Cinque Terre

Tổ Ấm Gia Đình PDF EPUB

Tác giả:
Thể Loại: Tiểu thuyết
Nguồn: https://ebookvie.com
PDF Đọc Online


Những kỷ niệm thời thơ ấu không như những kỷ niệm thời đã đứng tuổi, chúng không được sắp xếp trong khung cảnh thời gian. Đó chỉ là những hình ảnh rời rạc, bị sao lãng mọi bề và những nhân vật đại diện cho chúng ta lại rất khác biệt với bản thân chúng ta đến nỗi có rất nhiều hình ảnh như xa lạ hẳn với chúng ta. Nhưng những hình ảnh khác để lại trong tính tình chúng ta những dấu vết khó mà phai nhòa đến mức ngày nay, do những hậu quả mạnh mẽ của chúng, ta nhận ra đó là những thực tế đã qua.
Tựa như khi nghiên cứu lịch sử một xứ sở, chúng ta không thể cảm thông thế nào là kiếp sống nô lệ của người nông dân đứng giữa tầng lớp Giáo hội và quý tộc, mà chỉ hình dung ra kiếp ấy qua quan sát ở trong làng xóm chúng ta những nỗi hận thù không sao giải thích nổi còn rơi rớt lại. Vậy nên trong tình cảm chúng ta hiện nay những nỗi chán chường điên cuồng cùng những sở thích đáng lên án mà chúng ta nhận ra những dư ba yếu ớt của sự rung chuyền từ ba mươi năm trước đã từng xáo động những nhóm tế bào mà nay chúng ta là những người nối dõi.
Ký niệm xa xưa nhất của Đơnidơ Herpanh là kỷ niệm về một ngày trên bờ biển. Lâu nay, hè nào bà Herpanh cũng thuê một biệt thự ở Bơdơvan bên bờ biển Noocmăngởđi. “Tôi thuê trước hết là cho lũ trẻ”, bà nói. Ngôi nhà mang tên “biệt thự Côlibri”. Hai mươi năm rồi mà Đơnidơ vẫn hình dung lại được cái mái ngói có đường diễu bằng gỗ cắt theo hình những trái tìm cùng các đường xoắn trang trí, những thanh dầm gỗ xiên xiên hay thắng đứng giữa những hàng gạch, hàng hiên có cửa kính, cánh cửa ra vườn mỗi khi mở làm rung cái chuông nhỏ và các bồn sắt to trên cửa số với những cây phong lữ thảo sống lay lắt, ở đó bốc lên mùi đất và mùi lá ủng.
Đơnidơ mặc tắm áo may ô đỏ đang đứng chống xẻng bên lũy một cái pháo đài em vừa đào đắp. Em nhìn ra biển. Những mảng bóng đen to lớn, gió cuốn chạy lô xô trên mặt nước xanh khi đỗ đến gần bờ lại trở thành màu cát. Nước triều đã rạc. Phía trước pháo đài trải dài một dải những hòn cuội nhỏ và mảnh sò vỏ ốc vụn, đi đất có thể bị đứt chân. Xa hơn nữa là những cồn cát mịn màng và chắc với những dòng sông uốn khúc quanh co trông đẹp mắt. Dưới đáy những ngòi ấy, cát đóng chắc thành hình sóng lượn. Đơnidơ bỗng thèm được cảm thấy độ bền của lớp cát ấy đưới chân mình, em buông xẻng, chạy về phía các vũng nước. Có tiếng quát: “Đơnidơ…”. Em dừng phắt ngay lại và chậm chạp quay về.
Nơtx Kêrinhtơn, cô có những bực dọc trong lòng. Có trời biết tại sao cô lại làm cho cái gia đình Herpanh này, vốn chỉ là dân tiểu tư sản tỉnh lẻ, thậm chí xe riêng cũng chẳng có.
Trước đó, cô đã từng dạy dỗ con cái của bá tước Thiănggiơ có cả một tòa lâu đài và con cái gia đình Oetbergiê mỗi năm đến ở Biaritz hàng bốn tháng trời. Nơtx Kêrinhtơn là con gái một người buôn bán tạp hóa ở Phânkớtxtơn. Cô có tham vọng trở về nước Anh khi tuổi chừng năm mươi để mở một ngôi nhà trọ, khách vừa ăn vừa ở. Ở Pháp, cô mong muốn được sống lẫn với các gia đình giầu có hay quyền quý. Trên cái bãi biển còn quê kệch vào những năm 1900 này, cô không thấy có những nữ gia sư người Anh nào khác. Buộc lòng phải ngồi với các chị vú sữa, cô đồ trách nhiệm cho cả vũ trụ về sự sa sút này. Phòng riêng của bọn trẻ bé quá. Nhà chỉ có một buồng tắm. Tính nết Đơnidơ quá tệ không chịu cho hai em là Lôlôtơ’ và Bêbê mượn đồ chơi. Yow are a very naughty lile girl…I’]I telÏ your mother about you…” Nơtx nói: Đơniđơ hờn dỗi ngồi tách ra một chỗ. Cái xẻng của em tên là Olali, nó cũng là người hẳn hoi thì cho Lôlôttơ mượn làm sao được cơ chứ! Mỗi đồ chơi đều có một cái tên bí mật cắm được nói ra. Cái gối tên là Sêbatchiêng, cái xô đựng nước là ông Ghibôren, như ông cụ làm vườn ở Pông đờ Lorơ vẫn thường đem đến hàng trăm chậu nhỏ đề trồng thu hải đường và hương nhật quỳ. Ngồi bên miệng hố em đã đào làm nơi ấn nấp, em vục đầy tay cát mịn và ấm cho chảy lọt qua kẽ các ngón tay, một viên sỏi hay mảnh vỏ ốc lẫn trong cát mắc lại ở kẽ các ngón tay sít nhau. Nước triều lên. Đơnidơ ngắm nhìn những làn sóng nhỏ từ xa dồn đến tung bọt trắng xóa trải dài trên cát, sóng rút, sau khi được tắm thứ nước ấy, cát trơ ra, bóng loáng như hải cầu. Ở bên trái, về phía Đivơ và Cabua những chiếc thuyền nhỏ đang đánh cá trên mặt biển sáng long lanh. Đơnidơ nghĩ giá được đi trên những con thuyền ấy hẳn là thích lắm và “người lớn thực là bất công và độc ác”.

Có thể bạn thích sách  Những Bài Học Chiến Tranh PDF EPUB

André Maurois (1885 – 1967) là nhà văn lớn Pháp, tên thật là Emile Herzog. Viện sĩ trong Viện Hàn lâm Pháp.
Ông xuất thân trong một gia đình công nghiệp ở Alsaca. Khi còn ở ghế nhà trường ông là một cao đệ của giáo sư kiêm triết gia Alaine (1868 – 1951), tốt nghiệp Đại học, ông làm giáo sư triết học. Một thời gian sau ông từ chức về quản lí nhà máy dệt của gia đình và bắt đầu viết từ đó. Trong thế chiến thứ nhất (1914 – 1918) , ông làm thông dịch viên trong quân đội Hoàng gia Anh, chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 – 1945), ông sống ở Anh quốc và Hoa Kỳ.
André Maurois chuyên về tiểu thuyết, luận văn, sử, phê bình, khảo luận, tùy bút… Với hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại mà có người cho “toàn thể tác phẩm của ông quả là trác tuyệt” đã được các thế hệ trẻ ngưỡng mộ, tin cậy và xem ông như bậc thầy.
Hồi André Maurois mất, cuối năm 1967, thọ 82 tuổi, một bạn đồng viện của ông khen ông đại ý như sau :
“André Maurois phân biệt ba hạng tác phẩm : trác tuyệt, lớn và hữu ích. Không một tác phẩm nào của ông vào hàng trác tuyệt nhưng toàn thể tác phẩm của ông quả là trác tuyệt”.
Ông nổi tiếng là nhà luân lí có khuynh hướng tình cảm, lãnh nhiệm vụ hướng dẫn thanh niên trong thời đại nhiều biến chuyển nhất của Pháp (từ Thế chiến thứ nhất tới nay), và ông đã được ba thế hệ trẻ tin cậy, coi như bậc thầy. Sự nghiệp trác tuyệt của ông ở đó.
“Người đàn bà không quen biết” mà ông tưởng tượng là một thiếu phụ khoảng ba mươi, đẹp, thông minh, có óc phán đoán, suy xét, thực ra tượng trưng tất cả những phụ nữ thắc mắc về đời sống. Liên tiếp trong sáu chục tuần, ông viết cho họ mỗi tuần một bức thư từ hai tới bốn trang. Trong sáu chục bức thư đó, ông giải đáp tất cả những câu họ có thể hỏi ông về những nỗi vui, buồn và ưu tư của họ, về ái tình, hôn nhân, hạnh phúc, nghề nghiệp, về tâm lí đàn ông, tâm lí đàn bà, về y phục, nhan sắc, cách lấy lòng người, cách xử trí khi chồng có ngoại tình, về quyền lợi và bổn phận của đàn bà, như dạy con, chiều chuộng v.v… Ông lại chỉ cho họ cách bồi dưỡng tinh thần và trí tuệ : đọc sách ra sao, tiêu khiển ra sao. Đôi khi ông cao hứng, nhân một lúc vui hay một lúc bực mình, giới thiệu một tác phẩm, một khúc nhạc, một cảnh đẹp hoặc mạt sát bọn giết thì giờ của ông, mỉa mai bọn làm áp phe, suốt đời chỉ lo kiếm tiền…
Tóm lại, ông gặp chuyện gì nói chuyện đó, không sắp đặt trước, lan man y như trong một cuộc đàm thoại. Triết lý của ông là một triết lý lạc quan, khoan hoà, thực tế mà chân chính. Giọng của ông nghiêm trang, thanh nhã mà thân mật, dí dỏm không ra vẻ dạy đời. Ông già tâm lí, giàu kinh nghiệm ; đọc ông ta thấy thích hơn là đọc tác phẩm khô khan của các triết gia, thích hơn cả là những trang tuy sâu sắc, nhưng cô đọng gần như châm ngôn của Alain, sư phụ của ông nữa. Vì ông gần chúng ta hơn.
 
Mời các bạn đón đọc Tổ Ấm Gia Đình của tác giả André Maurois & Vương Hữu Khôi (dịch).