Trung Quốc: Bàn Về Thuyết Ba Đại Diện

Trung Quốc: Bàn Về Thuyết Ba Đại Diện

Tác giả:
Thể Loại: Lịch Sử - Chính Trị
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Một vấn đề lớn đang nổi lên hiện nay trong đời sống chính trị Trung Quốc được sự quan tâm mạnh mẽ của dư luận trong và ngoài Trung Quốc là tư tưởng “Ba đại diện” của Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc và chủ trương kết nạp các chủ doanh nghiệp tư nhân vào Đảng Cộng sản. Đây là vấn đề rất mới, có những tác động to lớn và không thể lường hết đến tôn chỉ, mục đích. cương lĩnh, đường lối và chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Vấn đề này đang gây ra những cuộc tranh luận sôi nổi thậm chí gay gắt trong nội bộ Đảng, bên trong đất nước Trung Quốc và giữa các học giả nghiên cứu về Trung Quốc trên khắp thế giới. Phải chăng đây là sự thay đổi quan trọng về mặt lý luận, một bước ngoặt trong lịch sử 80 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc, khi Đảng đang đứng trước nhiều thách thức mới trong tình hình có nhiều thay đổi ở trong nước và trên trường quốc tế, và do vậy Đảng cần phải có một cơ sở lý luận mới nhằm chỉ đạo công cuộc xây dựng đất nước? Phải chăng bài phát biểu của Tổng Bí thư Giang Trạch Dân ngày 1-7-2001 là một tuyên ngôn chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc khi bước sang thế kỷ mới, như lời một nhà lý luận chính trị của Trung Quốc, có lợi cho việc củng cố địa vị cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc, có lợi cho việc củng cố địa vị cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và sẽ là phương châm chỉ đạo của Trung Quốc trong cải cách mở cửa và tiếp tục phát triển nền kinh tế và xã hội trong thế kỷ XXI? Hay tư tưởng “Ba đại diện” và chủ trương cho doanh nghiệp tư nhân gia nhập Đảng về căn bản sẽ làm thay đổi tính chất của Đảng, làm cho Đảng Cộng sản biến chất, vi phạm học thuyết về xây dựng Đảng của chủ nghĩa Mác Lênin, biển Đảng Cộng sản thành một thứ đảng dân chủ, một thứ đảng cầm quyền ở Trung Quốc?

Có thể bạn thích sách  Nhà Tây Sơn - Quách Tấn PDF EPUB

Chúng tôi xin được tập hợp những bài phát biểu của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, những văn kiện chính thức của Đảng, những bài viết về phân tích của các nhà lý luận và học giả Trung Quốc cùng giới thiệu nghiên cứu về Trung Quốc ở nước ngoài, những bài bình luận của báo chí Trung Quốc và các nước xung quanh vấn đề này, và cố gắng sắp xếp lại theo một trình tự từ những khía cạnh tiếp cận khác nhau nhằm giúp bạn đọc có được một cái nhìn tương đối khái quát về vấn đề hết sức tế nhị này.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.