Siêu phẩm thứ hai của lão Phong Ngự Cửu Thu sau Tàn bào. Truyện đã được xuất bản thành sách bên TQ hồi T8/2016, có thể thấy được độ hay của nó.
Nói truyện là Tiên hiệp cũng được, Lịch sử quân sự cũng có, tình cảm cũng có luôn 🙂 truyện ông Phong Ngự có vài đoạn hơi bi kịch tí nhưng kết thường có hậu các lão yên tâm 🙂
P/s: đây là bộ đầu tiên mình dịch, khó khăn muôn vàn mà mình lại dịch chậm kinh khủng -_- đạo hữu nào có lòng hảo tâm dịch bộ này cùng mình, mình xin chân thành cảm tạ.
Đạo gia lấy Tử vi tôn, lấy Dương là đại. Bộ truyện này lấy tên là Tử Dương, không hề liên quan đến bất kỳ địa danh, tên người cụ thể nào, chỉ đơn giản muốn đề cao, tôn vinh các giá trị về tinh thần, tư tưởng Đạo giáo – một trong những tôn giáo có truyền thống lâu đời nhất Trung Quốc là trên thế giới.
Đối với đa số người Việt Nam chúng ta, Đạo giáo không quá quen thuộc. Chúng ta thường nghe nhiều về các sự tích của đạo Phật, đạo Thiên Chúa nhưng ít khi nào nghe thấy Đạo giáo. Sự thực thì Đạo giáo không phải điều gì xa lạ, ai cũng đã từng ít nhất vài lần nghe, hoặc biết về Đạo giáo, chỉ là ta không biết đó là Đạo giáo, hoặc hiểu nhầm với tồn giáo khác (ý mình là Phật giáo)
Có vài dẫn chứng tiêu biểu sau là mọi người sẽ nhận ra ngay:
+ Thầy tướng số, thầy phong thủy. Trước khi tướng số phong thủy bị biến tướng trở thành những chiêu trò lừa gạt thiên hạ rẻ tiền như bây giờ, thời xưa ở Trung Quốc đây là hai nghề được kính trọng nhất, ngang với thầy thuốc chữa bệnh. Các nhà quân sự, triết gia đại tài của TQ như Khương Tử Nha. Gia Cát Lượng, Lưu Bá Ôn,… đều là những thầy tướng số phong thủy. Sự thâm thúy, tri thức ẩn giấu trong đó dù học cả đời cũng chưa chắc lĩnh ngộ được hêt.
+ Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, ba ông Tam Đa,.. các vị thần tiên khác trên Thiên Đình, Địa Phủ. Bạn nào còn bảo mấy ông này thuộc Phật giáo thì mình xin quỳ luôn với mấy bạn đó. Mà cũng nhiều người nhầm lắm, Đạo giáo và Phật giáo cùng lúc truyền vào VN ta từ TQ mà, với lại ảnh hưởng sâu sắc của Tây Du Ký nữa. Tôn Ngộ Không vốn là đệ tử Đạo giáo những chuyển dần sang Phật giáo, thể hiện sự soán ngôi của Phật giáo với Đạo giáo ngay trên chính quê hương của Đạo giáo – TQ (một lần Phật giáo lại thể hiện sức mạnh thích nghi đáng sợ của nó, đến quốc gia nào ở châu Á hầu như trở thành tôn giáo quan trọng nhất ở nơi đó)
Còn nhiều nữa, mình chỉ nói thế thôi, đây là post quảng bá cho truyện, không phải đàm luận về Đạo giáo.
Truyện này, mình xin được nhắc lại (rất nhiều lần rồi), cũng như các truyện khác của ông Phong Ngự này, có cái gì đó rất khác lạ so với những truyện tiên hiệp khác. Mình không nói nó sẽ hay hơn, nhưng thực sự là nó khác biệt, như một làn gió mới cho những ai đã đọc nhiều kiểu Tiên hiêp cày Lv, vượt cấp YY, NVC quá tỉnh và đẹp trai, bất tử bla bla,.
..
Tất nhiên là NVC thì phải bá đạo, xuất sắc rồi, Tử Dương cũng thế. Nhưng cái bá đạo của NVC được xây dựng rất cụ thể, logic, hợp lý, đi từ từ từng bước một, chịu nhiều va vấp, đau khổ trong cuộc đời để trở nên bá đạo. Mạc Vấn – NVC, để được mạnh mẽ như cuối truyện đã phải trải qua bao cay đắng, đau khổ chứng kiến cả nhà mình bị giết hại, người vợ mới cưới bị bắt đi ngay đêm tân hôn, dọc đường tìm vợ về gặp phải bọn cướp cướp sạch đồ đạc mà không cách nào chống cự lại, bởi hắn chỉ là tên thư sinh trói gà không chặt…
Mạc Vấn còn trải qua rất nhiều lần vấp ngã, vất vả trong tình yêu, để rồi sau mỗi khó khăn như vậy hắn lại trưởng thành hơn, chín chắn hơn, chuẩn men hơn 🙂 Bí quyết của hắn chẳng có gì bí mật, thậm chí đã được chính tác giả nói thẳng ra trong truyện: Đó là chữ “Độ”, trong cuộc sống chỉ cần bạn có chữ “Độ” này là bạn có thể ưu tú như MV, được rất nhiều nữ tử ngưỡng mộ theo đuổi :3: (nhưng vợ thì chỉ có một.
Đọc Tử Dương ta có cảm giác rất đời thường, rất nhẹ nhàng gần gũi nhưng không vì thế mà thiếu đi những đoạn cao trào. Rất tiếc là cao trào chủ yếu là tình cảm thôi, đánh nhau không nhiều, mà phép thuật trong truyện này cũng ít lắm, bạn nào thích đánh nhau như Phàm Nhân Tu Tiên chắc sẽ phải thất vọng. Nhưng không việc gì, mời bạn đọc thử truyện. Rất nhiều bậc tiền bối đã đọc truyện rồi, ai cũng khen hay. Mình chỉ thấy có người chưa đọc truyện thôi chứ chưa thấy ai chê truyện dở cả.
Mùa đông năm 340 sau Công nguyên, bờ bắc sông Hoàng Hà, ngoại thành phía đông huyện Tây Dương.
Bên trong giảng đường Hoàng Dung, một lão tiên sinh chân què đang giảng bài, bên dưới có hơn chục chỗ ngồi nhưng lại chỉ có đúng một thiếu niên đang ngồi ngay ngắn nghe giảng, ngoài ra đều là chỗ trống.
Buổi chiều giờ Thân tuyết rơi dày, sắc trời dần tối. Lão tiên sinh cũng giảng bài xong, đặt sách xuống xua tay về phía thiếu niên, ý bảo tan học.
Dưới giảng đường là một thiếu niên tầm 16 17 tuổi, gương mặt thanh tú, thu thập sách bút xong liền đi tới phía trước cúi người nói với lão tiên sinh: “Học trò nghe tin chiến sự phía bắc căng thẳng, huyện Tây Dương xem chừng sắp nguy đến nơi, không thể ở lâu nữa, tiên sinh có tính toán gì không?”
“Lão phu cũng gần đất xa trời rồi, không muốn rời xa quê nữa.” Lão tiên sinh bình tĩnh lắc đầu.
“Tiên sinh, người Hồ tính tình hung tàn bạo ngược lại ăn thịt người, người lưu lại nơi này e lành ít dữ nhiều.” Thiếu niên thấp giọng nói ra.
“Người Hồ nếu muốn giết ta thì cứ giết, muốn ăn thì cứ ăn, miễn là bọn chúng không chê lão phu gầy còm thịt dai.” lão tiên sinh mỉm cười mở miệng.
“Học trò định sau khi lấy vợ sẽ đưa cả nhà xuôi nam, thánh nhân có nói ‘Quân tử bất lập nguy tường**’ , kính mong tiên sinh cùng đi, đây cũng là ý muốn của cha học trò.” Thiếu niên cúi người sát đất.
**(Quân tử bất lập nguy tường: lời của Khổng Tử, nói tới thái độ làm người của quân tử là phải rời xa nơi nguy hiểm, phòng hoạ khi chưa xảy ra, một khi thấy mình rơi vào nguy hiểm, phải rời khỏi đúng lúc)
“Ý tốt của cha con ta xin ghi tạc trong lòng, nhờ con thay mặt lão già này cảm ơn ông ấy, có điều lão phu không muốn rời bỏ quê hương, trời đã muộn rồi, con nên về sớm đi.” Lão tiên sinh giơ tay tiễn khách.
Thiếu niên nghe vậy thở dài đành chịu, lấy từ trong ngực ra một gói nhỏ bằng nắm tay, hai tay đưa tới trước mặt lão tiên sinh nói:
– Tiên sinh, mười năm dạy dỗ, ân tình sâu nặng, chút ngân lượng này xin người nhận lấy, đề phòng bất trắc.”
“Truyền đạo giải hoặc (ý nói dạy chữ) là bổn phận của ta, tiền bồi dưỡng hàng tháng nhà con cũng chưa từng thiếu, chỗ ngân lượng này lão phu không thể nhận.” Lão tiên sinh liên tục xua tay.
“Tiên sinh ngàn vạn lần bảo trọng.” Thiếu niên nói rồi nhét gói bạc vào trong ngực lão tiên sinh, xong liền xoay người bước nhanh ra ngoài.
“Mạc Vấn, cái này không thể được.” Lão tiên sinh kinh ngạc thốt ra.
Thiếu niên nghe được cũng không quay đầu lại, bạc nhất định phải để lại, nếu không lão tiên sinh sau này lấy gì sống qua ngày?
“Con đã đọc đủ sách Thánh Hiền, khắc sâu tác phong quân tử, nhưng mà đạo quân tử không thích hợp trong thời loạn thế, sau này làm việc cần phân rõ thiện ác mà xử trí.”
Lão tiên sinh chân cà nhắc không tiện đuổi theo, chỉ có thể hô lớn dặn dò.
Thiếu niên nghe thế lại xoay người lạy tạ lần nữa rồi mới quay bước ra cửa. Bên ngoài tuyết rơi nặng hạt, người hầu đứng chờ lâu dưới tuyết chân tay đã tê rần, thấy thiếu niên bước ra, lập tức mang áo choàng tới khoác thêm cho hắn đồng thời nhận lấy giấy, bút, nghiên mực trong tay thiếu niên.
Thiếu niên tên là Mạc Vấn, năm nay 17, cha là chủ tiệm thuốc lớn nhất ở trong huyện, hắn là con trai độc nhất trong nhà. Người làm mặc áo gai đứng cạnh hắn nhỏ hơn một tuổi, cả nhà đã nhiều đời làm công cho Mạc gia. Người làm vốn họ Ngô, nhưng Ngô cùng Vô đọc gần giống nhau, thương gia không thích nên ở Mạc gia mọi người đều gọi hắn là Tiểu Ngũ.
Trên đường về nhà Mạc Vấn dừng lại ở một hàng ăn tại ngã ba mua một cái bánh bao, tới chỗ không người đưa cho Tiểu Ngũ.
“Cảm ơn thiếu gia” Tiểu Ngũ cảm ơn nhận lấy.
Mạc Vấn khẽ gật đầu tiếp tục đi tới trước. Bởi vì nhiều năm liền liên tục thiên tai cùng chiến loạn cho nên lương thực hết sức thiếu thốn, chỉ có lão gia cùng công tử nhà giàu mới có thể ăn một ngày ba bữa, còn người buôn bán nhỏ chỉ có thể là hai bữa ăn, lại còn là cháo loãng.
…
Mời các bạn đón đọc Tử Dương của tác giả Phong Ngự Cửu Thu.