Trương Vĩnh Ký Và Bước Khởi Đầu Đời Sống Văn Chương Việt Nam Hiện Đại

Trương Vĩnh Ký Và Bước Khởi Đầu Đời Sống Văn Chương Việt Nam Hiện Đại

Tác giả:
Thể Loại: Văn Học Việt Nam
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

KHỞI ĐẦU, HAY MỘT ĐAN CÀI LỊCH SỬ

Hai điểm khởi đầu và kết thúc cuộc đời Trương Vĩnh Ký: 1837, 1898 đã gợi ngay sự liên tưởng đến một thời điểm khác thường của lịch sử Việt Nam. Sau gần chín thế kỷ là một quốc gia phong kiến có chủ quyền nhưng trong vòng ảnh hưởng của văn hoá Đông Á, Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX buộc phải đối diện với một thế lực hoàn toàn khác trước: thực dân phương Tây (qua đại diện Pháp). Cuộc đụng chạm giữa hai nền văn minh Á – u này tại Việt Nam Đã đi đến một kết cục không đứng về phía dân tộc Á Đông này. Những biến động sau đó cũng không còn là bước chuyển thời gian đơn thuần (thế kỷ XIX sang XX), từ triều đại phong kiến này sang triều đại phong kiến khác mà là một chuyển đổi chưa từng có: trung đại sang cận hiện đại với tư cách một thuộc địa, từ Đông sang Tây, từ khu vực đến toàn cầu,… – một khúc chuyển trên quá nhiều phạm vi và động chạm đến chiều sâu nhất của đời sống tinh thần một dân tộc-quốc gia.Và, giữa dòng chảy thời gian chưa từng có này trong lịch sử Việt Nam, kẻ sĩ hay trí thức dân tộc đã thành những “chủ thể” can dự và kiến tạo nên các xu thế và trào lưu văn hoá mới của quốc gia – khác hẳn vị thế của kẻ sĩ trong cơ cấu xã hội quân-thần thời kỳ trước đó.

Xét về thời gian lịch sử, Trương Vĩnh Ký nằm lọt trong những năm tháng cuối thế kỷ XIX cùng thế hệ trí thức cũ (chữ dùng của Trịnh Văn Thảo). Bi kịch dân tộc đánh dấu bằng sự kiện lịch sử 1862 đã tạo nên những số phận bi kịch của trí thức thời kỳ này. Người ra đi trên chiến trường trong cuộc đọ sức trực diện với quân đội viễn chinh Pháp; người bị giam cầm và tra tấn đến chết vì ủng hộ cuộc chiến Cần Vương. Nhưng có một phân số nhỏ những trí thức bên lề cuộc đối kháng này “lại có được những cơ hội ngoài mong đợi để đi vào lịch sử”. Trương Vĩnh Ký thuộc số này. Trong kết cấu xã hội và diễn biến lịch sử lúc bấy giờ (nửa sau thế kỷ XIX) vị trí bên lề của ông được định bởi: ông xuất thân trong một gia đình công giáo, bình dân (cha là lãnh binh và mất sớm), được khai tâm bằng Nho học nhưng chưa từng đặt chân đến trường thi mà vì gia cảnh và cơ duyên đã rẽ sang các khóa đào tạo bài bản dành cho giáo sĩ Thiên chúa giáo (trong 5 năm tại Penang) giữa lúc cả u học và Thiên chúa giáo đang bị cả triều đình (cũng như dân chúng) nhìn nhận bằng con mắt ngờ vực. Tình thế đó có nghĩa là, Trương Vĩnh Ký đã được lựa chọn để không hoàn toàn là một kiểu trí thức cũ. Song giữa tâm điểm lịch sử của dân tộc (Nam Kỳ nửa sau thế kỷ XIX), khi đã có được những hiểu biết “vượt tầm thời đại” như thế, ông sẽ tiếp tục bị lựa chọn hay tự lựa chọn?

Có thể bạn thích sách  Tục Ngữ Lược Giải - Quyển 1

Không thể phủ nhận rằng sự chiếm đóng của Pháp không có mang lại các lợi ích cụ thể cho Đông Dương và dân chúng của nó. Khoa học và các ý tưởng Tây Phương có để lại một dấu ấn vĩnh viễn, nhưng với giá phải trả thì đắt. Người Pháp đã làm bật rễ nhiều cơ cấu xã hội đặt nền trên làng xã và gia đình cổ truyền dưới danh nghĩa chủ nghĩa cá nhân và tính hiện đại, nhưng hậu quả là một sự xáo trộn trầm trọng của xã hội và trong nền kinh tế đã mang đến nhiều sự đau khổ…

… Bị che mắt bởi sự kiêu hãnh dân tộc và huyền thoại đồng hóa, người Pháp đã từ khước không nhìn nhận sự kiện rằng Việt Nam đã sẵn có một nền văn minh. Bất kể sự tham nhũng, chính quyền vẫn vận hành; bất kể không có sự tiến bộ, nhưng không có ai chết đói. Người Pháp đã xuyên tạc hay phá hủy các định chế cổ truyền nhưng không mang lại cho người Việt Nam giải pháp gì tốt đẹp hơn.

Chắc chắn là có thể bàn luận lại một vài nhận định trong trích dẫn trên, song cách nhìn Việt Nam thời kỳ đó như một nền văn hoá có truyền thống và tác động phá huỷ của chính sách thực dân qua con mắt của chính người Pháp ở nghiên cứu này thì lại hoàn toàn trùng hợp với thực tế lịch sử thời điểm được nói đến. Điều quan trọng là, lịch sử là thứ đã qua. Việc nhìn nhận chính xác các diễn biến tại thời điểm đó và lựa chọn những ứng xử phù hợp hoặc mang lại những tác động tích cực về sau, vì thế có thể coi là những hành vi đặc biệt. Bởi nhìn lịch sử với độ lùi thời gian có những lợi thế hơn nhiều, so với vị thế của những người đương thời. Và sống bằng những lựa chọn khác thường như vậy cũng là chấp nhận những phán quyết nghiệt ngã của lịch sử. Công trình của Dương Thu Hằng tập trung khảo sát một trải nghiệm như vậy. Kế thừa nhiều thành tựu văn bản học và nghiên cứu văn hoá văn chương của người đi trước, tác giả đã lựa chọn và trình bày lại trước thuật và hành trạng của Trương Vĩnh Ký theo một ý tưởng riêng. Để khẳng định và luận giải những giá trị khởi đầu Trương Vĩnh Ký, tác giả Dương Thu Hằng đã phân xuất di sản của ông thành các bộ phận khác nhau và quan trọng hơn là đặt từng mảng trước thuật đó trong dòng chảy lịch sử tương ứng của chúng. Thao tác so sánh văn học sử kết hợp văn hóa học này đã dẫn đến nhiều nhận định có chủ kiến, đem lại đóng góp thiết thực cho việc tìm hiểu Trương Vĩnh Ký. Theo Dương Thu Hằng chọn thế ứng xử kết hợp Đông – Tây vì lợi ích dân tộc, mở đường cho nhiều xu hướng tư tưởng xã hội và văn hoá những năm tháng tiếp sau, đó là sự chủ động của Trương Vĩnh Ký giữa ngổn ngang những đòi hỏi hoặc gợi ý của thực tại và áp lực của chính thể thực dân đương thời.

Có thể bạn thích sách  Theo Giòng

Tại thời điểm này, việc xướng danh một con người như Trương Vĩnh Ký đã không còn mang sắc thái dụ ngôn, hay lấp lửng như từng có suốt nhiều năm tháng. Tất nhiên, tìm hiểu hay đánh giá một nhân vật lịch sử hay một giá trị lịch sử văn hoá luôn là câu chuyện không có hồi kết; thậm chí với những hiện tượng mang bối cảnh không thuần nhất hoặc chứa đựng những chuyển dịch đặc biệt về tư tưởng văn hoá… thì sự diễn giải cũng theo đó mà trở nên đa tầng đa hướng.
“Những bước khởi đầu” của Trương Vĩnh Ký với một điều kiện tư liệu khác trong tương lai cũng có thể sẽ được điều chỉnh. Bản thân ám ảnh Đông – Tây, tại thời điểm này, cũng có thể được nhìn dài rộng hơn trong phạm vi dân tộc’ hoặc quy mô nhân loại.

Nói khác đi, tâm thức thuộc địa có thể là một cách nhìn bổ sung cho việc tìm hiểu những trường hợp như Trương Vĩnh Ký. Vấn đề kết hợp Đông – Tây lúc này đã trở thành câu chuyện về tính lai ghép và không thuần nhất văn hóa – như một quy luật của nhân loại. Đồng thời, việc kiến lập bản sắc dân tộc ở những tình huống lịch sử nào đó cũng cần được nhìn như một hành vi ngập ngừng nước đôi, vừa chủ động vừa bị chế ước, vừa tự trị và khuôn theo những ràng buộc tung-hoành, hàm – hiện của lịch sử… Trong cách nhìn đó, công trình của Dương Thu Hằng có thể được đọc như một thử nghiệm tìm hiểu và lý giải một trải nghiệm văn hoá có ngữ cảnh riêng.

Có thể bạn thích sách  Đảo Mộng Mơ

Tháng 4/2015 Trần Hải Yến