Tương Lai Của Một Ảo Tưởng

Tương Lai Của Một Ảo Tưởng

Tác giả:
Thể Loại: Tâm Lý - Kỹ Năng Sống
Nguồn: https://thuviensach.vn
PDFĐỌC ONLINE

Freud coi tôn giáo là một hiện tượng nhân văn trong xã hội văn minh. Tôn giáo là phó sản từ sự “gạt bỏ những bản năng” bằng những phương tiện “cấm đoán” tìm thấy trong mọi văn hóa. Tôn giáo nảy mầm từ mặc cảm Oedipus, và phơi bày sự bất lực của con người ở trần gian, phải đối mặt với số phận cuối cùng là cái chết, đối chọi với những cấm cản ràng buộc của xã hội, và những sức mạnh của tự nhiên. Ông nhìn Gót như sự thể hiện của khát khao về một người cha thấy trong tâm lý con-trẻ. Các tôn giáo xoay quanh một hay nhiều Gót, trong ngôn từ của ông, chúng giữ một “nhiệm vụ gồm ba lớp: “phải ‘trừ tà trục quỉ’ cho những khiếp hãi của con người trước thế giới tự nhiên”, “phải hòa giải con người với sự tàn ác của số phận, đặc biệt là khi được thể hiện qua cái chết”, và “phải đền bù cho những đau khổ và thiếu thốn vốn đời sống văn minh đã áp đặt lên con người nói chung”. Do đó, tôn giáo tạo nên một “kho tàng gồm các ý tưởng sinh ra từ nhu cầu xoa dịu những đau khổ của con người, khiến có thể kham chịu được”. Tôn giáo mà Freud nói đến “tương ứng với hình thức cuối cùng trong sự tiến hóa của tôn giáo, là đạo Kitô thực hành trong nền văn minh da trắng hiện nay”. Khác với Jung, sau ông, là người đã dựa nhiều ý tưởng trên các tôn giáo phương Đông (chủ yếu là Ấn Độ giáo và Phật giáo. Về mặt lôgich, Freud nhấn mạnh trên một yếu tính đặc thù của Kitô giáo, đó là mối “quan hệ cha con”. Ông khẳng định rằng “Gót là một người cha cao vời, hoài mong về người cha là gốc của nhu cầu về tôn giáo”. Freud phân biệt ảo tưởng (illusionvà sai lầm: một ảo tưởng, là sản phẩm của ao ước, không nhất thiết phải là sai lầm. Hơn nữa, ông nói thêm “Tôn giáo do đó có thể là chứng loạn thần kinh phổ quát của nhân loại, giống như ám ảnh nhiễu loạn thần kinh của trẻ con, khởi phát từ mặc cảm Oedipus, trong tương quan cha con”. Ông thậm chí còn cho rằng “những người sùng đạo được bảo vệ ở một mức độ cao trước các nguy cơ của một số bệnh thần kinh; sự chấp nhận của họ về bệnh thần kinh phổ quát đã tránh cho họ công việc phải xây dựng một bệnh loạn thần kinh cá nhân cho riêng họ”. Hiểu là những tín đồ các tôn giáo đã mắc một thứ bệnh thần kinh phổ quát rồi, nên miễn nhiễm.*** Sigmund Freud là một trong những công trình nổi tiếng và được phổ biến rộng rãi nhất của vị bác sĩ thần kinh người Áo gốc Do Thái. Mang tính dẫn nhập về phân tâm học, một học thuyết gây nhiều tranh cãi ngay từ thời điểm ra đời (cuối thế kỷ XIX, cuốn sách tập hợp 28 bài giảng của Freud, bao gồm những tri thức và cách tiếp cận căn bản của phân tâm học xung quanh các vấn đề vô thức, những giấc mơ, và các trạng thái bệnh lý thần kinh của con người. Qua công trình này, Freud củng cố và xác lập một phương pháp độc đáo trong nghiên cứu và trị liệu bệnh loạn thần kinh mà ông sáng tạo nên: trị bệnh thông qua thăm dò cõi vô thức của con người. Trong thời gian học y khoa, ông tỏ rất rõ quan tâm của mình đến sinh lý y khoa và sớm có những công trình nghiên cứu về sinh lý rất quan trọng, mặc dù ông còn rất trẻ. Năm 1876, ông được nhận làm sinh viên nghiên cứu ở viện sinh lý nổi tiếng của Ernst Brücke, ở đó ông tiếp tục nghiên cứu các vấn đề về sinh lý thần kinh. Năm 1881, ông mới học xong đại học, và được công nhận là bác sĩ y khoa. Nhưng bản thân Freud, ông chưa bao giờ cho mình là thầy thuốc thực hành, và trong giai đoạn này, Freud luôn tìm kiếm cho mình một hướng đi sâu hơn về sinh lý học y khoa, và ông vẫn tiếp tục công việc của mình tại viện sinh lý cho đến khi ông đính hôn. Năm 1882, Freud gặp và yêu, rồi đính hôn với Martha Bernay, một cô gái nhỏ bé, thông minh, xuất thân từ một gia đình có truyền thống trí thức và văn hóa Do Thái. Điều kiện làm việc tại viện sinh lý không cho phép Freud có thể lo lắng cho cả một gia đình dù đó là một gia đình nhỏ. Nếu muốn cưới vợ, ông phải có thu nhập thêm, vì vậy ông quyết định bỏ việc tại viện sinh lý, và đến làm việc tại bệnh viện đa khoa Wien. Freud, cũng như những nhà thần kinh học khác, đã tìm đến bệnh viện của Charcot. Chính tài năng, tri thức cùng uy tín của Charcot đã mang lại nhiệt tình cho Freud. Trong một lá thư ông gửi cho Martha – người vợ chưa cưới của mình, ông viết: “Không có người nào từng tác động nhiều đến anh như vậy”. Ông đã dịch các bài viết của Charcot sang tiếng Đức. Và chính Charcot đã làm Freud quan tâm đặc biệt đến bệnh học tâm lý. Ông cũng treo bức tranh khắc của André Brouillet “Bài học lâm sàng của bác sĩ Charcot” tại phòng khám của mình ở số 19 phố Berggasse, người con trai đầu lòng chào đời năm 1889 cũng được ông đặt tên là Jean Martin để tôn vinh người thầy của mình. Trong suốt cuộc đời làm việc về sau, Freud vẫn hay trích dẫn câu nói của Charcot: “Lý thuyết thì tốt, nhưng không ngăn được thực tiễn tồn tại”, để chỉ trích thái độ chỉ biết chấp nhận những kiến thức thu được mà không hề phê phán.

Nguồn: https://thuviensach.vn