Cổ tích (tiếng Anh: Fairy tales, Hán Việt: 童話 / Đồng thoại) là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. Đây là loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên, yêu tinh, thần tiên, quỷ, người lùn, người khổng lồ, người cá, hay thần giữ của, và thường là có phép thuật, hay bùa mê.
Truyện cổ tích có thể được phân biệt với truyện dân gian thần thoại khác như truyền thuyết (thường liên quan đến niềm tin vào tính xác thực của các sự kiện được mô tả) cũng như các câu chuyện về bài học đạo đức, bao gồm truyện ngụ ngôn về động vật.
Sự khác biệt cơ bản với các loại truyện khác ở phương diện người kể chuyện kể lại nó và người nghe thì tiếp nhận trước hết như một sự hư cấu thẩm mỹ, một trò chơi của trí tưởng tượng. Bên cạnh yếu tố hư cấu, tưởng tượng như một đặc điểm chủ yếu của thể loại, truyện cổ tích vẫn bộc lộ sự liên hệ với đời sống hiện thực, thông qua những đặc điểm về nội dung, ngôn ngữ, tính chất của cốt truyện, motip, hình tượng nghệ thuật v.v. Nhiều truyện cổ tích xuất xứ từ xa xưa phản ánh được các quan hệ xã hội nguyên thủy và các biểu tượng, tín ngưỡng vật tổ, tín ngưỡng vạn vật hữu linh. Trong khi đó, các truyện cổ tích hình thành giai đoạn muộn hơn, như thời phong kiến, thường có những hình tượng vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa. Sang thời tư bản chủ nghĩa, truyện cổ tích thường chú ý hơn đến thương nhân, tiền bạc và các quan hệ xã hội liên quan đến mua bán, đổi chác, sự tương phản giàu nghèo v.v.
Về nội dung tư tưởng, truyện cổ tích thường mang tinh thần lạc quan, có hậu, trong đó kết thúc truyện bao giờ [[cái thiện]] cũng chiến thắng hoặc được tôn vinh, [[cái ác]] bị tiễu trừ hoặc bị chế giễu. Là một thể loại truyền miệng, truyện cổ tích thường có nhiều dị bản. Sự dị bản hóa tác phẩm có thể được nhìn nhận do các dân tộc trên thế giới có những điểm chung nhất về văn hóa, lịch sử, sinh hoạt, lối sống; đồng thời cũng có những đặc điểm riêng trong nếp sống, đặc điểm lao động, sinh hoạt, điều kiện tự nhiên tùy từng dân tộc. Thêm vào đó những người kể truyện cổ tích thường mang vào các truyện họ kể những nét cá tính riêng, sự thêm thắt nội dung theo những ý đồ nhất định. Bắt đầu câu chuyện thường có câu mở màn “Ngày xửa ngày xưa”. Đôi khi, kết thúc có hậu như một đặc trưng của truyện cổ tích (với câu kết là: “… và họ sống hạnh phúc mãi mãi về sau”) cũng khiến khái niệm cổ tích trong tiếng Việt được tính từ hóa, mà những phát ngôn sau là ví dụ: cứ như cổ tích, đúng là cổ tích!.
Truyện Cổ Tích Thế Giới Hay Nhất gồm có:
Một hôm, cô cùng năm người bạn gái vào rừng chơi, chẳng may bị lạc đường. Khi màn đêm buông xuống, họ phát hiện phía trước có ánh lửa, bèn rủ nhau cùng đi tới đó. Đến nơi thì thấy một bà lão đang ngồi bên đống lửa. Pha-ti-ma đến trước mặt bà ta nói:
– Bà có thể cho chúng cháu ở tạm đây một đêm không? Chúng cháu bị lạc đường.
– Ái chà, thật là tuyệt! Thượng đế đã ban thưởng chúng mày cho ta! Hãy đợi ta sửa soạn một món gì để ăn nhé!
Nhận thấy có sự khác lạ trong lời nói của bà lão, nên trong lúc bà lão đi lấy thức ăn, nàng Pha-ti-ma để ý quan sát chung quanh và liền thông báo cho các bạn phát hiện của mình:
– Các bạn, bà ta là mụ yêu tinh đấy, hãy đi khỏi đây mau lên trước khi bà ta trở ra và bắt hết cả bọn chúng ta ăn thịt.
Cô và năm người bạn vừa tính đứng lên thì bà lão đã quay trở ra cùng một chiếc bánh thơm phức. Bà lão đặt chiếc bánh trước mặt các cô gái và nói:
– Chắc các cháu cũng đói lắm rồi. Bánh đây, các cháu ăn đi, bánh thơm ngon lắm đấy!
Cả nhóm đưa mắt nhìn Pha-ti-ma.
– Kìa, các cháu sao lại không ăn bánh nhỉ? – Bà lão lại nói.
– Chúng cháu muốn được rửa tay trước rồi mới ăn ạ! – Pha-ti-ma nói, – chúng cháu được phép ra sông lấy nước chứ ạ?
– Không được! Chúng mày ra sông để trốn đi à! – Bà lão hét lên.
Pha-ti-ma lại nói:
– Vậy bà hãy dùng dây trói chúng cháu lại, chúng cháu sẽ không trốn được, và bà hãy ra sông lấy nước giùm chúng cháu đi.
Nghe thấy có lý, thế là mụ phù thuỷ mang dây ra trói các cô gái lại, nói:
– Ta chỉ cần giật chiếc dây này là biết ngay chúng mày còn hay đã trốn đi!
Nói xong mụ đi ra sông lấy nước. Bà ta vừa đi vừa kéo sợi dây, tự đắc:
– Ha ha, vẫn còn đó.
Đi được một lát, mụ phù thuỷ lại kéo dây, nói:
– Ha ha! Lũ chúng nó vẫn còn đó.
Thế nhưng, Pha-ti-ma đã cởi trói cho các bạn và buộc sợi dây lên một thân cây, sau đó cùng các bạn chạy ngay vào rừng. Khi mụ yêu tinh từ sông về, thấy các cô gái đều đã trốn sach liền hét lên ầm ĩ và tức giận chạy đuổi theo. Các cô gái vẫn không hay biết và tiếp tục chạy về phía trước, còn mụ yêu tinh truy đuổi phía sau.
Họ chạy được một đoạn thì gặp một dòng sông và con cá sấu hung dữ chắn ngang.
Pha-ti-ma đến gần sát mé sông và nói với con cá sấu:
– Bạn sấu thân mến ơi, bạn hãy cõng giúp chúng ta từng người qua sông có được không?
Cá sấu nói:
– Ta có thể đưa các người qua sông, nhưng các bạn cho ta cái gì nào?
Pha-ti-ma nói:
– Nhóm chúng tôi có cả thảy sáu người. Chỉ cần bạn cõng lần lượt năm người qua sông thì còn người thứ sáu sẽ thuộc về bạn.
Nghe nói thế, sấu ta lấy làm vừa ý. Liền đồng ý cõng lần lượt các cô gái qua sông, cứ được một người lại nói:
– Một rồi nhé!
Cứ vậy, sau khi cõng đến cô thứ năm qua sông. Chuẩn bị cõng đến người thứ sáu thì sấu nói:
– Ha ha, bây giờ đến lượt ta ăn thịt mày đây!
Mụ yêu tinh vẫn đang bám riết các cô gái. Khi mụ chạy đến bờ sông, không thấy bóng các cô gái, biết rằng bọn họ đã qua được bên kia bờ sông liền bò ngay lên lưng con cá sấu đang nằm chờ đấy, cá sấu cõng ngay mụ ta ra giữa sông, nói:
– Ha ha, đây là đứa thứ sáu hả!
Nói đoạn, cá sấu lặn xuống nước và ngoạm ngay mụ phù thuỷ. Lát sau sấu rên rỉ:
– Thịt con bé này khó gặm quá, toàn xương là xương, sao ta lại không chọn đứa khác mà chén nhỉ?
Còn về sáu cô gái kia thì đã an toàn trở về làng. Nguyên nhân sáu người qua được đến bờ bên kia là khi cá sấu đang mải để ý đếm năm cô gái cõng lần lượt trên lưng thì nàng Pha-ti-ma đã âm thầm bám theo đuôi cá sấu cùng bơi sang bờ với cô gái thứ năm từ lâu.
Mời các bạn đón đọc Truyện Cổ Tích Thế Giới Hay Nhất của tác giả Nhiều Tác Giả.