họ với văn học lại khác nhau. Soseki thường tập trung vào những vấn đề tâm lý và triết học phức tạp. Trong khi đó, Akutagawa Ryunosuke lại tập trung vào những câu chuyện ly kỳ và thậm chí kỳ lạ.
Trong suốt cuộc đời, Akutagawa vẫn kính trọng và nhớ đến Soseki. Với ông, Natsume Soseki là người đã tận tình chỉ bảo và tìm thấy tài năng của ông. Soseki được đề cập trong một số tác phẩm của Akutagawa với danh hiệu kính trọng “Sensei”. Trong bức thư tuyệt mệnh gửi vợ, Akutagawa viết rằng ông muốn chuyển quyền xuất bản tác phẩm của mình cho nhà xuất bản Iwanami Shoten. Bởi vì ông yêu quý Soseki và muốn cùng chung một nhà xuất bản với Soseki. Điều này cho thấy tình cảm và sự tôn trọng của Akutagawa đối với Soseki.
Phong cách sáng tác
Phong cách sáng tác của Akutagawa Ryunosuke được rất độc đáo, kết hợp giữa nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lý bậc thầy. Ông thường sử dụng những câu chuyện mang tính tâm linh, truyền thống Nhật Bản, bổ sung thêm yếu tố kỳ lạ để tạo ra sự đan xen giữa thực tế và hư cấu.
Trong các tác phẩm của mình, Akutagawa thường khám phá những vấn đề tâm lý phức tạp như sự đau khổ, tội lỗi và cảm giác cô đơn . Ngoài ra, ông thường sử dụng các đoạn văn ngắn, với ngôn từ tinh tế nhưng lại vô cùng chính xác.kết hợp giữa truyền thống và thần thoại Nhật Bản. Từ đó, ông đã xây dựng các câu chuyện mang tính giáo dục và ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống và xã hội. Ngoài ra, trong một số tác phẩm, Akutagawa cũng châm biếm chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản
Các tác phẩm nổi bật
Kappa
“Kappa” của Akutagawa Ryunosuke là một truyện ngắn đầy vừa kỳ lạ vừa ẩn ý châm biếm Nội dung truyện kể về Kappa một loài sinh vật huyền bí trong truyền thuyết Nhật Bản, sống trong một hồ nước. Tác giả đã tạo ra một thế giới hư cấu độc đáo và phong phú. Trong đó, con người và sinh vật huyền bí sống chung và giao tiếp với nhau.
Mời các bạn mượn đọc sách Tuyển Tập Truyện Ngắn của tác giả Akutagawa Ryunosuke.