Một ngày, mỗ tiên quân nhàm chán nên làm một bài thơ ” tiên gia có thú mới trưởng thành, dưỡng tại tiên phủ ai cũng biết. Trời sinh tính tình khó tiến thủ, một khi hoàn lương tại canh quân, ngoái đầu nhìn lại cười si tình, tam giới thần thú không mặt mũi”. Mỗ thú đang nhai xương gà, kinh sợ hỏi ” đứa nhỏ nhà ai lại làm thơ sứt sẹo như thế?”. Một ngày, tới phiên mỗ thú nhàm chán mà làm thơ ” tiên gia có thú mới trưởng thành, dưỡng tại tiên phủ luyện dạng chân. Thiên sinh lệ chất khó tiến thủ, một khi bị quải tại canh quân. Ngoái đầu nhìn lại cười gà nướng, tam giới thần thú ai dám tranh?”. Mỗ tiên quân cười nhếch mép ” thơ hay, vì tác phẩm xuất sắc này, bản tôn quyết định thưởng cho ngươi mười năm không được ăn gà nướng”.*** Ta gọi là Cốc Nhiễm, thực ra ta vốn họ Phó nhưng lúc ta mới được sinh ra, có vị đạo sĩ thọt chân đi vào nhà ta, nói ta đời này sẽ gặp phải tai kiếp, để tránh kiếp nạn, hắn nói phụ thân ta nên giao ta cho hắn, để hắn mang ta vào núi tu đạo. Ta là con trai độc nhất của Phó gia, tu đạo có khác nào là xuất gia, vậy thì hương hỏa sau này của Phó gia sẽ ra sao? Cha mẹ ta suy nghĩ suốt một đêm, cuối cùng không có nhận lời vị đạo sĩ kia. Vị đạo sĩ thọt chân cứ liên tục thở dài làm phụ thân ta cũng chột dạ, vội hỏi xem có cách nào giúp ta hóa giải tai kiếp không, vị đạo sĩ liền nói ta không nên mang họ Phó nữa, đổi sang tên khác cũng xem như là một cách xuất gia, nói xong liền sai người mang bút mực tới, viết xong hai từ “ Cốc Nhiễm” thì vị đạo sĩ cũng biến mất trước mắt mọi người. Vì thế từ đó ta được gọi là Cốc Nhiễm. Ngay từ đầu, phụ thân rất cẩn thận trông chừng ta, sợ ta xảy ra sơ suất, bắt ta ở nhà đọc sách viết chữ, một bước cũng không ra khỏi nhà. Ta cũng vượt qua hai mươi năm bình an, phụ thân cũng dần dần lơi lỏng cảnh giác, lại thêm ta luôn tìm cách năn nỉ, hắn rốt cuộc cũng gật đầu cho ta rời nhà đi thì, tìm kiếm công danh. Thực ra đi thi là giả, du ngoạn mới là mục đích thật sự. Không ngờ, lần đi xa này mới là bắt đầu cho tai kiếp của cuộc đời ta. Trên đường từ kinh thành về nhà, ta gặp phải mưa to trong rừng, đường sá lầy lội làm xe ngựa của ta không cách nào nhúc nhích, trước không nhà, sau không đường, ta vài tên gia nô đành mạo hiểm tìm gốc cây cổ thụ để làm chỗ tránh mưa. Khi đó ta vẫn cho rằng mấy cái cây to sẽ là chỗ chắn mưa tốt nhất. Mưa vẫn rơi, không khí toàn mùi bùn đất ẩm ướt. Màn đêm buông xuống, mưa càng to hơn, nơi chân trời lóe lên những tia chớp chói mắt, gia nô ôm lại thành một đoàn, cả người run lên vì lạnh và sợ, mà t a lại hưng trí bừng bừng chờ xem giông tố. “Ầm vang ——” mấy tiếng sấm vang lên liên tục, tia chớp lóe lên không ngừng, mắt ta bị nước mưa tạt vào làm hơi rát, ngay lúc ta nhắm lại thì một đạo ánh sáng chói mắt bổ nhào về phía chúng ta đang tránh mưa, gia nô la hét, ta còn chưa kịp phản ứng thì tia chớp đã đánh tới. Trốn không thoát, ta chỉ đành hít sâu một hơi, trong đầu nhớ lại chuyện tai kiếp vị đạo sĩ đã nói trước kia, có lẽ chính là lúc này?