Tiểu Luận Về Dân Bắc Kỳ – Gustave Dumoutier & Vũ Lưu Xuân (dịch) full mobi pdf epub azw3 [Biên Khảo]

Tiểu Luận Về Dân Bắc Kỳ – Gustave Dumoutier & Vũ Lưu Xuân (dịch) full mobi pdf epub azw3 [Biên Khảo]

Tác giả:
Thể Loại: Review sách
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn
PDFĐỌC ONLINE

Tiểu Luận Về Dân Bắc Kỳ là một công trình nghiên cứu đồ sộ về đời sống của người miền Bắc cách đây hơn 100 năm. Những tưởng người mình thì sẽ rất am hiểu mình, nhưng qua mỗi trong trang sách, những nét lạ lẫm về văn hóa của người Việt xưa lại khiến bạn đọc không thể ngừng tò mò, tự hỏi đời sống sinh hoạt của ông bà ta đã diễn ra như thế nào.

Từ tục ăn đất, khao lệ làng, lấy vợ, sinh đẻ, ma chay, độc giả sẽ đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác về cách mà cũng chính trên mảnh đất này, tổ tiên chúng ta có một đời sống vật chất và tinh thần thật khác lạ. Họ nghĩ gì về cái chết; chức năng tâm linh của thầy phù thủy là gì; tại sao “khi sinh đẻ khó khăn, ông chồng phải trút hết quần áo, chỉ đóng khố, trèo lên mái ngói và tụt xuống bên kia”.

Là một học giả với tài năng quan sát tỉ mỉ, cuốn sách của nhà Việt Nam học người Pháp Gustave Dumoutier là một tài liệu vô cùng giá trị với những ai muốn hiểu thêm về phong tục tập quán của dân ta cuối thế kỷ 19.

Với các chương sách trải dài từ Xã hội; Gia đình; Trò chơi, thói quen, nghề nghiệp; Thực phẩm; Thầy lang và cửa hàng thuốc nam; Mê tín, những trang viết sinh động này sẽ giúp người Việt có cái nhìn sâu sắc hơn về chính nguồn cội của mình.

***

Gustave Dumoutier là nhà Việt Nam học người Pháp thuộc thế hệ đầu, đến Hà Nội vào tháng 4 năm 1886 theo lời đề nghị của Tổng trú sứ Paul Bert, qua đời tại Hải Phòng tháng 8 năm 1904, ông đã có những đóng góp quan trọng cho ngành Học chính Bắc kỳ trong một khoảng thời gian rất dài.

Gustave Dumoutier cũng tập trung nghiên cứu về khảo cổ, dân tộc học, tôn giáo, dân gian, văn hóa Việt Nam. Đầu thế kỷ XX, ông là học giả tiên phong thực hiện các nghiên cứu về văn hóa dân gian Việt Nam nhằm góp phần tìm hiểu sâu sắc và tường tận xứ thuộc địa mà người Pháp vừa bình định xong. Sự nghiệp trước tác của ông rất đồ sộ, một trong những tác phẩm nổi tiếng và quan trọng nhất chính là Essais sur les Tonkinois – Tiểu luận về dân Bắc Kỳ.

Tiểu luận về dân Bắc Kỳ đăng lần đầu trên Tạp chí Đông Dương từ 15-3-1907 đến 15-2-1908 dưới dạng các bài viết/ tiểu luận. Vào những ngày sắp mất, trong nỗi cô đơn buồn tẻ tại Đồ Sơn (Hải Phòng), Dumoutier tự tay tập hợp và sắp xếp các bài viết của mình, bố cục các nội dung thành tập di cảo. Năm 1908, Tiểu luận về dân Bắc Kỳ lần đầu được ấn hành tại Nhà in Viễn Đông. Nội dung của cuốn sách gồm sáu chủ đề lớn liên quan tới tổ chức xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán và nếp sống thường nhật của người dân Bắc kỳ cuối thế kỷ thứ XIX: 1) Xã hội: tổ chức làng xã An Nam, việc xét xử, việc quân…; 2) Gia đình: sinh con, cưới hỏi, tang ma…; 3) Trò giải trí và nghề nghiệp: ca kỹ và đào kép, các nghề, chơi bài lá, đưa đò, sơn và dầu sơn, phu trạm…; 4) Thực phẩm: tục ăn đất, cỗ (cúng, làng, đám ma, mừng thọ), nước chấm, tín ngưỡng dân gian liên quan đến bữa ăn…; 5) Y học: thầy lang, hiệu thuốc; 6) Mê tín: phù thủy và bói toán, hậu vận, cốt tướng, diện tướng… Những chủ đề được trình bày tương đối cụ thể theo quan sát, ghi chép và diễn giải của tác giả. Qua đây, độc giả phần nào hình dung được những nét văn hóa, phong tục tập quán, lối sống của người dân Bắc kỳ cuối thế kỷ XIX.

Có thể bạn thích sách  Từ Thế Kỷ X Đến Thế Kỷ XIV - Vũ Duy Mền full mobi pdf epub azw3 [Lịch Sử]

Tiểu luận về dân Bắc Kỳ là sự bổ khuyết cần thiết cho công trình nghiên cứu vốn nổi tiếng về tổ chức hành chính và xã hội Việt Nam của Éliacin Luro, người lập ra Trường Tham biện Hậu bổ Sài Gòn năm 1873; là tài liệu tham khảo của hai học giả Nguyễn Văn Huyên và Đào Duy Anh, khá nhiều tranh ảnh minh họa trong Việt Nam văn hóa sử cương được Đào Duy Anh lấy từ công trình này. Trong Connaissance du Vietnam (Hiểu biết về Việt Nam), hai học giả Pierre Huard và Maurice Durand đã sử dụng một số lượng lớn tranh minh họa từ Tiểu luận về dân Bắc Kỳ. Henri Oger thừa nhận có kế thừa Éliacin Luro, L. Cadière và Gustave Dumoutier…

***
Ban đầu Tiểu luận về dân Bắc kỳ xuất hiện ở dạng các bài viết tiểu luận trên Revue Indo-Chinoise (tạp chí Đông Dương). Sau này, khi những năm tháng cuối đời phải sống trong cảnh cô đơn buồn tẻ ở Đồ Sơn (Hải Phòng), Gustave Dumoutier tự tuyển chọn và sắp xếp lại theo một hệ thống bài bản và tác phẩm từng được nhà in Viễn Đông xuất bản lần đầu tiên vào năm 1908.

Như một sự bổ khuyết cho công trình nghiên cứu nổi tiếng Vùng đất An Nam, nghiên cứu tổ chức chính trị và xã hội của người An Nam của Éliacin Luro (1878), Tiểu luận về dân Bắc kỳ đi sâu vào những vấn đề lớn liên quan tới nếp sống thường nhật của người dân Bắc kỳ cuối thế kỷ 19 về xã hội (tổ chức làng xã, việc xét xử, việc quân); gia đình (sinh con, cưới hỏi, vợ lẽ – nàng hầu, tang ma); trò chơi, thói quen và nghề nghiệp (ca kỹ và đào kép, trò đỏ đen, chơi bài lá, ăn mày, y phục); thực phẩm (tục ăn đất, cỗ cúng, cỗ làng, đám ma, mừng thọ, tín ngưỡng dân gian liên quan đến bữa ăn); y học dân gian (thầy lang, hiệu thuốc); mê tín (thầy phù thủy và bói toán, hậu vận, cốt tướng, diện tướng, giải quẻ).

Có thể bạn thích sách  Thám Tử Đa Nhân Cách - Tajima Shouu & Otsuka Eiji full mobi pdf epub azw3 [Psychological]

Trong sách, câu chuyện thằng mõ làng được miêu tả sống động, thú vị với nhiệm vụ “đi khắp làng trên xóm dưới rao các quyết định của hương hội” và đội tuần phiên (có 12 hoặc 20 người) đóng tại các điếm canh đầu làng để đảm bảo an ninh trật tự. Nhằm gây sự chú ý, mõ làng lấy chiếc dùi gõ trên một dụng cụ phát âm bằng gỗ rỗng ruột, cầm trong lòng bàn tay. Đặc biệt, người đứng đầu tuần phiên được cấp một cái tù và làm bằng sừng trâu phát ra những tiếng khàn khàn ù ù để… báo động. Mỗi tuần đinh trang bị một gậy tầm vông nhọn, có cuốn sợi dây thừng, dùng để trói kẻ trộm và tội phạm.

Thời đó, quân đội An Nam gồm lính vệ và lính cơ. Đội lính vệ là lực lượng binh sĩ tuyển mộ đặc biệt ở các tỉnh từ Bình Thuận tới Nghệ An chỉ phục vụ tại Huế, đặt dưới quyền chỉ huy của một vị quan đô thống của nhà vua. Đội lính vệ gồm 9 sư đoàn, chỉ huy sư đoàn gọi là thống chế, là quan nhất hoặc nhị phẩm. Trung đội do chánh lãnh binh chỉ huy, có một phó lãnh binh phụ tá, rồi tới các cấp: chánh vệ úy, phó vệ úy; chánh quản cơ, phó quản cơ; chánh hiệp quản, phó hiệp quản và cuối cùng là những chỉ huy cấp dưới: chánh đội trưởng, phó đội trưởng, cai, đội và ngũ trưởng. Đội lính cơ có cùng ngạch trật, nhưng có bao nhiêu tỉnh thì có bấy nhiêu lữ đoàn. Mỗi lữ đoàn, tùy theo tầm quan trọng, do đề đốc hay lãnh binh chỉ huy. Việc xét xử, dân An Nam bị đặt dưới nhiều cấp bậc, tuy nhiên hình phạt thì có 5 loại: roi, trượng, khổ sai, biệt xứ và tử hình.

Có thể bạn thích sách  Ăn Gì Không Chết - Sức Mạnh Chữa Lành Của Thực Phẩm - Michael Greger & Gene Stone & Minh Nguyệt (dịch) & Thùy Trang (dịch) full mobi pdf epub azw3 [Sức Khỏe]

Cuốn sách tiết lộ về nhân vật đặc biệt đã đem vào Bắc kỳ nghệ thuật thêu và nghề làm ô, đó là Lê Công Hành. Ông sinh ở làng Thượng Phúc (nay thuộc Hà Nội) – sau này trở thành làng thợ thêu, còn làng Hiến Tương bên cạnh độc quyền nghề làm ô, hiện các phố Hàng Trống, phố Bảo Khánh và phố Nhà Chung có đi qua phần đất này. Gustave Dumoutier miêu tả: “Loại ô dùng trong các buổi lễ bái gọi là lọng, làm bằng một khung tre, bồi giấy có vẽ hình và sơn phết… Lọng vàng dành cho vua, quan lại dùng lọng xanh. Các “tứ trụ triều đình”: thượng thư, đô đốc, tổng đốc, đề đốc và thượng quan nhất, nhị phẩm có quyền đi bốn lọng. Đi hai lọng là tào chánh sứ, án sát sứ và quan tam, tứ phẩm. Các ngũ phẩm: tri phủ, tri huyện chỉ có quyền dùng một lọng. Quan lục, thất phẩm vẫn có lọng nhưng phía trên lọng không có cái chóp. Giới bình dân An Nam không thể sắm lọng, món hàng xa xỉ bị cấm nên đành dùng ô”.

Tiểu luận về dân Bắc kỳ vừa ra mắt với bản dịch và phần hiệu đính rõ ràng của dịch giả Vũ Lưu Xuân, do Omega và NXB Hà Nội ấn hành.
 

Mời các bạn đón đọc Tiểu Luận Về Dân Bắc Kỳ của tác giả Gustave Dumoutier & Vũ Lưu Xuân (dịch).