Tinh Huyết – Bích Khê full mobi pdf epub azw3 [Thơ Ca]

Tinh Huyết – Bích Khê full mobi pdf epub azw3 [Thơ Ca]

Tác giả:
Thể Loại: Review sách
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn
PDFĐỌC ONLINE

Tinh huyết là tập thơ đầu tay của Bích Khê xuất bản năm 1939 và là tác phẩm duy nhất của tác giả được in lúc sinh thời.

Đây là tập thơ với nhiều sáng tạo và cách tân độc đáo; nhiều tìm tòi trong nghệ thuật tạo hình, cấu trúc, ngôn từ; cảm xúc lạ, đẹp. Một số bài có ý thơ phóng túng và lời thơ táo bạo: “Nếu Nguyễn Bính là một miền đồng bằng thân thuộc thì Bích Khê là một đỉnh núi lạ. Có những nhà thơ làm thơ. Có những nhà thơ vừa làm thơ vừa đẩy lịch sử thơ ca duy tân thêm một bước. Có những nhà thơ đem đến một mùa lương thực. Lại có những nhà thơ cầm một dúm hạt giống mới trên tay. Khê thuộc vào hạng thứ hai” (Chế Lan Viên).

“Yêu nàng bao nhiêu trong lòng tôi

Yêu nàng bao nhiêu trên đôi môi

Đâu tìm Đào nguyên cho xa xôi

Đào nguyên trong lòng nàng đây thôi”

***

Trong số các tác phẩm của Bích Khê, tập thơ Tinh huyết hiển nhiên là tác phẩm được biết đến rộng rãi hơn cả, giản dị là vì đây có lẽ là tác phẩm duy nhất của nhà thơ này được in thành sách ngay sinh thời tác giả, trong khi những tác phẩm còn lại phải chịu khoảng thời gian nằm trong im lặng khá lâu (tính bằng hàng mấy chục năm) mới đến được công chúng, và đến công chúng chỉ với tư cách là những di cảo.

 

Điều này cũng có nghĩa là, nếu muốn luận bàn về ảnh hưởng của thơ Bích Khê đến phong trào thơ mới đương thời, hiển nhiên phải tập trung chú ý vào tập thơ này.

Đã có những nhận xét, theo đó tập thơ Tinh hoa còn hay hơn, sâu sắc hơn, có giá trị hơn so với Tinh huyết; nhận xét này có thể là đề tài thảo luận riêng. Nhưng một điều khác trực tiếp có can hệ đến những gì sắp bàn trong bài này lại là một vài băn khoăn về ranh giới giữa Tinh huyết và Tinh hoa. Là vì trong các dạng công bố mà người ta được biết (Tinh huyết trong sách in 1939; Tinh huyết và Tinh hoa trong bản in Thơ Bích Khê, Nghĩa Bình 1988; Tinh hoa trong bản in ở Nhà xuất bản Hội nhà văn 1997), có một tình trạng là ranh giới giữa hai tập không thật rành rẽ, một số bài thơ đã có trong Tinh huyết (bản in 1939) lại xuất hiện trong Tinh hoa (bản Nghĩa Bình 1988 và bản HNV 1997), và khi cả hai tập thơ cùng in trong một cuốn sách (bản Nghĩa Bình 1988) thì đến lượt hình hài tập Tinh huyết cũng bị hư hao đáng kể so với chính mình ở bản in 50 năm trước. Vậy thì đâu là Tinh hoa, đâu là Tinh huyết? Chẳng lẽ trong Tinh huyết lại đã có một phần Tinh hoa và trong Tinh hoa vẫn cứ bao gồm một phần Tinh huyết? Tình trạng này hẳn chỉ có thể được giải quyết bởi những người nắm được di cảo của tác giả, tức là những thân nhân của nhà thơ; và chúng ta cùng hy vọng việc này sẽ được giải quyết ngay trong dịp hội thảo này.

Có thể bạn thích sách  Những Tham Vọng Sụp Đổ - Alberto Moravia & Huỳnh Phan Anh (dịch) full mobi pdf epub azw3 [Tiểu Thuyết]

Về phía người nghiên cứu, cho đến tận lúc này, có lẽ không có cách nào khác hợp lý hơn là tiếp tục coi bản in 1939 là bản chính thức của tập thơ Tinh huyết.

2/ Như số khá đông trong các giới sáng tác và phê bình nghiên cứu đã nhận xét, tập Tinh huyết tiêu biểu cho nỗ lực của Bích Khê trên hướng “cập nhật” một số đặc tính của văn hoá thi ca Âu Tây đương thời vào thơ tiếng Việt (khác với Tinh hoa là từ bỏ những thể nghiệm “Âu hoá” ấy để trở về khai thác các đặc tính thi ca Đông phương). Nói rõ hơn, ở Tinh huyết có thể thấy một vài đặc điểm của chủ nghĩa hiện đại Âu châu (modernisme), rõ nhất là những biểu hiện tượng trưng, siêu thực, trong cách cảm nhận và thể hiện của nhà thơ.

Trong Tinh huyết bộc lộ một xu hướng khá gần gũi với các nhà thơ tượng trưng Pháp (như Baudelaire, Verlaine): xem trọng vai trò của trực giác và vô thức trong sáng tác nghệ thuật. Lối sáng tác của khá nhiều bài trong Tinh huyết là lối sáng tác tượng trưng, thường dựa vào liên tưởng, cuồng tưởng, ám thị, trực giác, thường thể hiện những cảm quan phi thực tại, siêu thực tại, và hiển hiện ra trong những dòng thơ đầy nhạc tính.

Tất nhiên điều vừa nói trên đây không phải đặc điểm bao trùm toàn bộ các bài của Tinh huyết; trong tập vẫn có một loạt bài truyền đạt cảm quan thực tại cổ điển, ví dụ có thể kể tên các bài Tỳ bà, ảnh ấy, Thi vị, Cuối thu, Cùng một cô đào hát bộ, Quả măng cụt…Nhưng nếu tiếp tục kể thêm nữa mong kéo dài danh mục này, hẳn sẽ phải do dự, vì nhiều trường hợp tác giả khởi đầu từ cảm quan thực tại cổ điển (hoặc xúc cảm lãng mạn duy lý), nhưng rồi những liên tưởng rồi cuồng tưởng dấy lên, đẩy đưa xúc cảm của ông sang miền của huyễn tưởng phi thực tại. Ta thử xem bài Cùng một cô đào hát bộ chẳng hạn. Bài này tuy nằm trong phần II mang tiêu đề chung là Đẹp và Dâm, nhưng hầu như toàn bài này lại là lời diễn tả khá thật thà một xúc cảm hoàn toàn thực ở tác giả về diễn xuất của một đào nương. Xin lưu ý khổ thơ cuối cùng:

Có thể bạn thích sách  Thủy Chử Đại Thần - Nhất Độ Quân Hoa full mobi pdf epub azw3 [Xuyên Không]

Mặt cô buồn quá ! – tôi yêu quá!
–Nghệ thuật tràn ra giữa bể đêm.
Tôi chợt ôm cô trong giấc mộng
Nút bao thanh khí, đã nư thèm.

Hai câu trên vẫn còn ở trong địa hạt thực tại, hai câu dưới đã sang địa hạt tưởng tượng, và ít nhiều là cuồng tưởng nữa, vì tác giả không chỉ mơ tưởng được ôm được hôn cô đào hát bộ, mà còn “nút bao thanh khí” nữa. “Nút”, một từ đã hơi cổ, không thông dụng ở đàng ngoài nữa nên trở thành phương ngữ miền trong, nghĩa nó là “mút”,“hút”, như “hút mật” có thể nói là “nút mật”(đây là căn cứ theo cuốn từ điển cách nay trên một trăm năm của Huình Tịnh Paulus Của). Nhưng “nút bao thanh khí” hay “hút bao thanh khí” lại là một sự việc ít nhiều trừu tượng, vì “thanh khí” không phải là “thanh” và “khí” mà điều muốn nói tới có lẽ là một phẩm chất nào đó đối với thi nhân là tuyệt vời, có thể được hình dung (đương nhiên là theo kiểu tượng trưng) như bầu khí trong trẻo thanh sạch. Hoá ra “nút”(= hút) lại là hành vi bày tỏ sự trìu mến: trìu mến đối với cô đào và thực ra là đối với cái nghệ thuật đẹp đẽ mà cô trình diễn đã khiến nhà thơ cảm động sâu sắc. Một cách trìu mến phải nói là lạ lùng.

Ở trên vừa nêu nhận xét về lối sáng tác thường được vận dụng khá nhiều trong Tinh huyết, theo đó tác giả dựa vào liên tưởng, trực giác, vào ám thị, cuồng tưởng, đẩy xúc cảm từ thực sang phi thực, siêu thực tại. Nhưng cũng cần chú ý đến cái đối tượng mà các bài thơ kiểu ấy của Bích Khê thường nhắm vào thể hiện. Tôi nghĩ một trong những “đề tài” chủ yếu của tác giả Tinh huyết là con người, là thân xác người, là giá trị người. Có thể nói tới cảm quan nhân bản như một nét đặc sắc của thơ Bích Khê, và về mặt này dường như khó có nhà “thơ mới” nào vượt nổi ông. Nhiều người đọc Bích Khê thường chỉ nhớ việc nhà thơ vừa khắc hoạ vừa rúng động trước thân thể những mỹ nữ, Nàng là tuyết hay da nàng tuyết điểm?/Nàng là hương hay nhan sắc lên hương?… Quả là Bích Khê không chỉ có một bài thơ về vẻ đẹp phụ nữ, không chỉ một lần dùng thơ vẽ ra “tranh loã thể”; ông là nhà thơ ca tụng vẻ đẹp thân thể phụ nữ.

Ôi đi! đoàn tiên lột khoả thân
Hoan hô xác thịt chiếm ngôi thần

Nhưng ta không nên quên là Bích Khê còn có những bài thơ hoặc hàng loạt đoạn thơ về từng phần của thân thể con người nói chung, không nhất thiết là phụ nữ: bàn chân, hộp sọ, cặp mắt, trái tim, cặp lông mày, cặp đùi, cặp vú… Có khi ông thể hiện tiếp cận mới này bằng thao tác thơ vịnh quen thuộc:

Có thể bạn thích sách  Young GTO - Shonan Junai Gumi - Fujisawa Tooru full mobi pdf epub azw3 [Action]

Ôi khối mộng của hồn thơ chếnh choáng!
Ôi buồng xuân hơ hớ cánh đào sương!
Ôi bình vàng ôi chén ngọc đầy hương

Ôi! sọ người! sọ người! gương phép tắc!

  (Sọ người)

Ô cặp mắt đa tình ngời sắc kiếm!
…Một bàn chân ve vuốt một bàn chân!

  (Bàn chân)

Ôi! cặp mắt của người trong tợ ngọc
Sáng như gươm và chấp choá kim cương!

  (Cặp mắt)

Hãy nhớ rằng nhà thơ mỗi lần nói tới một bộ phận thân thể thì mỗi lần ấy, cái được nói tới luôn luôn là những bộ phận của thân thể sống. Ở Tinh huyết, những “mặt tươi”, những “môi son”, những “vú nõn”, v.v… hiển nhiên đều được tiếp cận như vậy, nhưng không gây cảm giác lạ, có lẽ vì đó là những bộ phận ở mặt ngoài thân thể. Đối với cái sọ, cũng thao tác “cắt riêng” như thế (gọi bằng cái sọ tức là chỉ vào phần chìm khuất sau lớp da thịt tóc tai) lại dễ tạo cảm giác lạ, đôi khi cả cảm giác nhờm tởm (như gợi nghĩ tới cái sọ đang phân huỷ). Thật ra ở Tinh huyết, cái sọ không phải cái đầu lâu dưới huyệt mà là phần sống động gắn liền trên thân người, có điều con mắt mơ của thi sĩ đã hình dung nó ra sao đó (chẳng hạn, ngầm gắn nó với năng lực tư duy của con người?) nên thi sĩ có thể lên giọng ca tụng nó như khối mộng, như buồng xuân, như hồ nguyệt…  

Mời các bạn đón đọc Tinh Huyết của tác giả Bích Khê.