Đúng như nhan đề, tác phẩm kinh điển ra đời năm 1984 này là câu chuyện về tiền, những kinh khủng mà tiền gây ra, những tai ương mà tiền mang lại. Nhân vật trung tâm là John Self, kẻ đã sống một đời không tiết chế. Qua lại giữa London và New York, hắn thương thảo hợp đồng, tiêu xài vung tay và thực hiện những thương vụ liều lĩnh trong thế giới phim ảnh, đồng thời quơ cào mọi thứ có thể để thỏa mãn cho khẩu vị vô độ của mình: rượu, thuốc lá, thuốc an thần, văn hóa phẩm đồi trụy, thức ăn nhanh cùng vô số thứ tàn hại sức khỏe. Được kể theo lối độc thoại và gần như không có cốt truyện, tác phẩm vẫn chiếm vị thế nổi bật bởi những phẩm chất không dễ gặp: sắc sảo lộng óc, khôi hài cùng cực và lạc quan sâu sắc.
Martin Amis từng cho rằng thước đo duy nhất để xác định thành công của một nhà văn là họ có còn được đọc sau 50 năm hay không. Đến nay, 33 năm kể từ lần xuất bản đầu tiên, Tiền – Thư tuyệt mệnh vẫn chia sẻ với độc giả những mối quan ngại đương thời sâu xa. Từ thời điểm ra đời, tác phẩm được xếp vào top 100 cuốn tiểu thuyết tiếng Anh hay nhất kể từ năm 1923.
Trong tiểu thuyết Tiền, Jonh Self là kẻ kể chuyện, chính xác là lảm nhảm những câu chuyện trời ơi đất hỡi của hắn với đầy đủ những trạng huống hỉ, nộ, ái, ố… đẩy người đọc vào một vòng tròn vòng vèo, xoay quanh cuộc di chuyển của hắn giữa London và New York.
Trong Tiền, John Self là kẻ theo đuổi đam mê cá nhân với sự quan tâm thấp hoặc không hề có đối với cộng đồng rộng lớn, kéo mình qua một chu kỳ tích lũy, tiêu dùng và cuối cùng là sự thỏa mãn – mô hình hoàn hảo cho một người đàn ông trưởng thành trong thời buổi hàng hóa.
Bản thân John Self là một người đàn ông được nuôi nấng trên nền văn hóa tiêu dùng, với những câu chuyện nhảy từ ý nghĩ này sang ý nghĩ khác một cách vô tội vạ, và anh ta dường như chính là kẻ có cách sống không có hệ tư tưởng nào.
Tiền là một cuốn sách châm biếm bậc thầy ở mọi thời đại, một cuốn sách hài hước tột bậc, thô tục khôn cùng, lấy cảm hứng từ một nghiên cứu tăm tối về sự cám dỗ của đồng tiền, với đầy những tham lam và phá hoại.
Amis sở hữu một sự tinh tế thầm kín về ngôn ngữ. Thể hiện sự hâm mộ Nabokov một cách đầy tự tin, Amis chào Nabokov bằng một hệ thống tường thuật sự méo mó vô cùng đồ sộ và tinh xảo được tính toán rành mạch, thể hiện được phong cách làm chủ, đối thoại sắc bén và mạch lạc về ý nghĩa.
Một cuốn sách đến hôm nay vẫn mang đậm hơi thở của thời đại, trong sự xoay sở trở mình vì tiền, loanh quanh những mối bận tâm vì tiền, sống chết vì tiền. Một cuốn sách vừa bủa vây, vừa thức tỉnh con người bởi vô vàn những lẫn lộn giữa thật giả xấu tốt.
Tiền thành công không chỉ bởi đã tạo nên được một không khí xã hội luôn trong trạng thái thời thượng, mà hơn thế, Tiền còn giúp độc giả được thưởng thức một cuộc giao hoan chữ nghĩa, như một mê cung, để thỏa sức khám phá, để liên tục trải qua những cuộc sung sướng choáng ngợp mà chiêm ngưỡng tài năng của một bậc thầy ngôn ngữ.
Nếu bạn yêu thích Nabokov, yêu thích dòng văn chương hậu hiện đại phá bỏ mọi nguyên lý cơ bản về câu chuyện, chấp nhận dấn thân vào một cuộc chơi đầy thách thức của từ ngữ, thì Tiền là cuốn sách không thể bỏ qua.
***
Martin Amis là một tiểu thuyết gia, nhà tiểu luận, người viết hồi ký và nhà biên kịch người Anh. Tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông là Tiền và Cánh đồng Luân Đôn. Ông đã nhận được Giải thưởng Tưởng niệm Đen James Tait cho Trải nghiệm hồi ký của mình và đã được liệt kê cho Giải thưởng Booker hai lần.
Nhà văn Martin Amis, giống như Dostoevsky, quan tâm nhiều đến cách các nhân vật của ông nhìn thế giới như thế nào. Trong dòng chảy này, câu chuyện của Self phản ánh niêm tin của chính mình. John Self là cơ hội để tác giả tạo ra một cuộc đối thoại đa cấp với các quan điểm ý thức hệ khác nhau, được thể hiện trong chính độc thoại của nhân vật, hoặc giữa các cuộc đối thoại giữa các nhân vật.
Mời các bạn đón đọc Tiền – Thư Tuyệt Mệnh của tác giả Martin Amis.