Tiểu thuyết hiện thực Nga thế kỷ XIX của tác giả Trần Thị Phương Phương bao gồm những bài viết phân tích, tìm hiểu về một số tác phẩm tiêu biểu nhất của các tiểu thuyết gia nổi tiếng của nước Nga thế kỷ XIX như A.S.Pushkin, L.Yu.Lermontov, N.V.Gogol, I.S.Turgenev, L.V.Tolstoy, F.M.Dostoevsky. Các tác phẩm tiêu biểu được tác giả phân tích trong quyển sách là những tác phẩm lớn, có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến văn học Nga và văn học thế giới cho đến ngày nay như Evgeny Onegin (tiểu thuyết bằng thơ), Nhân vật của thời đại chúng ta, Những linh hồn chết, Cha và con, Anna Karenina và Tội ác và trừng phạt. Quyển sách giúp cho độc giả có một cái nhìn mới, sâu sắc và toàn diện hơn về chủ nghĩa hiện thực trong văn chương Nga từ lúc hình thành (1830) cho tới khi đạt tới đỉnh cao (1880). Quyển sách cũng là một tài liệu tham khảo có giá trị cho những độc giả tìm hiểu và nghiên cứu về văn học hiện thực Nga thế kỷ XIX.
TIỂU THUYẾT
HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TRẦN THỊ PHƯƠNG PHƯƠNG
LỜI GIỚI THIỆU
Được thành lập năm 1988, Hội Nghiên cứu và Giảng dạy văn học TP. Hồ Chí Minh là tổ chức tập hợp những hoạt động trên lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy văn học ở một thành phố là trung tâm luôn năng động và đổi mới trong đời sống xã hội văn hóa. Mười bảy năm qua, Hội đã góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy văn và học văn cũng như chất lượng nghiên cứu văn học nhằm phục vụ cho công tác đào tạo ở bậc trung học và đại học. Ngoài Niên giám Bình luận văn học xuất bản hàng năm, Hội còn chủ trương và liên kết xuất bản các Tủ sách Văn học trong nhà trường; Văn học Việt Nam – những tác phẩm tiêu biểu, Tuyển tập văn học thế giới…
Trong bước phát triển của mình, Hội cần mở rộng hoạt động có tầm vóc và quy mô lớn hơn, phục vụ bạn đọc đông đảo, trong đó có những nhà giáo, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên cùng tất cả những người yêu thích văn học. Tủ sách Văn hóa và văn học sẽ là nơi công bố những công trình nghiên cứu chuyên sâu về một số vấn đề lý luận văn hóa và nghệ thuật, một số tác giả, tác phẩm và sự kiện nổi bật của lịch sử văn hóa, văn học Việt Nam và thế giới. Để thực hiện tủ sách này, Hội đã và đang được sự cộng tác chặt chẽ của nhiều giáo sư, học giả có uy tín từ các trung tâm dào tạo và khoa học lớn trên cả nước.
Nhờ sự hợp tác của Công ty Văn hóa Phương Nam cũng như của Nhà xuất bản Khoa học xã hội, những ấn phẩm đầu tiên trong Tủ sách này được ra mắt bạn đọc.
Trong kế hoạch hợp tác của Hội Nghiên cứu và Giảng dạy văn học và Công ty văn hóa Phương Nam, đây là công việc lâu dài sẽ được tiến hành trong nhiều năm. Vì vậy, chúng tôi trân trọng mời gọi sự đóng góp của các nhà nghiên cứu để tủ sách xuất bản được những công trình có giá trị, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu ngày càng cao của công chúng.
Chúng tôi mong rằng, với sự cộng tác của các nhà khoa học và sự ủng hộ của đông đảo bạn đọc, Tủ sách văn hóa và văn học sẽ góp phần tạo ra những hiệu ứng tích cực trong đời sống tinh thần của xã hội ta những năm đầu thể kỷ XXI.
HOÀNG NHƯ MAI
Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Chủ tịch Hội Nghiên cứu
và giảng dạy văn học TP.Hồ Chí Minh
Gốc rễ của văn học Nga phát sinh từ thời Trung cổ, khi đó các áng thiên anh hùng ca và biên niên sử viết bằng ngôn ngữ Đông Slav cổ bắt đầu xuất hiện. Đến thời Khai sáng, văn học Nga ngày càng nắm giữ vai trò quan trọng, và từ đầu thập niên 1830 trở đi, văn học Nga trải qua thời kỳ hoàng kim về thơ ca, văn xuôi và kịch nghệ. Chủ nghĩa lãng mạn tạo điều kiện cho các tài năng thơ ca xuất hiện: Vasily Zhukovsky và người được ông bảo trợ – Alexander Pushkin. Văn xuôi cũng phát triển hưng thịnh. Mikhail Lerrmontov là một trong những nhà thơ và tiểu thuyết gia quan trọng nhất. Tiểu thuyết gia vĩ đại đầu tiên của nước Nga là Nikolai Gogol. Sau đó phải kể đến Ivan Turgenev, bậc thầy cả mảng truyện ngắn lẫn tiểu thuyết. Hai tiểu thuyết gia Fyodor Dostoevsky và Leo Tolstoy sớm vang danh toàn thế giới. Những nhân vật quan trọng khác của chủ nghĩa hiện thực Nga là Ivan Goncharov, Mikhail Saltykov-Shchedrin và Nikolai Leskov. Trong nửa thứ hai của thế kỷ 19, Antov Chekhov là tác giả xuất chúng trong mảng truyện ngắn và trở thành kịch tác gia hàng đầu.
Đầu thế kỷ 20 được coi là Thời kỳ Bach kim của của thơ ca Nga. Những nhà thơ gắn liền nhất với thời kỳ này là Konstantin Balmont, Valery Bryusov, Alexander Blok, Anna Akhmatova, Nikolay Gumilyov, Sergei Yesenin, Vladimir Mayakovsky và Marina Tsvetaeva. Thời kỳ Bạch kim cũng sản sinh ra những tiểu thuyết gia và nhà văn truyện ngắn hàng đầu như Aleksandr Kuprin, nhà văn được trao giải Nobel – Ivan Bunin, Leonid Andreyev, Fyodor Sologub, Yevgeny Zamyatin, Andrei Bely và Maxim Gorky.
Sau Cách mạng 1917, văn học Nga chia ra làm hai nhánh: văn học Xô viết và văn học của dân “trắng” di cư (dân “trắng” ám chỉ những người không ủng hộ chính quyền Xô viết). Chính quyền Liên bang Xô viết, trong khi nỗ lực xóa bỏ được nạn mù chữ và phát triển nền công nghiệp in ấn sách, lại tăng cường kiểm duyệt ý thức hệ. Thập niên 1930, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa trở thành xu hướng chủ đạo ở nước Nga. Các nhân vật dẫn đầu và xây dựng nên nền tảng của xu hướng này là Nikolay Ostrovsky, Alexander Fadeyev cùng một số nhà văn khác. Một số nhà văn như Mikhail Bulgakov, Andrei Platonov và Daniil Kharms bị phê bình, đến mức rất ít hoặc hoàn toàn không có cơ hội được xuất bản. Nhiều tác giả di cư, như các nhà thơ Vladislav Khodasevich, Georgy Ivanov and Vyacheslav Ivanov; tiểu thuyết gia Gaito Gazdanov, Vladimir Nabokov và Bunin, tiếp tục sáng tác tại nơi đất khách quê người. Một số nhà văn dám đứng lên chống lại ý thức hệ Xô viết, chẳng hạn như tiểu thuyết gia được trao giải Nobel Aleksandr Solzhenitsyn và Varlam Shalamov, họ viết về cuộc sống trong trại cải tạo gulag. Thời kỳ tan băng Khrushchev, mang tới làn gió mới cho văn học và thơ ca, nhanh chóng trở thành hiện tượng văn hóa đại chúng. Tuy nhiên thời này không kéo dài lâu. Vào thập niên 1970, một số tác giả tiêu biểu bậc nhất bị cấm xuất bản và bị khởi tố vì có tư tưởng chống chính quyền Xô viết.
Cuối thế kỷ 20 là thời kỳ khó khăn đối với văn học Nga, với rất ít tiếng nói nổi bật. Trong số nhưng tác giả được nhắc đến nhiều nhất trong thời kỳ này có Victor Pelevin, khá nổi tiếng với thể loại truyện vắn và tiểu thuyết; tiểu thuyết gia và kịch tác gia Vladimir Sorokin và nhà thơ Dmitri Prigov. Sang thế kỷ 21, một thế hệ tác giả Nga mới xuất hiện, cực kỳ khác biệt với các nhà văn Nga hậu hiện đại hồi cuối thế kỷ 20, họ khiến cho giới phê bình phải thảo luận về “chủ nghĩa hiện thực mới”.
Các tác giả Nga có những đóng góp vô cùng lớn cho rất nhiều thể loại văn học. Nước Nga có năm người được trao giải Nobel văn học. Vào năm 2011, Nga là nơi phát hành sách lớn thứ tư trên thế giới, tính theo số lượng tựa sách được xuất bản[1]. Một câu nói phổ biến gọi Nga là “quốc gia đọc sách nhiều nhất thế giới”.
3.Văn học Nga thế kỉ XIX chứa đựng những tư tưởng tiên tiến của thời đại. Ðó là lòng yêu nước nhiệt thành, khát vọng tự do, dân chủ, tinh thần nhân đạo cao cả; tư tưởng phê phán, tố cáo xã hội sâu sắc. Chính những tư tưởng này đã tạo nên tầm vóc thế giới cho văn học Nga. Gorki viết Văn học Nga mãnh liệt vì có chủ nghĩa dân chủ, khát vọng say sưa mong muốn giải quyết những nhiệm vụ của đời sống xã hội, vì nó truyền bá tinh thần nhân đạo, vì nó có những bài ca ca ngợi tự do, quan tâm sâu sắc đến đời sống nhân dân, bộc lộ thái độ thuần khiết đối với phụ nữ…(2) Chúng ta có thể bắt gặp những tư tưởng tiên tiến này ở các nhà văn Nga và trong hầu hết tác phẩm của họ.
Ở Nga, các nhà văn luôn được nhân dân kính yêu quí trọng. Nhân dân gọi họ là nhà tư tưởng , lãnh tụ, thầy giáo, người bảo vệ nhân dân bởi vì họ là những người sẵn sàng tuẫn đạo, sẵn sàng hi sinh vì nhân dân, vì đất nước, vì sự nghiệp cao cả của nhân dân.
Nước Nga thế kỉ XIX tiếp tục ghi thêm nhiều tên tuổi trên tấm bia tưởng niệm các nhà văn đã hi sinh vì sự nghiệp thiêng liêng. Rưlêep hi sinh dưới giá treo cổ. Gribôeđôp, Puskin, Lecmôntôp bị đày ải và sát hại. Secnưsepxki bị sỉ nhục và đày đi Xibiri. Gôgôn, Ðôxtôiepxki trải qua những cơn khủng hoảng tinh thần. Uxpenxki mắc bệnh tâm thần. Bêlinxki, Nhêcraxôp, Sêkhôp chết vì nghèo túng và bệnh tật. Tônxtôi bị nguyền rủa là kẻ dị giáo và phản chúa. Nhưng tất cả những bi kịch khủng khiếp đó không làm cho nhà văn xa rời nhân dân mà càng làm cho họ thêm gắn bó với phong trào cách mạng, với nhân dân, với nước Nga thân yêu của mình.
6.Văn học Nga thế kỉ XIX có những cống hiến to lớn và ảnh hưởng sâu rộng đối với nền văn học thế giới. Những tác phẩm của nền văn học Nga được bạn đọc phương Ðông và phương Tây hết sức hâm mộ và yêu thích. Chính những tác phẩm này đã làm rung động hàng triệu trái tim con người trên toàn thế giới. Nó được dịch ra rất nhiều thứ tiếng như Anh, Pháp, Mĩ, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam… và có mặt ở hầu hết các tủ sách gia đình, các thư viên lớn nhỏ.
Những cống hiến của văn học Nga thế kỉ XIX về tiểu thuyết, về văn xuôi, về nghệ thuật miêu tả phân tích tâm lí nhân vật, về việc xây dựng những nhân vật tích cực, về phương pháp sáng tác… đã góp phần làm phong phú thêm nền văn học thế giới cả về sáng tác lẫn lí luận phê bình.
Thứ nhất, họ xuất thân từ những gia đình quý tộc, quyền quý và giàu có; họ có trình độ văn hóa cao, biết nhiều ngoại ngữ, hội họa, âm nhạc, khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Thứ hai, những nhà văn Nga ngoài việc viết văn, làm nghề văn, họ còn là những sĩ quan, thầy giáo, thầy thuốc, viên chức làm việc trong các công sở của chính quyền Nga hoàng. Thứ ba, các nhà văn Nga thường đi nhiều, tiếp xúc nhiều, trải nghiệm nhiều và được tôi luyện trong thực tế cho nên họ có cuộc sống phong phú. Ðiều đó giúp nhiều cho sáng tác. Thứ tư, trong số các nhà văn Nga, có nhiều người đã tham gia các hoạt động chính trị đấu tranh cách mạng và đã bị bắt, bị đày ải và sát hại như Rưlêep, Raepxki, Kiukhenbeke, Bextugiep, Ôđôepxki…
Trước thế kỉ XIX, đội ngũ các nhà văn Nga thưa thớt và không có gì đáng kể, nhưng đến thế kỉ XIX đội ngũ các nhà văn Nga đột ngột tăng nhanh về số lượng lẫn chất lượng, đặc biệt là có nhiều tên tuổi đã trở thành những nhà văn thế giới như Puskin, Ðôxtôiepxki, Tuôcghênhep, Tônxtôi, Sêkhôp…
Mời các bạn đón đọc Tiểu Thuyết Hiện Thực Nga Thế Kỷ XIX của tác giả Trần Thị Phương Phương.