Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách Tôi Đã Lấy Miếng Phó Mát Của Anh của tác giả Deepak Malhotra.
Dành cho những người không chấp nhận sống dưới thân phận một con chuột trong mê cung của kẻ khác.
Lời tựa
Những ai đã đọc cuốn sách Ai lấy miếng pho mát của tôi?(1) hẳn khi nhìn thấy cuốn sách này sẽ đặt câu hỏi, liệu nó là sự bác bỏ, hay là sự mở rộng của nội dung cuốn sách kia? Khi một cuốn sách đã bán được trên 20 triệu bản, với sự kính trọng dành cho độc giả của nó, tôi nghĩ mình có bổn phận phải giải thích lý do tại sao lại có người muốn thách thức thông điệp trọng tâm của cuốn sách đó. Nói ngắn gọn là tôi hy vọng mình sẽ làm được điều đó trong những trang mở đầu này. Tuy nhiên, câu trả lời thật sự lại nằm trong chính câu chuyện được viết trong cuốn sách.
Tôi đã lấy miếng pho mát của anh! được viết – tất nhiên là được viết ra để đọc – với tư cách là một thực thể độc lập. Tuy nhiên, tôi cũng không hề ngạc nhiên khi được hỏi rằng: Liệu tôi có đang khẳng định thông điệp của cuốn Ai lấy miếng pho mát của tôi? là không chính xác, hay đơn giản là chưa hoàn thiện không? Câu trả lời là cả hai.
Ai lấy miếng pho mát của tôi? là một cuốn sách bắt – buộc – phải – đọc với những người đang gặp khó khăn trong việc đối mặt với thay đổi, dù lớn hay nhỏ, trong cuộc đời. Cuốn sách là lời nhắc nhở hữu ích rằng mỗi người cần chấp nhận sự thay đổi dù nó có thể nằm ngoài tầm kiểm soát. Nhiệm vụ của chúng ta là phải tìm được sức mạnh để đi tiếp và thích ứng với nó. Thông điệp này không sai mà cũng không hề tầm thường. Nhưng nó chưa đầy đủ. Ngay cả khi thích ứng là lựa chọn duy nhất, chúng ta cũng không nên dừng lại ở việc chỉ chấp nhận mù quáng – và háo hức thích ứng để thay đổi. Chúng ta nên cố gắng để hiểu lý do chúng ta buộc phải thay đổi cách thức kiểm soát cuộc sống của bản thân trong tương lai như thế nào, tính đúng đắn của những mục tiêu mà chúng ta đang theo đuổi và những việc cần làm để thoát ra khỏi các loại mê cung do người khác tạo ra. Nói cách khác, thích ứng hiệu quả là chưa đủ cho thành công hay hạnh phúc.
Xét trên một số phương diện khác, thông điệp của Ai lấy miếng pho mát của tôi? không chỉ đơn thuần là chưa hoàn thiện, mà còn rất nguy hiểm nữa. Có thể chúng ta nên suy nghĩ kỹ càng trước khi nói với người khác rằng họ đủ thông thái để chấp nhận ngay lập tức những giới hạn của mình. Có lẽ chúng ta không nên gợi ý với những nhà cải cách, những chuyên gia giải quyết vấn đề, các doanh nhân và lãnh đạo tương lai rằng thay vì tốn thời gian vào việc băn khoăn xem tại sao mọi việc lại như vậy, họ chỉ nên làm một việc đơn giản là chấp nhận thế giới như nó vốn có mà thôi. Có lẽ chúng ta nên dừng việc nói với mọi người rằng họ chỉ là những con chuột chỉ biết mải mê tìm kiếm pho mát trong mê cung của người khác. Tôi biết đó không phải là những thông điệp mà cuốn sách Ai lấy miếng pho mát của tôi? muốn hướng tới, nhưng với rất nhiều độc giả, chúng đã thực sự truyền tải ý nghĩa đó.
Tôi đã lấy miếng pho mát của anh! muốn người đọc phải biết nghi ngờ những giới hạn mà họ thật sự phải đối mặt và khuyến khích họ hành động để thay đổi không chỉ cách cư xử mà còn cả hoàn cảnh của họ nữa. Với những chuẩn mực có từ lâu đời, quy tắc xã hội ngặt nghèo, sự khan hiếm tài nguyên và do kì vọng quá nhiều vào những người khác, các cá nhân có thể đánh giá thấp khả năng kiểm soát số phận, định hình lại môi trường và vượt qua thách thức của họ. Thành công trong những lĩnh vực như phát triển sự nghiệp, đổi mới, kinh doanh, sáng tạo, giải quyết vấn đề và cả phát triển con người nữa – thường phụ thuộc chính xác vào điều này: khả năng thách thức nghịch cảnh, định hình lại môi trường và thiết lập hệ thống các nguyên tắc… của chính bạn.
Cũng giống như cuốn Ai lấy miếng pho mát của tôi?, Tôi đã lấy miếng pho mát của anh! kể câu chuyện về những con chuột sống trong một mê cung. Trong trường hợp này, nhân vật chính là ba con chuột thích phiêu lưu kỳ cục: Max, Zed và Big. Khi quan sát cuộc sống của chúng mở ra và đan chéo vào nhau, chúng ta sẽ khám phá ra rằng thay vì chỉ phản ứng lại với sự thay đổi và tìm pho mát, mỗi người đều có khả năng thoát ra khỏi mê cung hay thậm chí định hình lại mê cung theo ý thích của mình. Chúng ta có thể tạo ra hoàn cảnh và thực tế mà mình muốn, nhưng trước hết, cần loại bỏ ý niệm đã ăn sâu bám rễ rằng chúng ta chỉ là những con chuột đang sống trong mê cung của người khác. Như Zed giải thích: “Cậu thấy đấy, Max, vấn đề không phải là chúng ta là những con chuột sống trong mê cung, mà vấn đề nằm ở cái mê cung trong mỗi chúng ta ấy.”
Cuốn sách này dành cho những cá nhân và tổ chức cảm thấy mình đang bị mắc kẹt trong hoàn cảnh hiện tại, cho người đang làm việc vất vả và thậm chí cho người đã tìm thấy hạnh phúc và thành công trong cuộc sống nhưng vẫn đang nỗ lực tìm kiếm ý nghĩa hay sự trọn vẹn trong những việc mình làm, cho người đang chơi (có thể là chơi rất hay) một trò chơi mà họ không hề lựa chọn, cho người có quan điểm rằng thành công không chỉ là khả năng xác nhận sự thay đổi của những phương cách cũ mà còn là khả năng tưởng tượng lại về chúng và dành cho người đang tìm kiếm cảm hứng khi cân nhắc giữa những việc họ có thể và nên làm trong suốt phần đời còn lại của mình. (Và nếu bạn không chắc mình có nằm trong những tuýp người trên hay không, hãy đọc cuốn sách này – nó cũng ngắn thôi!)
Max, Zed và Big đã ở bên tôi một thời gian dài rồi nhưng mỗi khi nhìn lại những cuộc phiêu lưu của chúng, tôi lại thấy bản thân mình thêm hứng khởi. Và hơn bất cứ điều gì, tôi hy vọng bạn sẽ mỉm cười khi đọc cuốn sách này – và sau đó bạn sẽ tự thắc mắc không hiểu chính xác thì bạn mỉm cười vì điều gì.
Tóm tắt
Cuốn sách Tôi đã lấy miếng pho mát của anh! của tác giả Deepak Malhotra là một cuốn sách self-help với thông điệp chính là: Mỗi người đều có khả năng kiểm soát số phận, định hình lại môi trường và vượt qua thách thức của họ.
Cuốn sách được viết dưới hình thức một câu chuyện ngụ ngôn về những con chuột sống trong mê cung. Ba con chuột chính là Max, Zed và Big. Max là một con chuột theo chủ nghĩa hiện thực, luôn chấp nhận mọi thứ như nó vốn có. Zed là một con chuột thích phiêu lưu, luôn muốn khám phá những điều mới mẻ. Big là một con chuột thông minh, luôn tìm cách thay đổi hoàn cảnh của mình.
Trải qua những cuộc phiêu lưu của mình, Max, Zed và Big đã học được những bài học quý giá về cuộc sống. Max nhận ra rằng anh không cần phải chấp nhận mọi thứ như nó vốn có. Zed nhận ra rằng thay vì chỉ phản ứng lại với sự thay đổi, anh có thể tạo ra sự thay đổi. Big nhận ra rằng anh có thể định hình lại mê cung theo ý thích của mình.
Review
Cuốn sách Tôi đã lấy miếng pho mát của anh! là một cuốn sách thú vị và giàu ý nghĩa. Tác giả Deepak Malhotra đã sử dụng hình thức câu chuyện ngụ ngôn một cách khéo léo để truyền tải những thông điệp sâu sắc về cuộc sống.
Một số thông điệp nổi bật của cuốn sách:
Cuốn sách Tôi đã lấy miếng pho mát của anh! là một cuốn sách đáng đọc dành cho những ai đang tìm kiếm sự thay đổi trong cuộc sống. Cuốn sách sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân và thế giới xung quanh, từ đó có thể tạo ra những thay đổi tích cực cho cuộc sống của mình.
Đánh giá chung
Cuốn sách Tôi đã lấy miếng pho mát của anh! là một cuốn sách self-help đáng đọc dành cho những ai đang tìm kiếm sự thay đổi trong cuộc sống. Cuốn sách sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân và thế giới xung quanh, từ đó có thể tạo ra những thay đổi tích cực cho cuộc sống của mình.
Một số điểm cộng của cuốn sách:
Một số điểm trừ của cuốn sách:
Mời các bạn mượn đọc sách Tôi Đã Lấy Miếng Phó Mát Của Anh của tác giả Deepak Malhotra.