Tiếng pháp lớp 3

Tiếng pháp lớp 3

Tác giả:
Thể Loại: Tài Liệu Học Tập
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Tiếng Pháp 3 do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức biên soạn theo Chương trình Giáo dục phổ thông môn Tiếng Pháp – Ngoại ngữ 1, được ban hành theo Thông tư số 19/2021/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, dành cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Tiếng Pháp 3 được biên soạn theo đường hướng giao tiếp và hành động, giúp học sinh bước đầu hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Pháp thông qua các hoạt động nghe, nổi, đọc, viết, trong đó ưu tiên nghe và nói.
Tiếng Pháp 3 tạo cơ hội cho các em học sinh được làm quen với một nhóm học sinh Pháp cùng lửa tuổi và khám phá cuộc sống hằng ngày, cuộc sống học đường của các bạn ở Pháp thông qua các đơn vị bài học.
Tiếng Pháp 3 mở ra thế giới Pháp ngữ, cho phép các em khám phá văn hoá của các nước nổi tiếng Pháp, đặc biệt là văn hoa Pháp, đồng thời khuyến khích các em tìm hiểu văn hoá của các nước khác để hiểu thêm văn hoá của đất nước mình.
Tiếng Pháp 3 có 6 đơn vị bài học. Mỗi đơn vị bài học được cấu trúc như sau: – Một trang mở (Page d’ouverture) thông bảo mục tiêu, nhiệm vụ, các dự án phải thực hiện và các hoạt động khởi động;
– Năm trang đôi bài học (Leçon d’apprentissage – mỗi bài học 1 trang đôi);
– Một trang đôi văn hoá (Culture) giới thiệu văn hoá Pháp và các nước nói tiếng Pháp, hướng tới liên văn hoá;
– Một trang đôi luyện tập (Entrainement) giúp học sinh hệ thống hoá các kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng) và kĩ năng giao tiếp đã học;
– Một trang đôi dự án (Prajets) cho phép học sinh huy động các kiến thức, kĩ năng đã học và rèn luyện để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể;
– Một trang đôi tổng kết (Bilan) cho phép đánh giả các nội dung giao tiếp đã được học;
– Một trang tự đánh giá (Auto-évaluation) cho phép học sinh tự đánh giá kết quả học tập theo các mục tiêu đã được thông báo ở trang mở.
Tiếng Pháp 3 kết hợp đánh giá tổng kết và đánh giá quá trình, trong đó ưu tiến đánh giá quá trình, khuyến khích và tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá năng lực và tiến bộ học tập của mình.