Tuyển Tập Lão Xá – Lão Xá full mobi pdf epub azw3 [Tuyển Tập]

Tuyển Tập Lão Xá – Lão Xá full mobi pdf epub azw3 [Tuyển Tập]

Tác giả:
Thể Loại: Review sách
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn
EPUBMOBIPDFĐỌC ONLINE

      Lão Xá, tên thật là Thư Khánh Xuân, tự Xá Dư, sinh năm 1897. Ông được mọi người biết với bút danh Lão Xá từ khi cuốn Tường “lạc đà” ra đời.

Trong văn học hiện thực phê phán của Trung Quốc, cuốn Tường “lạc đà” được đặt ngang hàng với Ông giáo Chi của Diệp Thánh Đào, Gia đình của Ba Kim, Lôi Vũ của Tào Ngu, những nhà văn cùng một thế hệ.

Để bạn đọc thưởng thức và đánh giá đúng mức cuốn tiểu thuyết này, chúng tôi xin lưu ý một số điểm về thân thế và tư tưởng của tác giả.

Lão Xá là người Bắc Kinh, và là con nhà nghèo. Trong bài Tựa viết lấy in ở đầu Lão Xá tuyển tập xuất bản năm 1951, ông có nói, ông “xuất thân nghèo khổ, thiếu ăn thiếu mặc đã quen từ nhỏ”. Ông lại còn nói, ông “có bạn bè trong những người nghèo khổ, thường giúp đỡ lẫn nhau, đi lại với nhau rất thân thiết”, cho nên ông “không những biết được đời sống của họ mà còn hiểu rõ nỗi lòng của họ nữa”. Mặc dù đó là tình cảnh trước thời Ngũ tứ (1919), nhưng tình cảnh ấy ảnh hưởng rất nhiều đến sáng tác của ông sau này. Nhân vật chính trong tiểu thuyết hay kịch của ông phần lớn là dân các xóm nghèo Bắc Kinh. Đối với họ, ông có một mối đồng tình sâu sắc và chân thành.

Nhưng ông là một nhà trí thức. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Bắc Kinh, năm 1924, ông sang Anh dạy ngôn ngữ Trung Quốc ở Học viện Đông phương Luân Đôn cho đến năm 1930 mới về nước, nên không có dịp tham gia phong trào năm 1925 và cuộc nội chiến cách mạng lần thứ nhất năm 1927. Về nước, ông dạy ở trường Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Đảo, làm giám đốc ban văn nghệ trường Đại học Tề Lỗ ở Sơn Đông, rất ít có dịp tiếp xúc với cách mạng, và cũng chưa hề biết đến chủ nghĩa Mác – Lênin. Điều đó có hạn chế nội dung tư tưởng trong tác phẩm của ông thời bấy giờ. Đúng như ông nói: “Tôi chỉ dựa vào một ít vốn sống và những nỗi uất ức tích lũy trong lòng từ thuở bé để phản kháng những kẻ áp bức và những nước đi áp bức”.

Trong thời kháng chiến chống Nhật, ông lại là người hoạt động tích cực. Tháng 6 năm 1937, sau khi xảy ra vụ Lư Cầu Kiều, ông rời Bắc Kinh đi Hán Khẩu. Ngày 27 tháng 3 năm 1938, Hội liên hiệp văn nghệ chống địch toàn quốc thành lập, ông được cử làm hội trưởng, và tiếp tục sáng tác phục vụ kháng chiến. Ông bắt đầu viết kịch vào hồi này với vở Tổ quốc trên hết.

Sau giải phóng, ông nhiệt tình tham gia các phong trào chính trị, phụ trách nhiều công tác xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, theo đường lối văn nghệ phục vụ công nông binh, ông sáng tác nhiều hơn bao giờ hết. “Nhân dân cần cái gì, tôi viết cái đó. Hình thức văn nghệ nào tôi cũng xem như nhau, không phân biệt hình thức nào đáng sáng tác, hình thức nào không đáng sáng tác” 1 . Tác phẩm của ông thuộc đủ loại: thơ, kịch nói, kinh kịch, tương thanh, cổ từ 2 đều có tác dụng giáo dục rất lớn. Vở kịch Cống Long Tu của ông được đánh giá rất cao. Chính quyền nhân dân thành phố Bắc Kinh đã tặng ông danh hiệu “Nhà nghệ sĩ nhân dân”.

Có thể bạn thích sách  Chuyển Sinh Thành Kiếm của tác giả Yuu Tanaka & Tomowo Maruyama full mobi pdf epub azw3 [Fantasy]

Tường “lạc đà” là tác phẩm thuộc giai đoạn trước kháng chiến, viết năm 1935.

Đây là chuyện một anh kéo xe ở thành phố Bắc Kinh, nhưng thật ra cũng là chuyện người dân thành thị ở Trung Quốc khi chưa giải phóng, còn chịu hai tầng áp bức phong kiến và tư sản mại bản.

Tường vốn là nông dân. Cha mẹ chết, anh lên Bắc Kinh kiếm ăn, làm đủ mọi việc, cuối cùng thì đi kéo xe. Anh, người khỏe mạnh, tính tình thật thà; điều mong ước duy nhất của anh là có một chiếc xe riêng để kéo, không phải thuê của các hiệu. Ba năm vất vả, mồ hôi trộn lẫn nước mắt, tằn tiện từng đồng xu, anh đã được như ý muốn. Nhưng rồi quân phiệt hỗn chiến, bọn loạn binh cướp mất chiếc xe của anh và bắt anh đi theo hầu hạ chúng. Đến khi thoát được thân, thì tay trắng lại hoàn trắng tay. Thế mà anh cũng không nản lòng. Trở về Bắc Kinh, anh lại kéo xe, lại tiết kiệm từng đồng xu. Nhưng trong xã hội cũ một người thật thà như anh không thể ngoi lên được; muốn ngoi lên thì phải là một tay anh chị như lão Tư Lưu, chủ hiệu xe Nhân Hòa… Cho nên những chuyện không may dồn dập đến, tên mật thám Tôn cướp mất của anh ba mươi đồng bạc còn lại; vợ anh, ả Nĩu, có mang rồi vì ngu dốt mà chết oan; người con gái anh yêu – cô Phúc phải vào dãy “Nhà trắng”, bán thân nuôi em, cuối cùng thì thắt cổ chết… Như thế, bảo anh không nhìn đời bằng một con mắt khác sao được. Thế rồi, Tường đối tính, bắt đẩu trụy lạc, gây gổ với mọi người, xem mọi người là thù địch. Những việc trước kia anh cho là chướng tai gai mắt thì bây giờ anh thấy thú vị. Anh không muốn làm ăn nữa, và cũng chẳng mong ước gì nữa.

Đó là quá trình sa đọa của bao nhiêu người trong xã hội cũ. Hoàn cảnh đã đẩy họ vào con đường đó, không cưỡng lại được. Chỉ có thay đổi hoàn cảnh, cải tạo xã hội thì những người như Tường mới có đất sống. Rõ ràng Lão Xá có ý định kết tội xã hội Trung Quốc thời đó, vạch trần tội ác của chế độ phong kiến, quân phiệt, mặc dù tác phẩm của ông chỉ phản ánh được một phần rất nhỏ trong cuộc sống đương thời mà thôi. Õng muốn dùng hình tượng nghệ thuật nêu lên sự thực đau đón sau đây: trong xã hội cũ, nếu thật thà, lương thiện thì không gặp bất hạnh này cũng gặp bất hạnh khác. Cừu không thể sống được giữa bầy sói. Muốn sống thì phải trở thành sói. Thực tế, nhiều tên lưu manh trước kia cũng hiền lành, chịu thương chịu khó làm ăn, họ trở thành lưu manh là vì hoàn cảnh xã hội. Cứ nhìn Tường đủ rõ. Cuối truyện, ta thấy Tường có một tâm trạng bi đát như thế nào!

Có thể bạn thích sách  Tối Cường Phản Phái Hệ Thống - Phong Thất Nguyệt full prc pdf epub azw3 [Võ Hiệp]

“Về đến xưởng, anh ta vùi đầu ngủ hai ngày liền”.

“… Rồi anh ta kéo xe ra, trong lòng trống rỗng, chẳng nghĩ ngợi mà cũng chẳng hy vọng gì. Chỉ vì cái bụng mà phải nhọc cái thân, bụng no rồi thì lại ngủ, còn cần gì phải suy nghĩ, phải hy vọng gì nữa? Nhìn con chó gầy giơ xương, chầu chực bên thúng khoai chờ được chút vỏ bỏ đi anh ta biết thân anh cũng chẳng khác gì con chó kia, chạy ra chạy vào suốt ngày cũng cốt chỉ để được ít vỏ khoai mà ăn. Cứ tạm bợ qua quít thế mà sống, chẳng cần suy nghĩ gì cả!”

Sự thực đau đớn đó, Lỗ Tấn đã nói lên bằng hình tượng Nhuận Thổ trong Cố hương, bây giờ Lão Xá lại nói lên trong hình tượng Tường “lạc đà”. Có khác chăng là về sau Nhuận Thổ trở thành đần độn như pho tượng gỗ, còn Tường “lạc đà” thì có thể sẽ trở thành lưu manh. Thế thôi.

Tác giả đã gắn chặt vận mệnh một cá nhân với chế độ xã hội, tìm nguyên nhân những nỗi đau khổ của một cá nhân trong xã hội thối nát đương thời. Trong cuốn truyện này, Tường là nhân vật chính, nhưng xung quanh Tường, có nhiều hình tượng khác cũng được xây dựng để làm cho chân lý trên càng nổi bật: Phúc, ông Hai Cường, hai ông cháu bé Mã… Số phận của họ cũng bi thảm không thua gì số phận Tường. Nhất là Phúc. Trước đây, một người con gái nhà nghèo mà lại có chút nhan sắc thì thường không tránh khỏi con đường Phúc đã đi. Đời Phúc cũng là một kho tiểu thuyết.

Điều đặc biệt ở Lão Xá là chẳng những đối với nạn nhân trong truyện ông tỏ ra hết sức đồng tình, mà đối với nhân dân lao động nói chung, ông cũng nhìn bằng con mắt của người bạn. Ông nhìn thấy ở họ nhiều cái tốt hơn cái xấu. Không ở chỗ nào, ông tả họ bằng ngòi bút phũ phàng như nhiều nhà văn tiểu tư sản khác. Ông cố đặt mình vào địa vị họ mà đánh giá người này hay người nọ, hoặc nhìn cảnh vật thiên nhân. Cho nên mặc dù hồi bấy giờ Lão Xá chưa có lập trường của giai cấp vô sản như Lỗ Tấn, Mao Thuẫn, nhưng ông cũng là một nhà văn tiến bộ, và tinh thần nhân đạo, thái độ sáng tác hiện thực của ông đã làm cho tác phẩm của ông được người đọc có cảm tình.

Có thể bạn thích sách  Thần Ma Chi Mộ - Phong Cuồng Khô Lâu full prc, pdf, epub, azw3, txt [Đô thị - Tu chân]

Tường “lạc đà” cũng có một vài chỗ yếu. Điều đó ngày nay rất dễ thấy. Chính tác giả thấy trước ai hết. Dưới đây là đoạn văn ông viết năm 1954, khi tái bản tác phẩm này:

“… Đây là một tác phẩm cũ mười chín năm về trước của tôi. Trong truyện, tuy tôi đồng tình với người dân nghèo, quý mến những phẩm chất tốt đẹp của họ, nhưng tôi đã không vạch ra được cho họ lối thoát. Họ sống một cách khổ sở, và chết một cách oan ức, đau thương. Đó chính là vì tôi chỉ nhìn thấy mặt đen tối của xã hội đương thời, mà chưa nhìn thấy ánh sáng của cách mạng, chưa nhận thức được chân lý của cách mạng. Mặt khác, chế độ kiếm duyệt tàn bạo thời bấy giờ cũng khiến tôi vùng lên. Truyện in ra chưa được bao lâu, tôi đã nhận được ý kiến của bà con nghèo: “Cứ như trong truyện thì chúng tôi khổ quá, chẳng còn hy vọng gì nữa!”. Điều này khiến tôi vô cùng hố thẹn.

Mười chín năm qua, nhân dân lao động đã vùng lên. Ngay cả người như tôi đây mà cũng đã được hiểu biết ít chút về cách mạng, thật không thể không cảm tạ Đảng Cộng sản Trung Quốc và Mao Chủ tịch vĩ đại. Ngày nay, tái bản cuốn truyện này, e chỉ có chút ý nghĩa sau đây: “Không quên những cái đen tối đáng sợ trong xã hội cũ, thì mới thấy hạnh phúc sáng tươi ngày nay là quý báu, và mới biết trân trọng nó”.

Đó là những lời hết sức khiêm tốn, hết sức thành khẩn.

Về ngôn ngữ, tác phẩm của Lão Xá có một điểm đặc biệt, ông dùng nhiều phương ngôn Bắc Kinh, và theo các nhà phê bình Trung Quốc thì ông dùng rất khéo, rất hoạt. Ông lại dùng văn nói nhiều hơn văn viết. Nó làm cho tác phẩm sinh động hẳn lên và giữ được phong cách dân tộc. Có điều chính điểm đó lại gây khó khăn cho người dịch. Chúng tôi đã cố gắng khắc phục, nhưng không chắc đã làm được như ý muốn.

TRƯƠNG CHÍNH

Mời các bạn đón đọc Tuyển Tập Lão Xá của tác giả Lão Xá.