Tiếng Trung 11 Nâng Cao

Tiếng Trung 11 Nâng Cao

Tác giả:
Thể Loại: Học Ngoại Ngữ
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

LỜI NÓI ĐẦU

Sách giáo khoa Tiếng Trung Quốc 11 nâng cao được biên soạn theo Chương trình THPT nâng cao môn Tiếng Trung Quốc, nhằm phát triển và nâng cao năng lực thực hành tiếng của học sinh đã hoàn thành Chương trình Tiếng Trung Quốc lớp 10 nâng cao.

Sách giáo khoa Tiếng Trung Quốc 11 nâng cao đòi hỏi học sinh nắm vững kiến thức từ vựng, ngữ pháp đã quy định trong chương trình của môn học, biết hệ thống hoá, củng cố kiến thức đã học, từ đó nâng cao trình độ kiến thức ngôn ngữ và văn hoá, năng lực vận dụng kiến thức vào hoạt động lời nói, hoạt động giao tiếp cụ thể.

Quan điểm giao tiếp vẫn được thể hiện nhất quán trong sách giáo khoa Tiếng Trung Quốc 11 nâng cao. Nội dung kiến thức nâng cao về ngôn ngữ, văn hoá, rèn luyện kĩ năng thực hành giao tiếp thông qua nhiều hình thức bài tập rèn luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết gắn với chủ đề đã học. Về phương pháp giảng dạy, giáo viên cần giúp học sinh tổng kết, củng cố, nâng cao kiến thức và kĩ năng, đồng thời hướng dẫn phương pháp tự học, tự tìm tòi, tích luỹ kiến thức.

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cần bám sát nội dung đã được trình bày trong sách giáo khoa, từ đó biên soạn các loại hình để tương ứng. Đồng thời chú ý tới kiểm tra, đánh giá đối tượng học sinh có trình độ tương đối cao, có năng khiếu học tiếng Trung Quốc.

Có thể bạn thích sách  Giải đề thi Toeic 990 - Phần 3

Về bố cục, sách Tiếng Trung Quốc 11 nâng cao gồm 20 bài (trong đó có 15 bài học và 5 bài ôn tập).

Các bài học được cấu tạo như sau :

1. Bài khoá : Các bài khoá được lựa chọn xoay quanh những chủ điểm được quy định trong Chương trình Tiếng Trung Quốc lớp 11 nâng cao, chú ý tích hợp nội dung các chủ để giáo dục, khoa học kĩ thuật, sức khoẻ, vui chơi giải trí,..

2. Từ mới : Nêu phiên âm La-tinh, từ loại và nghĩa của từ mới. Đối với những từ nhiều nghĩa, sách thường chỉ đưa ra nghĩa xuất hiện trong bài. Cuối phần này thường có thêm mục Chú thích để giải thích từ ngữ. hơn ý nghĩa, cách dùng của một số từ ngữ

3. Trọng điểm ngôn ngữ : Mỗi bài thường nếu khoảng 3 đến 5 từ hoặc cấu trúc. Mỗi từ hoặc cấu trúc này được giải thích ngắn gọn về ngữ nghĩa, cấu trúc ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ (khẩu ngữ/bút ngữ), phân biệt cách dùng với những từ đồng nghĩa, gẩn nghĩa ; lưu ý một số từ đa nghĩa với những từ loại khác nhau,…

4. Luyện tập : Phần này đưa ra các loại hình bài tập đa dạng để học sinh luyện tập (bài tập ngôn ngữ, bài tập rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ cơ bản và kĩ năng giao tiếp, bài tập tổng hợp).

5. Bài đọc thêm ở nhà : Là một bài đọc ngắn thường có cùng chủ điểm nội dung với bài khoá. Sách giáo khoa cung cấp từ mới và một số câu hỏi gợi ý để học sinh tự đọc thêm ở nhà.

Có thể bạn thích sách  501 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Về Cách Hoàn Chỉnh Câu Trong Tiếng Anh

Mỗi bài đều có mục Ghi nhớ nhằm tổng kết, hệ thống hoá kiến thức ngôn ngữ trọng tâm và tóm tắt nội dung tư tưởng của bài học.

Các bài ôn tập: Mỗi bài là một hệ thống các bài luyện tập chia làm 3 phần :

1. Trọng điểm ngôn ngữ : Thiết kế các bài tập ôn luyện những điểm ngôn ngữ đã học trong 3 bài học trước đó.

2. Kĩ năng ngôn ngữ : Gồm các bài tập luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.

3. Đề tự trắc nghiệm : Gồm các đề trắc nghiệm để học sinh tự làm, qua đó tự đánh giá mức độ nắm vững kiến thức và vận dụng kiến thức của mình.

Các bài ôn tập trong SGK Tiếng Trung Quốc 11 nâng cao có chú ý tới loại hình bài tập với đáp án mở, đòi hỏi học sinh phải ôn tập toàn bộ kiến thức đã được học.

Ngoài ra, sách có Bảng từ ngữ thống kê lại các từ ngữ đã xuất hiện và được giải thích trong sách để giáo viên và học sinh tiện tra cứu.

Cuối sách có phần Phụ lục cung cấp một số loại hình bài tập trắc nghiệm khách quan chủ yếu để giáo viên và học sinh tham khảo thêm, đồng thời phục vụ quá trình đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá ở trường phổ thông.

CÁC TÁC GIẢ