Cimballi, chàng triệu phú 26 tuổi, góa vợ, một con trai, tốt bụng và ham chơi, một hôm bỗng điên rồ nảy ra ý định “tậu” một sòng bạc ở Mỹ để cuộc đời được có thêm phần vui vẻ, bởi vì cái sòng bạc này “…có thể tiếp đón cùng lúc Ba mươi ngàn khách chơi, tổng vốn đầu tư là Năm trăm triệu đô la và …lãi đồng niên trông rõ được là Một trăm triệu đô la”.
Vậy thì vui quá rồi. Song, cả tiền lẫn niềm tin đều chưa tìm thấy thì đã thấy chàng Cimballi; nào lồng lên như ngựa vía khắp các châu lục trên trái đất, từ Mỹ sang Âu, Á, Phi rồi lại ngược từ Phi, Á, Âu về Mỹ; nào suýt phá sản; nào hơn thế, suýt bỏ mạng cùng hai đứa con – một đẻ một nuôi, trong đường hầm bên dưới sòng bạc của chính chàng.
Bạn đọc sẽ ngạc nhiên và có thể, kinh hoàng, khi đi tới tận cùng của “Sòng Bạc”.
Sòng Bạc là tập thứ 3 của series tiểu thuyết Tiền của tác giả Paul Loup Sulitzer. Bộ Tiền gồm có:
Tác giả Paul L. Sulitzer trước khi trở thành nhà văn đã là một chuyên gia kinh tế, tham vấn cho nhiều công ty lớn. Nhờ thế ông đã có thể đi sâu vào gan ruột “giới làm ăn”, nắm được tối đa những lắt léo, những bí mật mà chỉ người trong cuộc mới biết.
Có lẽ đó là lý do chủ yếu khiến “Tiền!…” có sức hấp dẫn lạ lùng của một cuốn truyện trinh thám. Nhưng khác với loại truyện ấy, vẫn là một cuốn tiểu thuyết tâm lý xã hội, một bức tranh thu nhỏ của thời hiện đại, với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, của tốc độ chuyển dịch, sức mạnh ma quái của đồng tiền, với lý tưởng, tình yêu, hạnh phúc, và khổ đau của con người…
Ngày 18 tháng 7 năm 1976, một chiếc taxi đưa tôi đến một cao ốc ở Phố 65 Đông, tại Manhattan, New York, lúc đó là tám giờ tối, hơn kém khoảng một hay hai phút gì đó.
– Tôi tên là Franz Cimballi. Ông Olliphan chờ tôi.
Người bảo vệ có mang súng, tra một bảng danh sách để trên bàn làm việc nhìn chòng chọc vào mặt tôi, rồi gật đầu. Tôi đi về phía thang máy, anh ta gọi giật tôi lại, nói:
– Tầng lầu của ông Olliphan có thang máy riêng.
Anh ta đến gần tôi, đưa tôi đến trước mặt cái cửa bằng gỗ sồi đánh si, kỳ lạ là không có một quả đấm cửa hay bất cứ một thiết bị mở nào.
– Xin mời ông nhìn vào chiếc camera này.
Tôi phải ngẩng đầu và con mắt độc nhỡn của chiếc ống kính nhìn xuống tôi. Tôi gửi cho nó một nụ cười quyến rũ mà tôi có bí quyết. Mười giây, cái cửa không có khóa lặng lẽ quay, mở vào một thứ phòng khách của phụ nữ, căng bằng lụa mộc, có kê ở hai bên một chiếc tủ đứng kiểu Louis XVI, hai chiếc ghế fauteuil kiểu Adam, lưng ghế có phù hiệu. Tôi bước vào, cánh cửa đóng lại sau lưng tôi. Tôi không hề cảm thấy chiếc cabin khởi động, và cũng chẳng cảm thấy chấn động nhẹ nào báo hiệu đã lên đến nơi. Một cánh cửa mở ra, gác lầu thứ 64 trên cao, một người quản gia người Porto Rico thản nhiên đỡ chiếc áo choàng của tôi.
– Xin mời ông đi lối này, thưa ông Cimballi.
Nếu cứ xét theo cái thang, bằng gỗ mun rất hẹp đưa tôi lên một căn phòng có lẽ là căn gác cuối cùng của cao ốc này, thì tầng lầu này phải là song lập. Người mời tôi dùng bữa tối đang chờ tôi ở đầu một dãy hành lang hoàn toàn ốp gỗ, dẫn vào một phòng đọc sách cũng hoàn toàn ốp gỗ như vậy. Khi tôi bước vào, ông cất chiếc vĩ cầm vào hộp, và tôi có thể đoán chắc rằng chỉ riêng một cây đàn này thôi, ít nhất cũng bằng giá của cả tầng lầu song lập này và những gì nó chứa bên trong. Đó là một người đàn ông trạc năm mươi tuổi, cao lớn, mảnh mai, rất đẹp, rất lịch sự! Hai thái dương tóc điểm bạc, da mặt rám nắng, đôi mắt xanh cháy bỏng thông minh. Tên ông ta là James Montague Olliphan. Chính ông là người đứng làm trung gian để bán cho tôi khách sạn “Con Voi Trắng”.
– Ông dùng một chút rượu thưa ông Cimballi?
…
Mời các bạn đón đọc Tiền 3: Sòng Bạc của tác giả Paul Loup Sulitzer.