Tiểu Thuyết Việt Nam Thời Kì 1965 – 1975 Nhìn Từ Góc Độ Thể Loại

Tiểu Thuyết Việt Nam Thời Kì 1965 – 1975 Nhìn Từ Góc Độ Thể Loại

Tác giả:
Thể Loại: Tiểu Thuyết Phương Đông
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Trong lịch sử 30 năm chiến tranh cách mạng thì thời gian 1965 – 1975 là 10 năm kết thúc. Để đến với Đại thắng mùa xuân 1975, cả dân tộc đã huy động tổng lực sức mạnh vật chất và tinh thần của mình, trong đó có sức mạnh của văn học, với đóng góp không chỉ là con tim và khối óc, mà còn là sinh mệnh, là xương và máu của mấy thế hệ nhà văn cầm súng, lịch sử tiếp nối từ Nam Cao, Trần Đăng… đến Nguyễn Thi, Lê Anh Xuân…

Việc đánh giá văn học Việt Nam trong 30 năm chiến tranh, sau khoảng lùi gót 30 năm, kể từ sau 1975 cho đến nay hẳn không còn chuyện gì gây bàn luận. Đã hết sự đôi co: phủ định hay không phủ định? Đã hết những phán xét chung quanh chỗ đứng hoặc cách nhìn… để trở lại sự bình tĩnh cần thiết. Nhiều tiểu thuyết viết về chiến tranh sau chiến tranh đã lần lượt ra đời, với các giá trị mới, nhưng không phải vì mới mà phủ định các giá trị cũ. Lịch sử đã trở về với gương mặt lịch sử, với những giá trị ổn định của nó. Nếu dân tộc đã có một thời hào hùng “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, nếu khẩu hiệu “Không có gì quí hơn Độc lập Tự do” đã từng vang động núi sông, thì văn học cũng đã có những trang rực rỡ – sản phẩm của cả một đội ngũ người viết cùng nhất tề ra trận, “cùng xương thịt với nhân dân”; và tiểu thuyết, với ưu thế riêng của thể loại gã gánh trọn nhiệm vụ ghi lại gương mặt chung của dân tộc.

Có thể bạn thích sách  Cô Gái Mang Trái Tim Đá

Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ 1965 – 1975 – nhìn từ góc độ thể loại của TS.Nguyễn Đức Hạnh là một đóng góp vào việc nhận diện lại văn học Việt Nam trong cuộc chiến cả nước chống Mĩ vĩ đại. Một nhận diện – từ góc độ thể loại; để minh chứng cho sự đối ứng giữa một bên là tiêu cầu của cách mạng và công chúng, và một bên là sáng tạo nghệ thuật của nhà văn; và để soi vào sự biến đổi của chính bản thân thể loại (ở đây là tiểu thuyết) trong một hành trình phát triển chỉ hơn nửa thế kỉ của văn xuôi Quốc ngữ.

Khảo sát tác phẩm theo yêu cầu loại hình, gồm loại hình cảm hứng, loại hình nhân vật và loại hình kết cấu – xung đột, đó là thao tác khá quen thuộc ở tác giả Nguyễn Đức Hạnh trong công trình này để qua đó đi tới một nhận thức tổng quan về tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ 1965 – 1975 – trong xu thế vươn tới quy mô và tính chất sử thi. Trong bề bộn của nhiều cuốn tiểu thuyết, với hàng vạn trang in, việc tìm ra một mô hình chung cho sự tìm kiếm quả không phải là việc dễ; và Nguyễn Đức Hạnh đã làm việc đó không chỉ với những thao tác phân tích cẩn trọng, mà còn với cả sự rung động và xúc cảm của một người đọc luôn trân trọng những giá trị của quá khứ.

Có thể bạn thích sách  Tuyển Tập Truyện Ngắn - Cô Gái Khóc Trong Mưa

Là người được đọc từ rất sớm bản thảo chuyên khảo khi còn là luận án, tôi đã từng chia sẻ với TS. Nguyễn Đức Hạnh không ít khó khăn trước khối lượng tác phẩm đồ sộ; và cũng đồ sộ không kém là nhúm luận văn, luận án, bài viết, công trình về chính đề tài này, phải một khổ công lớn trong kiên trì và bền bỉ để tìm ra một cách tiếp cận riêng, mong không trùng, không giống với các đồng nghiệp trên cùng một hành trình với mình. Hơn ba năm đã qua, tôi hi vọng cuốn sách vẫn chưa phà gã cũ, trong khám phá những dấu ấn đặc tặng cho một giai đoạn văn học quan trọng của thế kỉ XX.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc quý mến!

Hà Nội tháng 1 – 2007
GS. PHONG LÊ

Nguồn: https://www.thuvienpdf.com